Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2

Nhóm luận văn chuyên ngành Luật: Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Viết Thái (năm 2013); Quan hệ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, Luận văn tốt nghiệp của Lê Thạch Hương (năm 2008); Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn, Khóa luận tốt nghiệp của Hồ Thị Nga (năm 2007)…

Tóm lại, cho đến nay mới chỉ có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề cấp dưỡng nói chung hoặc hậu quả pháp lý của ly hôn nói chung, chưa có một công trình nghiên cứu riêng về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn cho luận văn thạc sĩ của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về quan hệ cấp dưỡng, từ đó đi sâu vào phân tích các trường hợp cần cấp dưỡng khi ly hôn.

- Đánh giá việc áp dụng pháp luật về cấp dưỡng trong quá trình giải quyết ly hôn.

- Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng chỉ ra được những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong công tác xét xử của toà án để đề xuất những kiến nghị, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và quyền, lợi chính đáng của vợ chồng, các con khi ly hôn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn.

- Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn qua thực tiễn công tác xét xử của toà án.

Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2

- Đánh giá hiệu quả của việc xét xử tại toà án về giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn, phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật khi xét xử tại toà án và đề xuất các kiến nghị cần thiết.

4. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua các Bản án của Tòa án.

5. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và một số văn bản khác có liên quan về cấp dưỡng khi ly hôn. Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại toà án qua các vụ án cụ thể trong thời gian từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay. Đề tài chỉ nghiên cứu về mặt nội dung của vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn, không đi sâu xem xét nghĩa vụ thi hành án cấp dưỡng và đưa ra một số biện pháp để đảm bảo hiệu quả của Bản án cấp dưỡng trên thực tế.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô hình hoá và đồng thời nghiên cứu những báo cáo công tác xét xử của toà án, các bản án của toà án giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn, các bài viết, tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu.

7. Dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài

Đề tài chú trọng nghiên cứu làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn, đồng thời, đánh giá việc áp dụng pháp luật về vấn đề này qua công tác xét xử của tòa án từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay. Qua đó phát hiện những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số kiến nghị có cơ sở để giải quyết những vướng mắc, bất cập đó cũng như các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn để việc giải quyết vấn đề này khi ly hôn một cách có hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo được quyền, lợi ích trước hết của trẻ em và của vợ chồng.

8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.

Chương 1. Những vấn đề lý luận về cấp dưỡng sau ly hôn.

Chương 2. Nội dung pháp luật Việt Nam hiện nay về cấp dưỡng sau ly hôn.

Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn và một số giải pháp tăng cường hiệu quả pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn ở Việt Nam hiện nay.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN


1.1. Khái niệm cấp dưỡng và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng

Cấp dưỡng là một thuật ngữ thể hiện việc một người chu cấp tiền bạc hoặc tài sản cho người có nhu cầu được nuôi dưỡng trên cơ sở giữa họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi tình cảm gia đình. Do đó, quan hệ cấp dưỡng là quan hệ đặc trưng của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay, vấn đề hôn nhân và gia đình luôn là mối quan tâm Đảng và Nhà nước ta. Nhiều văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về gia đình đã được ban hành trong những năm qua: Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 cũng như trong các văn kiện của Đảng về chính sách xã hội đã nhấn mạnh đến vai trò của gia đình như là tế bào của xã hội và là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam. Quan điểm và chính sách này của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hóa thành các quy định pháp luật, Điều 64 - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 1992) - văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” [19, Điều 64]. Để cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, nhằm đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, phát huy truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình như Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 41 - Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.

Gia đình là môt

hình thứ c tổ chứ c đời sống côn

g đồ ng của con người ,

môt

thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù , đươc

hình thành, tồn taị và phát triển

trên cơ sở của quan hê ̣hôn nhân, quan hê ̣huyết thống, quan hê ̣nuôi dưỡng và giáo dục. Chính vì vậy mà giữa các thành viên trong gia đình luôn có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm đối với nhau. Để đảm bảo cho gia đình tồn tại và phát triển thì các thành viên trong gia đình phải quan tâm,

chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Khi Nhà nước và pháp luật xuất hiện, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền. Sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình không chỉ là nhu cầu về đạo đức, mà còn là nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng.

Như vậy, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt, cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng như khi họ phải đi công tác xa, bị bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù… Để đảm bảo cuộc sống bình thường của người được nuôi dưỡng, trong những trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra.

Khái niệm cấp dưỡng không thay đổi từ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Khoản 11- Điều 8 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, khoản 24 – Điều 3 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Từ quy định trên có thể hiểu: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên,

là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.

Đây là định nghĩa chính thức đầu tiên được ghi nhận trong đạo luật. Mặc dù, ở nước ta quan hệ cấp dưỡng đã được đề cập đến từ khá lâu, từ thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc đến khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời với các quy định về cấp dưỡng ngày càng cụ thể hơn, đa dạng hơn nhưng vẫn còn mang tính chung chung, khái quát. Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, 2014 đã khắc phục được hạn chế này và là một bước tiến dài trong quá trình bổ sung, hoàn thiện chế định cấp dưỡng cả về cơ sở pháp lý và lý luận. Trước hết phải nói đến việc lần đầu tiên đưa ra khái niệm cấp dưỡng và sau đó là dành một chương riêng để quy định về các vấn đề liên qua đến cấp dưỡng. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước ta và cho thấy tầm quan trọng của chế định này trong cuộc sống. Khái niệm về cấp dưỡng đã nêu được những nội dung chủ yếu của quan hệ cấp dưỡng như: đối tượng được cấp dưỡng, điều kiện cấp dưỡng, mục đích của việc cấp dưỡng… Có thể nói đây là định nghĩa khá bao quát về cấp dưỡng dưới góc độ pháp lý.

Từ khái niệm cấp dưỡng có thể thấy quan hệ cấp dưỡng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn với nhân thân của mỗi bên trong quan hệ cấp dưỡng. Điều đó thể hiện ở chỗ: người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng. Đây là quan hệ tài sản gắn liền với nhân thân của các bên trong quan hệ cấp dưỡng (bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng), vì vậy nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ không được chuyển giao cho người khác mà phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phải được thực hiện cho người có quyền được cấp dưỡng. Điều này đã được quy định tại

khoản 1 - Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và khoản 1 - Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác” [24, Điều 107]. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được phát sinh khi các chủ thể trong quan hệ thỏa mãn những điều kiện nhất định. Khi nghĩa vụ này xuất hiện, người phải cấp dưỡng hay thậm chí người được cấp dưỡng không được đơn phương hoặc thỏa thuận việc thay thế nghĩa vụ cấp dưỡng bằng nghĩa vụ khác. Có nghĩa là bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể cam kết sẽ dung nghĩa vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng như là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm; hoặc cũng không thể sử dụng chúng làm cơ sở đảm bảo cho những nghĩa vụ khác, đồng thời chủ thể trên cũng không thể chuyển giao nghĩa vụ này cho bất cứ ai. Nếu như một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác thì phải tự mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng của mình cho bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay cho mình, ngay cả người được cấp dưỡng cũng không được chuyển giao quyền của mình cho người khác vì nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân than của chủ thể trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Tính không thể chuyển giao và tính không thể thay thế của nghĩa vụ cấp dưỡng đã được ghi nhận tại Điều 381, 379 – Bộ luật Dân sự năm 2005 về việc không thể chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng bằng việc thay thế nghĩa vụ khác và không thể bù trừ nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ bù trừ là nghĩa vụ cấp dưỡng. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ những trường hợp sau đây: a. Quyền cấp dưỡng, quyền bồi thường thiệt hại…” [21, Điều 309].

- Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2000 quy định “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ chồng theo quy định của Luật này” [20, Điều 50, Khoản 1]. Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã xác định rõ phạm vi chủ thể của quan hệ cấp dưỡng đó là cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm chủ thể của quan hệ cấp dưỡng đó là giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột tại Khoản 1 – Điều 107. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 mới chỉ quy định việc cấp dưỡng giữa những người có quan hệ đương nhiên về pháp luật, trong khi đó tập quán và truyền thống văn hóa, đạo đức của gia đình Việt Nam thường đề cao trách nhiệm của những người có quan hệ thân thích với nhau theo quan điểm: “sểnh cha còn chú, sểnh mẹ bú dì”. Đây là một điểm mới phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, đó là truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta và thực tiễn cuộc sống. Chính từ đặc điểm này mà quan hệ cấp dưỡng thường hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở đạo đức và quan hệ ruột thịt giữa con người với nhau theo phong tục, tập quán. Sau đó quan hệ cấp dưỡng mới được điểu chỉnh bởi quy phạm pháp luật và trở thành quan hệ pháp luật.

- Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản song không mang tính đền bù ngang giá. Do yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể, nên nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài sản đã cấp dưỡng, không đòi hỏi người cấp dưỡng sẽ phải hoàn lại một số tiền tương ứng. Mặt khác, không phải lúc nào nghĩa vụ cấp dưỡng cũng đặt ra, chỉ trong trường hợp nhất định và với điều kiện nhất định, nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh. Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương đương, không có tính tuyệt đối và không diễn ra đồng thời. Ví dụ: cha mẹ phải cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên nhưng con chỉ phải cấp dưỡng cho cha mẹ khi con đã thành niên và có khả năng lao động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023