Khái Niệm, Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Của Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn

- Nghĩa vụ cấp dưỡng vừa mang tính đạo lý, vừa mang tính pháp lý được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các biện pháp cưỡng chế thi hành. Bởi lẽ, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng (giữa cha mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà với các cháu; giữa vợ chồng…). Giữa các thành viên trong gia đình luôn có mối quan hệ tình cảm khăng khít, khó tách rời. Khi các thành viên trong gia đình không thể trực tiếp quan tâm, chăm sóc nhau, thì họ thực hiện nghĩa vụ này thông qua việc cấp dưỡng. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuất phát từ lương tâm, đạo đức và dư luận xã hội. Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng của mình lúc này biện pháp cưỡng chế mới đặt ra. Đồng thời, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ cấp dưỡng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định vấn đề cấp dưỡng như một chế định quan trọng cần thiết để điểu chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình.

- Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ phái sinh, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất định, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ thì lúc đó quan hệ cấp dưỡng mới xuất hiện. Khi đó nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu cần thiết cho cuộc sống của người được cấp dưỡng.

1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấp dưỡng sau ly hôn

Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh từ rất sớm trong xã hội có giai cấp. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu của quan hệ hôn nhân. Khi đời sống tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình sâu sắc, mục đích hôn nhân không

đạt được thì vấn đề ly hôn được đặt ra nhằm giải phóng cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình thoát khỏi những xung đột, bế tắc trong đời sống chung. Vì khi hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa thì mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không còn tốt đẹp như trước thì ly hôn là tất yếu xảy ra.

Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng không có nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy mà bằng pháp luật. Bởi trong quan hệ hôn nhân không chỉ có lợi ích riêng của vợ chồng mà còn có lợi ích của Nhà nước và xã hội thể hiện qua những chức năng cơ bản của gia đình – tế bào của xã hội và lợi ích của con cái – thành viên của gia đình và của xã hội. Như vậy, Nhà nước bằng việc quy định những điều kiện để cho phép vợ chồng ly hôn, đặt ra những căn cứ để giải quyết ly hôn, từ đó Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào những quy định, căn cứ đó để công nhận hoặc quyết định ly hôn. Bằng những hoạt động này, Nhà nước kiểm soát việc ly hôn, tránh tình trạng ly hôn tùy tiện nhằm đảm bảo lợi ích của gia đình và không ảnh hưởng tới chức năng của gia đình là tế bào của xã hội.

Hơn nữa, trong những năm gần đây, cuộc sống ngày càng đa dạng, phát triển, hiện đại, kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày càng cao trong cả đời sống vật chất và tình cảm, yêu cầu của mỗi người đối với người khác, đặc biệt là đối vợ hoặc chồng có sự khác biệt rất lớn đối với quan niệm của con người thời xưa. Hiện nay, quan niệm về bình đẳng giới dần được công nhận

và là một phần của cuộc sống thường ngày, quan niệm “phu xướng phụ tùy” không còn quá chi phối trong mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy, khi xung đột gia đình xảy ra, tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn được thì ly hôn là tất yếu xảy ra.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền ly hôn đã được khẳng định trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất đó là Hiến pháp, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn , ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” [23, Điều 36]. Khái niệm ly hôn được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân

do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng” [20, Điều 8, Khoản 8]. Khoản 14, Điều 3 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đưa ra khái niệm ly hôn như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” [24, Điều 3]. Về bản chất hai khái niệm này là giống nhau, đều khẳng định việc ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của vợ, chồng và được pháp luật công nhận việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thể hiện qua bản án, quyết định của Tòa án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Việc ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng tất yếu sẽ kéo theo những hậu quả pháp lý cần được thỏa thuận hoặc Tòa án giải quyết. Những hậu quả pháp lý đó là những nội dung cần được giải quyết khi chấm dứt hôn nhân liên quan đến quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của vợ và chồng, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái… Xuất phát từ lợi ích của gia đình, quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng, các con, sự ổn định của các quan hệ hôn nhân và gia đình, việc quy định bằng pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn giúp Tòa án nhân dân các cấp có đủ cơ sở pháp lý để điều tra, tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới những

mâu thuẫn vợ chồng, tâm tư, tình cảm của người trong cuộc để có thể giải quyết ly hôn chính xác đảm bảo quyền lợi của các bên, của gia đình và xã hội.

Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 3

Nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những hậu quả pháp lý của việc ly hôn liên quan đến quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ tài sản giữa vợ cũ với chồng cũ.

Như vậy, từ khái niệm cấp dưỡng nói chung, ta có thể hiểu cấp dưỡng sau ly hôn như sau: Cấp dưỡng sau ly hôn là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn mà gặp khó khăn, túng thiếu hoặc của con chưa thành niên, đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không sống chung với cha hoặc mẹ khi cha mẹ ly hôn.

Là một trường hợp của quan hệ cấp dưỡng nói chung nên cấp dưỡng sau ly hôn cũng có những đặc điểm cơ bản của quan hệ cấp dưỡng nói chung như:

- Là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn với nhân thân của mỗi bên trong quan hệ cấp dưỡng, nên nó là nghĩa vụ không được chuyển giao cho người khác mà phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phải được thực hiện cho người có quyền được cấp dưỡng.

- Là quan hệ tài sản song không mang tính đền bù ngang giá.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn vừa mang tính đạo lý, vừa mang tính pháp lý được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các biện pháp cưỡng chế thi hành.

- Là một quan hệ phái sinh, chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất định.

Luật Hôn nhân và gia đình nhằm mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Các quy định của luật có tác dụng phòng ngừa và xử lý

những tình huống khủng hoảng và bi kịch của đời sống gia đình, đặc biệt khi ly hôn. Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình góp phần quan trọng về việc củng cố bền vững của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội. Việc cấp dưỡng mang tính chất tương trợ giữa các thành viên trong gia đình. Đây là một hoạt động được khuyến khích thực hiện không chỉ đối với các thành viên trong gia đình mà nhà nước và xã hội khuyến khích các tổ chức, các nhân có hoàn cảnh đặc biệt túng thiếu. Chế định cấp dưỡng nói chung thể hiện một giá trị tốt đẹp về tình cảm gắn bó, đoàn kết, yêu thương nhau trong gia đình, thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Chế định cấp dưỡng mang ý nghĩa tạo nên một sự ổn định đời sống, sự yêu thương, đoàn kết của mọi người quan tâm lẫn nhau và góp phần ổn định xã hội.

Chế định này lại càng cần thiết hơn khi được quy định trong trường hợp cha mẹ ly hôn. Khi cha mẹ ly hôn thì con cái là người bị ảnh hưởng và thiệt thòi về mặt tâm lý tình cảm cũng như sự phát triển bình thường của đứa trẻ, rất nhiều trường hợp dẫn tới đứa trẻ bỏ học, bỏ nhà, phạm tội… Việc đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho con cái có được cuộc sống và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Khi hôn nhân tồn tại, vợ chồng có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn được xác định trên cơ sở quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng đảm bảo cho bên khó khăn, túng thiếu có thể ổn định cuộc sống sau ly hôn. Quy định này thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam cũng như con người Việt Nam “lá lành đùm là rách”.

1.3. Cơ sở xã hội và nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn

1.3.1. Cơ sở xã hội điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn

Ly hôn dẫn đến sự ly tán gia đình, mỗi người mỗi ngả. Cha mẹ chia tay nhau dẫn đến việc các con sẽ không được hưởng sự nuôi dưỡng trực tiếp

của cả hai người. Tuy nhiên, sự ly tán gia đình không làm mất đi sự gắn bó huyết thống giữa các thành viên gia đình và từ đó là quyền của con được cha mẹ tiếp tục nuôi dưỡng hay là quyền và trách nhiệm của vợ, chồng cấp dưỡng lẫn nhau trong trường hợp một trong hai người có nhu cầu cấp dưỡng và bên kia có khả năng.

Chế định cấp dưỡng có ý nghĩa xã hội quan trọng trong việc củng cố chức năng của gia đình, đề cao các giá trị đạo đức truyền thống. Gia đình trong thời kỳ đổi mới ở nước ta có sự đan xen giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. Các chức năng cơ bản của gia đình vẫn là tái sản xuất ra con người, tái sản xuất ra sức lao động thông qua việc nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình đã góp phần củng cố chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng người chưa thành niên, người cao tuổi, người không có khả năng lao động trong gia đình, là cơ sở pháp lý cần thiết để đảm bảo cho con cái được nuôi dạy tốt trong cả những hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn. Chế định cấp dưỡng đã đóng góp đáng kể vào củng cố chức năng xã hội cơ bản của gia đình, giúp cho gia đình hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà xã hội và tự nhiên giao cho mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Chế định cấp dưỡng góp phần củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, các chế định về cấp dưỡng còn là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình trong một cộng đồng trách nhiệm. Khi mà các giá trị đạo đức bị thay đổi thì các quy phạm pháp luật sẽ là dây xích gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

Hơn nữa, khi quy định vấn đề này pháp luật Việt Nam thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đảm bảo quyền con người, quyền phụ nữ và trẻ em. Việc quy định quyền của phụ nữ và trẻ em trong pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với vai trò của nữ giới và trẻ em

trong xã hội, đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ, trẻ em nói riêng. Ở Việt Nam, quyền của phụ nữ, trẻ em thực sự được đề cập đến từ khi nhân dân ta giành được độc lập từ tay thực dân phong kiến, được thể hiện trước tiên qua các bản Hiến pháp các thời kỳ. Tuy nhiên, trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, nên ở mỗi thời kỳ, các quyền công dân nói chung và quyền của phụ nữ, trẻ em nói riêng được thể hiện và phát triển vừa có tính kế thừa vừa có sự đổi mới. Hiện nay, những quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Có thể nói, quyền của phụ nữ Việt Nam được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị, kinh tế và trong đời sống gia đình, thể hiện rõ nhất tại Điều 26, 36 Hiến pháp năm 2013. Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tâm sinh lý, góp phần nuôi dưỡng những mầm non – tương lai của đất nước, thể hiện ở Điều 37 Hiến pháp năm 2013. Một trong những điều luật cụ thể hóa sự ghi nhận hai quyền này trong Hiến pháp đó là việc quy định vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Việc cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng và cấp dưỡng nói chung cho những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình nhằm đảm bảo cho những người đó được phát triển toàn diện, có cuộc sống bình thường ngay cả trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Đặc biệt, trong những năm vừa qua, tình trạng ly hôn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới đang ngày càng gia tăng với những nguyên nhân và lý do rất đa dạng, phức tạp. Các con số được thống kê qua các năm gần đây cho thấy số lượng án ly hôn được giải quyết tăng lên qua các năm. Nếu như trước đây hầu hết các vụ ly hôn đều xảy ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… thì hiện nay, với công cuộc hiện đại

hóa, đô thị hóa nông thôn, tình trạng ly hôn ở các vùng nông thôn đang dần trở nên phổ biến hơn, nhất là những vùng có nhiều người đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, dù tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng nhiều và đa dạng, phức tạp hơn nhưng người dân chưa thực sự tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình cùng với ý thức pháp luật còn kém. Điều này tất yếu kéo theo việc người dân tự do ly hôn nhưng không biết hoặc không tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về ly hôn, dẫn đến không hiểu mình có quyền gì và có nghĩa vụ gì trong quan hệ giữa các bên khi ly hôn. Đây chính là một trong những lý do phát sinh vụ án tranh chấp khi ly hôn. Đặc biệt là tranh chấp về cấp dưỡng, do không tìm hiểu pháp luật nên nhiều người hiểu khi quan hệ vợ chồng chấm dứt là không có bất kỳ nghĩa vụ nào giữa vợ và chồng, thậm chí là nghĩa vụ đối với con cái khi được một bên nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Hơn nữa, các quy định pháp luật về cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình trước đây tuy có quy định nhưng không cụ thể, rõ ràng, chỉ mang tính khái quát làm ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật của các chủ thể trong quan hệ và đối với cả chính những người làm công tác giải quyết xét xử còn lúng túng và áp dụng không đồng bộ. Vì vậy, cần thiết phải có sự quy định rõ ràng, cụ thể của pháp luật về vấn đề cấp dưỡng cũng như những hậu quả pháp lý khi ly hôn tạo hành lang pháp lý cho việc xét xử, giải quyết các tranh chấp, các vấn đề phát sinh khi ly hôn được đồng bộ và đảm bảo nguyên tắc công bằng của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân khi quan hệ này chấm dứt.

Pháp luật Việt Nam cũng đi theo xu hướng chung của pháp luật các nước trên thế giới. Quan hệ cấp dưỡng không chỉ là vấn đề cần thiết trong pháp luật Việt Nam mà nó còn là vấn đề không kém phần quan trọng trong hệ thống pháp luật của các nước phát triển. Ví dụ như trong hệ thống pháp luật của Anh thì chế định cấp dưỡng cũng được quy định khá rõ ràng. Trong Luật Hôn nhân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023