ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ TUYẾT NHUNG
CấP DƯỡNG SAU LY HÔN
THEO PHáP LUậT VIệT NAM HIệN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ TUYẾT NHUNG
CấP DƯỡNG SAU LY HÔN
THEO PHáP LUậT VIệT NAM HIệN NAY
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Tuyết Nhung
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG SAU
LY HÔN 6
1.1. Khái niệm cấp dưỡng và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng 6
1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấp dưỡng sau ly hôn11
1.3. Cơ sở xã hội và nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng
sau ly hôn 15
1.3.1. Cơ sở xã hội điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn 15
1.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn 19
1.4. Lược sử quy định pháp luật về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn 20
1.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 20
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 22
1.4.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 26
Kết luận chương 1 29
Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN 30
2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng 30
2.2. Mức cấp dưỡng 37
2.3. Thời hạn và phương thức thực hiện cấp dưỡng 39
2.4. Thay đổi việc thực hiện cấp dưỡng 43
2.5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn 45
2.6. Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 48
2.7. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 51
Kết luận chương 2 51
Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN
ĐỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN 52
3.1. Nhận xét chung 52
3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng sau ly hôn 55
3.2.1. Về mức cấp dưỡng 55
3.2.2. Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 61
3.2.3. Về thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi con 63
3.2.4. Về tạm ngừng cấp dưỡng 67
3.2.5. Trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của
vợ hoặc con riêng của chồng khi ly hôn 70
3.3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng sau ly hôn 72
3.3.1. Mức cấp dưỡng 72
3.3.2. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con 73
3.3.3. Tạm ngừng cấp dưỡng 74
3.3.4. Trường hợp cấp dưỡng giữa bố dượng hoặc mẹ kế với con riêng
của vợ hoặc chồng 75
3.3.5. Cách tính số tiền bồi thường cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly
hôn mà một người bị tai nạn 76
3.3.6. Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật 78
Kết luận chương 3 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 3.1: | Tổng số án ly hôn được giải quyết từ năm 2008 đến năm 2014 | 52 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Của Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn
- Nội Dung Điều Chỉnh Pháp Luật Về Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy muốn xã hội tốt thì trước tiên và cốt yếu là phải xác lập được một gia đình hạnh phúc. Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hội bình thường nhằm xác lập nên tế bào của xã hội, thì ly hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ. Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Gia đình tan nát, con cái là người gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cùng một lúc của cả cha và mẹ. Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống bình thường của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn được đặt ra là hoàn toàn hợp lý. Hôn nhân tan vỡ, vợ chồng không thể nương tựa, chia sẻ với nhau, theo nguyên tắc quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt theo nhưng quan hệ tài sản trong đó có quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng không hẳn đã chấm dứt, khi một bên vợ hoặc chồng gặp khó khăn, có yêu cầu cấp dưỡng thì người vợ hoặc chồng cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của họ, điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại Tòa án, đã xảy ra không ít trường hợp vợ hoặc chồng bỏ mặc không quan tâm, không cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ cũ khi người chồng hoặc vợ cũ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu hay vợ chồng sau khi ly hôn không quan tâm đến cuộc sống của con cái, bỏ mặc, không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng đối với con. Trước thực tiễn như vậy thì việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn là rất cấp thiết và đáp ứng nhu cầu trực tiếp của các bên, qua đó góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về cấp dưỡng để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên
trong quan hệ cấp dưỡng. Đây chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình. Trong khuôn khổ luận văn, tôi không đề cập một cách cụ thể tất cả vấn đề liên quan đến cấp dưỡng mà chỉ trình bày một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Qua đó đưa ra các phân tích, đánh giá nhằm góp phần xây dựng đề tài khoa học và hoàn thiện pháp luật về vấn đề cấp dưỡng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu pháp luật về Cấp dưỡng sau ly hôn là mảng đề tài khá quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình, tuy nhiên, mới chỉ có một số công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này một cách riêng lẻ, hầu hết mới chỉ nghiên cứu vấn đề này như là một phần của hậu quả pháp lý của ly hôn hoặc là một trường hợp trong vấn đề cấp dưỡng nói chung.
Một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau, đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như sau:
Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, tập 1, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Đinh Thị Mai Phương (2006) Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
Ngoài ra còn một số Giáo trình và Bình luận khoa học về Luật Hôn nhân và gia đình, hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng, ít đề cập đến thực tiễn việc áp dụng và thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề nêu trên.