Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 13

hợp đã ly hôn, các khoản tiền nhuận bút hoặc thù lao về việc cho phép sử dụng đối tượng của sở hữu trí tuệ đó vẫn tiếp tục phải được chia làm hai phần, mỗi bên một nửa và người vợ hoặc chồng dù đã ly hôn vẫn tiếp tục được nhận một phần tài sản này.

- Bổ sung quy định nhằm xác định rõ quyền sở hữu chung của vợ chồng trong trường hợp chia một tài sản mà vợ (chồng) có quyền sở hữu chung theo phần với người khác. Ví dụ, cha chồng có hai con trai. Cha chết để lại một căn nhà. Chồng cùng với em trai có quyền sở hữu chung theo phần đối với căn nhà đó, mỗi người một nửa. Tiến hành phần chia tài sản chung, vợ (chồng) được nhận trọn tài sản với điều kiện trả tiền chênh lệch cho người thứ ba ấy. Tài sản được chia trong trường hợp này là của riêng hay của chung? Về vấn đề này, hiện có ba quan điểm như sau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, trước khi chia, vợ (chồng) chỉ có một phần quyền trừu tượng đối với tài sản chứ không có trọn quyền sở hữu đối với tài sản cụ thể. Bởi vậy, tài sản được chia coi như là tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung. Trong tài sản chung đó phần đóng góp của vợ (chồng), tương ứng với phần quyền sở hữu trước đây đối với tài sản chung, và phần đóng góp này được ghi nhận để tính giá trị phần quyền của vợ (chồng) trong khối tài sản chung được chia sau khi hôn nhân chấm dứt.

- Quan điểm thứ hai cho rằng vợ (chồng) có quyền sở hữu đối với một nửa tài sản; một nửa còn lại được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, một nửa tài sản thuộc khối tài sản riêng, một nửa còn lại thuộc khối tài sản chung

- Quan điểm thứ ba cho rằng việc phân chia chỉ nhằm chấm dứt tình trạng sở hữu chung theo phần, còn quyền sở hữu đối với tài sản được xác lập cho vợ (chồng) kể từ ngày bắt đầu tình trạng sở hữu chung theo phần. Thế thì, tài sản được chia phải là của riêng vợ chồng, thì khối tài sản riêng “nợ” khối tài sản chung số tiền đó và phải thanh toán nợ khi thanh toán và

phân chia tài sản chung.


Theo quan điểm của luận văn, vợ hoặc chồng thực tế đã có quyền sở hữu đối với một nửa tài sản trước khi kết hôn, do vậy, một nửa tài sản này phải thuộc quyền sở hữu riêng của vợ chồng. Nửa còn lại được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, do đó phải thuộc khối tài sản chung.

- Bổ sung quy định về quyền sở hữu chung của vợ đối với các tài sản có được có mối quan hệ chặt chẽ với nhân thân như tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp chồng bị một người khác đánh trọng thương và được bồi thường một số tiền để bù đắp thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm hay trường hợp người vợ được bồi thường thiệt hại do bị xúc phạm về nhân phẩm, danh dự, v.v…

Có thể nghĩ rằng trong trường hợp sức khỏe bị xâm hại, khối tài sản chung của gia đình thường ứng trước chi phí thuốc men và điều trị bệnh, bởi vậy, phần tiền bồi thường thiệt hại dùng để hoàn trả chi phí thuốc men và điều trị bệnh đã được ứng trước, không trở thành tài sản chung hay tài sản riêng, mà tự nó vốn là tài sản chung. Phần bù đắp thu nhập bị mất trong thời gian điều trị và dưỡng bệnh thay thế cho thu nhập, do đó, cũng phải là tài sản chung. Thế nhưng, phần bồi thường đối với tổn thất về thân thể hay những bồi thường đối với danh dự, nhân phẩm là tài sản chung hay tài sản riêng? Cả luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đều chưa trả lời câu hỏi này. Thường các nhà áp dụng pháp luật đều thừa nhận đó là tài sản chung, do có được trong thời kỳ hôn nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, trong trường hợp này, tài sản có được gắn chặt với quyền nhân thân, không tách rời khỏi quyền nhân thân và có nguồn gốc từ quyền nhân thân của mỗi người, không ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng. Do vậy, các tài sản này nên được quy định là tài sản riêng của mỗi bên. Việc nhập hay không nhập vào khối tài sản chung là do sự tự quyết định của các bên.

- Bổ sung quy định nhằm xác định rõ quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với phần hùn, cổ phần trong công ty khi những tài sản này là do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Mặc dù theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, đây là những tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân nên đương nhiên thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, đối với công ty, chỉ người nắm giữa phần hùn hoặc cổ phần mới là thành viên công ty và là người có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết tại các cuộc họp của các thành viên công ty, chỉ các hoa lợi, lợi tức gắn liền với phần hùn hoặc cổ phần là tài sản chung của vợ và chồng.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 13

Theo quan điểm cá nhân, trường hợp này mặc nhiên coi là có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng về việc để một người đại diện thực hiện quyền sở hữu. Do vậy, trên thực tế mặc dù quyền sở hữu là chung nhưng do một người đại diện trong công ty. Nừu ly hôn, phần này cần được chia như tài sản chung.

3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng:

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, pháp luật HNGĐ hiện hành đã có sự phát triển cao hơn, đáp ứng được tốt hơn các yêu cầu khách quan trong sự phát triển của xã hội và gia đình. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy, các quy định nói chung, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng nói riêng còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do còn quá nhiều hạn chế trong công tác tổ chức và áp dụng pháp luật về hôn nhân gia đình. Những hạn chế trong công tác tổ chức và áp dụng pháp luật về hôn nhân gia đình xuất phát từ những lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau. Để khắc phục hiện tượng này, luận văn xin đưa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình, đặc biệt tại các vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.


Đây là một trong những biện pháp rất cần thiết nhằm xóa bỏ các tập tục phong kiến, lạc hậu, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ hôn nhân gia đình. Như trên đã phân tích, thực tế các phong tục tập quán như kết hôn trước tuổi, tục nối dây v.v… vẫn còn tồn tại ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Chính vì vậy, việc tập trung tuyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình cũng như ý nghĩa của hôn nhân tiến bộ tại các vùng này càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật hôn nhân gia đình cũng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, đặc biệt trong điều kiện phong tục, tập quán của người Việt Nam là rất ít coi trọng pháp luật. Từ đó, tránh việc vi phạm pháp luật đồng thời góp phần tránh các mâu thuẫn, tranh chấp có thể nảy sinh, củng cố và xây dựng gia đình bền vững.

Để thực hiện tốt công tác này, Nhà nước không những cần mở rộng việc tuyên truyền về pháp luật hôn nhân gia đình mà quan trọng là cần phải nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền phù hợp với người dân ở các vùng, các địa phương khác nhau với các biện pháp cụ thể như:

- Tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình một cách thường xuyên, sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân

- Đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ, ngành, các cấp trong công tác tuyên truyền. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật phải được quy định trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan

- Cần thường xuyên tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để rút kinh nghiệm và có biện pháp cải

tiến hiệu quả


- Đa dạng hóa các hoạt động thông tin tuyên truyền thông qua nhiều kênh truyền thông đi đôi với nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin pháp luật.

- Phát huy vai trò truyền thông của các tổ chức đoàn thể xã hội như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niênlà những tổ chức có khả năng tác động rộng rãi tới các thành viên của mình thông qua hoạt động truyền thông theo nhóm đối tượng.

- Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật. Để thực hiện nội dung này, cần xây dựng đội ngũ chuyên trách làm công tác thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật. Đội ngũ này cần được thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo kiến thức pháp luật, nghiệp vụ.

- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính cho hoạt động thông tin pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tư pháp, cán bộ làm công tác hộ tịch, các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương ở cơ sở về hôn nhân, gia đình.

Cán bộ làm công tác hộ tịch, chính quyền địa phương ở cơ sở là những người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, trực tiếp tác nghiệp theo các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, đặc biệt là các quy định về đăng ký kết hôn. Chính vì vậy, việc hiểu đúng, đầy đủ về các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, ý nghĩa của các quy định này sẽ góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ của các cán bộ này, đồng thời những người này cũng thể giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng về các quy định, từ đó có ý thức thực hiện đúng các quy

định của pháp luật, có ý thức tự bảo vệ mình, tránh các mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, việc xây dựng, nâng cao chất lượng các cán bộ làm công tác tư pháp, đội ngũ thẩm phán chuyên trách về hôn nhân và gia đình cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ đặc thù của quan hệ hôn nhân gia đình, các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc điểm riêng biệt so với các tranh chấp tài sản khác. Song trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, Tòa dân sự giải quyết cả hai loại việc dân sự và hôn nhân gia đình. Do đó, kỹ năng xét xử các vụ việc dân sự thường áp dụng chung cho cả các tranh chấp hôn nhân gia đình và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thực tế này cũng tạo nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án, tuy nhiên, trong nhiều vụ việc lại không phù hợp với đặc thù của tranh chấp từ các quan hệ hôn nhân gia đình. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các loại tranh chấp này, theo luận văn, ngành Tòa án cần xây dựng một đội ngũ thẩm phán chuyên trách cả về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử xác vụ việc hôn nhân gia đình.

Thứ ba, đã đến lúc, Nhà nước cần đầu tư, xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân thân của mọi người dân:

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, thiết nghĩ công việc này không phải là một vấn đề khó. Cơ sở dữ liệu về nhân thân của mọi người dân là nơi lưu trữ tất cả các thông tin về nhân thân kể cả tình trạng hôn nhân của bất cứ một người dân nào kể từ lúc họ được sinh ra đến khi chết đi. Mọi thay đổi, sự kiện phát sinh đều được cập nhật thường xuyên. Việc cập nhật này có thể được tiến hành ngay từ các cán bộ hộ tịch ở cấp cơ sở. Khi đó, nếu có một giao dịch cần thực hiện hoặc bất cứ sự kiện nào cần có xác nhận về tình trạng nhân thân trong đó có quan hệ vợ chồng của một người đều có thể thực hiện được dễ dàng thông qua việc truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu này. Mô hình này có thể được xây dựng trên cơ

sở các đơn vị dịch vụ công.


Như trên đã phân tích, trong cuộc sống thực tế, để xác định một tài sản có đăng ký quyền sở hữu là của chung hay của riêng, hoặc để đảm bảo quy định về cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác, các cơ quan có thẩm quyền đều căn cứ vào giấy xác nhận tình trạng hôn nhânndo UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận. Về nguyên tắc thì UBND cấp xã chỉ xác nhận tình trạng hôn nhân theo các giấy tờ cư trú như: sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.... và việc xác nhận tình trạng hôn nhân phải liên tục từ khi đủ tuổi kết hôn đến lúc đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đối với những người cư trú nhiều nơi, hoặc không có đăng ký cư trú hợp pháp thì việc xác nhận gặp nhiều khó khăn hoặc không thể xác nhận được. Để “gỡ vướng” cho những trường hợp này, ngày 5/6/2006 Bộ Tư pháp đã có Công văn số 2488/BTP-HCTP hướng dẫn các địa phương như sau: Đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà đương sự đã cư trú nhiều nơi thì chỉ cần xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi đang cư trú, còn những nơi cư trú trước đó cho phép đương sự làm giấy cam kết về tình trạng hông nhân. Giấy này phải có xác nhận chữ ký của đương sự tại UBND cấp xã. Như vậy, rõ ràng các căn cứ này không mang tính pháp lý cao. Nếu chúng ta xây dựng được một cơ sở dữ liệu về tình trạng nhân thân của mọi người thì công việc này sẽ vô cùng đơn giản. Không những thế cơ sở dữ liệu này còn có thể phục vụ được rất nhiều mục đích khác.

KẾT LUẬN


Gia đình có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển thịnh vượng của xã hội vì gia đình là tế bào của xã hội. Một xã hội phát triển luôn cần phải có những gia đình bền vững, phát triển. Trong khi đó, một trong những cơ sở quan trọng để gia đình có thể ổn định, phát triển bền vững chính là các cơ sở kinh tế để thực hiện cuộc sống chung, xây dựng gia đình, chăm sóc con cái .... Do đó việc xác định các căn cứ pháp lý xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng rõ ràng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các căn cứ này nếu được quy định phù hợp, thiết thực, không những có thể thúc đẩy hôn nhân lành mạnh, tiến bộ còn góp phần xây dựng gia đình bền vững, tiến bộ.

Nhận thức được vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng đó của căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng, kể từ khi thành lập nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm thích đáng cho việc xây dựng, thực hiện các quy định này trong thực tế. Các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đã ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn, việc áp dụng, thực thi các quy định này cũng ngày càng được tôn trọng hơn cả trong đời sống của người dân lẫn hoạt động của các cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện, áp dụng các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng cũng cho thấy nhiều vấn đề đang được đặt ra. Hệ thống pháp luật mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề pháp luật chưa quy định hết như: trường hợp xác định quan hệ với chồng của một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết nhưng nay lại trở về... Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mới, cùng với sự phát triển của xã hội đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống pháp luật hiện hành như vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề về góp vốn, cổ phần trong công ty, vấn đề về thay đổi giới tính... Trong khi đó, việc áp dụng pháp luật của các cơ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023