lại chính xác mối quan hệ giữa điều kiện vĩ mô và hành vi cho vay của các NHTM Việt Nam.
4.2.2 Phân tích trong ngắn hạn
Hệ số giữa Vl với chính nó cho các độ trễ -1, -2 và -3 là thấp. Với độ trễ là -1 thì hệ số là -0.0759 cho thấy mối quan hệ nghịch biến, 1% gia tăng trong tổng cho vay quý trước sẽ làm sụt giảm tổng cho vay cho quý tiếp theo là 0.0759%. Tuy nhiên, với độ trễ là -2 thì mối quan hệ giữa tổng cho vay với chính nó là đồng biến. Và kết quả với độ trễ là -3 cũng cho thấy mối quan hệ đồng biến tương tự. Như vậy, một sự gia tăng trong tổng cho vay sẽ làm sụt giảm cho vay trong quý tiếp theo nhưng dài hơn trong quý thứ hai và thứ ba sau đó thì tổng cho vay vẫn tăng. Kết quả thống kê t cho thấy không có ý nghĩa thống kê cho thấy không có mối quan trong ngắn hạn.
Mối quan hệ giữa tổng cho vay và tổng huy động trong ngắn hạn thể hiện mối quan hệ nghịch biến cho tất cả các độ trễ -1, -2 và -3. Sự gia tăng trong tổng huy động của quý trước đó sẽ làm sụt giảm trong tổng cho vay trong các quý tiếp theo. Điều này khác với lý thuyết và khác với mối quan hệ trong dài hạn. Kết quả này hàm ý một sự gia tăng của tổng huy động sẽ không làm mở rộng hoạt động cho vay ngay lập tức mà hoạt động cho vay sẽ mở rộng sau một khoảng thời gian dài của gia tăng trong huy động. Kết quả trong ngắn hạn chỉ có ý nghĩa thống kê với độ trễ là -1. Như vậy, một sự gia tăng trong tổng huy động sẽ làm sụt giảm tổng cho vay trong quý tiếp theo nhưng trong dài hạn, mối quan hệ là đồng biến như đã phân tích ở trên.
Các tác động của lãi suất cho các độ trễ đều có mối quan hệ nghịch biến như kỳ vọng lý thuyết cũng như mối quan hệ trong dài hạn thể hiện một sự gia tăng trong lãi suất cho vay sẽ làm sụt giảm tổng cho vay trong các quý tiếp theo. Tuy nhiên cũng như mối quan hệ trong dài hạn, các kết quả là
không có ý nghĩa thống kê. Do vậy, không có mối quan hệ nào giữa lãi suất cho vay và tổng cho vay trong ngắn cũng như dài hạn.
Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc có mối quan hệ đồng biến trong ngắn hạn như kỳ vọng lý thuyết và mối quan hệ trong dài hạn hàm ý một sự thắt chặt trong chính sách tiền tệ sẽ làm thu hẹp hoạt động cho vay trong ngắn cũng như dài hạn. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê với độ trễ là -2 hàm ý về độ trễ của chính sách tiền tệ là 2 quý.
Trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa GDP và tổng cho vay lại là đồng biến như kỳ vọng lý thuyết và các nghiên cứu trên thế giới và có ý nghĩa thống kê ở độ trễ là -2 và -3. Như vậy, kết quả hàm ý một tín hiệu tốt từ nền kinh tế sẽ làm mở rộng hoạt động cho vay của các ngân hàng sau hai quý.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Ước Lượng Mô Hình Véc Tơ Hiệu Chỉnh Sai Số Vecm (Vector Error Correction Model)
- Nội Dung Và Các Kết Quả Nghiên Cứu
- Các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7
- Các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9
- Các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10
- Các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các hệ số đều rất nhỏ cho thấy các tác động là không đáng kể. Hệ số điều chỉnh cân bằng dài hạn là 0.358795 , mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê thể hiện tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng là thấp, 35.8795% một quý.
5. KẾT LUẬN
Sử dụng phương pháp đồng tích hợp Johansen và mô hình véc tơ tự hiệu chỉnh sai số VECM với chuỗi dữ liệu quý giai đoạn 2003 – 2012 cho việc đánh giá và kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng hành vi cho vay của các NH chịu ảnh hưởng các các yếu tố tổng huy động, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và GDP. Trong đó, tổng huy động có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi cho vay của các NHTM với mối quan hệ đồng biến phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trên thế giới. Yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng cho kết quả như kỳ vọng, có mối quan hệ nghịch biến như lý thuyết. Tuy nhiên, GDP lại có mối quan hệ không như kỳ vọng mong đợi. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay lại không có mối quan hệ đến hành vi cho vay.
Trong việc phân tích kết quả của nghiên cứu, luận văn cung cấp nhiều hàm ý về hoạt động của các NHTM cũng như các cơ quan quản lý như sau:
Thứ nhất, kết quả về mối quan hệ đồng biến và tác động mạnh của tổng cho vay đến hành vi cho vay hàm ý cho các nhà quản trị ngân hàng cần quản lý hiệu quả hoạt động huy động vốn.
Thứ hai, tác động của tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho thấy, khi NHNN gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm tổng cho vay của hệ thống ngân hàng.
Về kết quả không có mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và tổng cho vay cung cấp những hàm ý thông tin về một thị trường tín dụng chưa phát triển sâu và cạnh tranh kém . Tác động nghịch biến của GDP lên tổng cho vay cũng mang những hàm ý về việc giám sát điều hành của NHNN.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn nhiều hạn chế, gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
Số quan sát mà nghiên cứu sử dụng trong mô hình là 40 quan sát, như vậy cỡ mẫu là khá nhỏ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đồng tích hợp Johansen và mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM với phần mềm hỗ trợ tính toán là phần mềm Eviews. Theo như nghiên cứu của Ralf Bruggermann, Helmut Lutkepohl và Pentti Saikkonen của European University Institute thì chúng ta nên sử dụng phần mềm JMulTi cho phân tích mô hình VECM.
Do những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu, một số biến đã bị loại bỏ ra khỏi mô hình. Do vậy đã ảnh hưởng đến kết quả chạy mô hình.
Nghiên cứu về hành vi cho vay của các NHTM chỉ mới tiếp cận ở bước sơ khởi, đánh giá sơ bộ đầu tiên về mối quan hệ giữa hành vi cho vay với tổng huy động của ngân hàng, chính sách tiền tệ và điều kiện vĩ mô. Cần có nhiều các nghiên cứu vời nguồn dữ liệu đủ lớn và đáng tin cậy đánh giá, phân tích rõ hành vi cho vay của các NHTM, đánh giá tác động của nguồn vốn đến hành vi cho vay, cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ vào hành vi cho vay của các NHTM và những đặc điểm kinh vĩ mô tác động đến hành vi cho vay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Tín dụng ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
2. Nguyễn Thị Loan và Trần Ngọc Hạnh, 2013. Hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 270, trang 12-25.
3. Nguyễn Thị Nhung và Phan Diên Mỹ, 2013. Giải mã tái cấu trúc ngân hàng hiện nay. Tạp chí phát triển kinh tế, số 267, trang 29-36.
4. Nguyễn Xuân Thành, 2003. Việt Nam: Con đường đi tới tự do hóa lãi suất. Chương trình giảng dạy kinh tế FullBright.
<http://www.fetp.edu.vn/vn/tinh-huong/viet-nam-con-duong-di-den-tu- do-hoa-lai-suat-31/ > [Ngày truy cập: 07/08/2013].
5. Trần Thanh Nghiệp và Phạm Lê Thông, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 85, trang 41-47.
6. Võ Thị Thúy Anh, 2012. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam – Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 261, trang 36-42.
7. Vũ Thu Hiền. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-nhan-to-anh-huong-den-hoat-dong-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong-mai.html> [Ngày truy cập: 12/08/2013].
Danh mục tài liệu Tiếng nước ngoài
8. Beyer A. N and Udell G. F, 1995. Relationship lending and line of credit in small firm finance. Journal of Business, 68(3): 351-381.
9. Constant, Fouopi Djogap and Augustin Ngomsi, 2012. Determinantr of Bank Long-term Lending Behavior in the Central African Economic and Monetary Community. Review of Economic & Finance, 2:107-114
10.Degryse, Hans and Van Cayseele, Patrick, 2000. Relationship Lending within a Bank-Based System: Evidence from European Small Business Data. Journal of Financial Intermediation, 9(1): 90-109.
11.Elas R. and Krahnen J. P, 1998. Is relationship lending special? Evidence from credit – file data in Gernman. Journal of Banking and Finance, 22(10-11): 1283-1316.
12.Felicia Omowunmi Olokoyo, 2011. Determinants of Commerical Banks’ Lending Behavior in Nigeria. International Journal of Financial Research, 2(2): 61-72.
13.Leonardo Gambacorta and Paolo Emilio Mistrulli, 2003. Bank capital and lending behavior: Empirical Evidence for Italia. Banca d’Italia Working Paper, No. 486.
14.Lukas Menkhoff, Doris Neuberger and Chodechai Suwanaporn, 2006. Collateral – Based lending in Emerging Markets: Evidence from Thailand. Journal of Banking & Finance, 30(1): 1-21.
15.Marko Kosak, Shaofang Li, Fgor Loncarski and Matej Marinc, 2012. Quality of bank capital and banking behavior during the global financial crisis. [online]. Available at http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2132466. [Accessed 02 Aug 2013].
16.Mansor H. Ibrahim and Mohamed Eskandar Shah, 2012. Bank lending, macroeconomic conditions and financial uncertainty: Evidence from Malaysia. Review of Deverlopment Finance, 2: 156-164.
17.Mario Quagliariello, 2009. Macroeconomic uncertainty and banks’
lending decisions: The case of Italy. Applied Economics, 41(3): 323- 336.
18.Oleksandr Talavera, Andriy Tsapin and Oleksandr Zholud, 2006. Macroeconomic Uncertainty and Bank Lending: The case of Ukraine. Economic Systems, 36(2): 279-293.
19.Ralf Ewert, Gerald Schenk and Andrea Szczesny, 2000. Determinants of bank lending performance in Germany. Evidence from credit file data. Schmalenbach Business Review, 52: 344-362.
20.Ralf Bruggermann, Helmut Lutkepohl and Pentti Saikkonen, 2004. Residual Autocorrelation testing for vector error correction Models. Economic woking paper, No. 2004/8, European University Institute.
21.Sashana White, 2010. The Impact of Macroeconomic Uncertainty on Bank Lending Behaviour in Jamaica.
22.Stiglitz J. E and Weiss.A, 1981. Credit Rationing in Markets with Imperfect Information. American Economic Review, 71(3): 393-410.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Để hỗ trợ cho Những nghiên cứu trên thế giới trong phần Tổng quan những nghiên cứu trước đây, trong phần phụ lục này, tác giả trích dẫn cụ thể cách tiếp cận với hành vi cho vay qua việc xem xét tác động của các điều kiện vĩ mô, chính sách tiền tệ đến hành vi cho vay của các ngân hàng.
Như đã trình bày trong phần Những nghiên cứu trên thế giới, có hai lý thuyết về cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ vào hành vi cho vay của các ngân hàng, đó là lý thuyết kênh tín dụng ngân hàng và lý thuyết kênh vốn ngân hàng.
Để đánh giá tác động này, tác giả Leonardno Gambacorta và Paolo Emilio Mistrulli (2003) dựa trên nghiên cứu của Kishan và Opiela (2000) và Ehrmann (2003) đã phát triển một mô hình một giai đoạn làm nổi bật sự truyền dẫn của cú sốc chính sách tiền tệ và điều kiện vĩ mô thông qua nguồn vốn ngân hàng tác động đến hành vi cho vay như sau:
Hình A1: Các bước của mô hình
Vốn NH K là cố định, xác định bởi thực hiện lợi nhuận cuối thời gian t-1
Sự chuyển đổi kỳ hạn của NH trong thời gian t được đại diện bởi thành phần của bản cân đối kế toán cuối giai đoạn t-1
Các biến vĩ mô: y, p và im
NH tối đa hóa lợi nhuận của họ trong việc tính toán những hạn chế giám sát an toàn và nhu cầu vay. Họ chọn lựa cung cấp nợ.
Lợi nhuận được xác định và nguồn vốn lúc này: Kt = Kt-1 + Πt . NH gánh
Nhà quản trị NH
xác định chiến lược rủi ro cho dự án nợ trong thời gian t
Nhu cầu nợ được xác định bởi khu vực tư nhân
chịu 1 chi phí nếu họ không đáp ứng được yêu cầu vốn.
t-1 t