Sơ Đồ Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất


của họ có kỳ hạn cao hơn (nợ có kỳ hạn cao trong khi tiền gửi thì có kỳ hạn thấp hơn). Thứ ba, yêu cầu về vốn giới hạn nguồn cung tín dụng (Thakor (1996), Bolton và Freixas (2001), Van den Heuvel (2001a).

Do vậy, khi lãi suất thị trường gia tăng, nợ có mức lãi suất thấp hơn sẽ được thỏa thuận lại tương ứng với tiền gửi (nợ có kỳ hạn dài và tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn), như thế NH sẽ gánh chịu một chi phí bởi vì sự chênh lệch kỳ hạn, điều này làm giảm lợi nhuận và sau đó là vốn của NH. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu thấp và sự tốn kém chi phí cho phát hành cổ phiểu mới, NH sẽ giảm cho vay, nếu không họ sẽ không đáp ứng được yêu cầu về vốn.

2.2 Bằng chứng thực nghiệm

2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Tầm quan trọng của lĩnh vực ngân hàng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia khiến chủ đề về nó luôn là tâm điểm của sự quan tâm và thu hút nhiều nghiên cứu. Và Mỹ luôn là đầu mối, nơi tập trung của những nghiên cứu. Theo Eugene N. White (1999) nhận xét về những nghiên cứu về ngành ngân hàng tại Mỹ rằng tuy những nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng cho đến những năm cuối thế kỷ 20 khá cồng kềnh nhưng những nghiên cứu thực nghiệm về hoạt động cho vay thực tiễn của các ngân hàng thì không nhiều.

Nhưng cho đến nay, những nghiên cứu về thực tiễn hoạt động cho vay ngân hàng là khá nhiều tại nền kinh tế Mỹ cũng như các nền kinh tế phát triển khác và đang là một vấn đề nổi cộm. Riêng đối với các nền kinh tế mới nổi, những nghiên cứu về ngành ngân hàng là rất ít ỏi, đặc biệt là nghiên cứu về hành vi cho vay của các ngân hàng. Những nghiên cứu sơ khởi đầu tiên mới chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây.

Sau sự ra đời của lý thuyết định giá nợ của Stiglitz và Weiss, những nghiên cứu về hành vi cho vay của các ngân hàng thông qua việc xem xét chính sách tín dụng của ngân hàng, việc định giá lãi suất cho vay ngày càng


nhiều. Những nghiên cứu này sử dụng dữ liệu là hồ sơ cho vay của các ngân hàng với khách hàng của họ. Thông qua việc khảo sát này, các nghiên cứu cung cấp bằng chứng về hành vi cho vay của các ngân hàng phụ thuộc vào đặc điểm của khách hàng như quy mô doanh nghiệp (thường liên quan đến vấn đề tài sản thế chấp)(1), chu kỳ kinh doanh(2), ngành nghề kinh doanh, mối quan hệ với ngân hàng, thông tin tín dụng (Lukas Menkhoff, Doris Neuberger và Chodechai Suwanaporn (2004), Wenying Jiangli, Halkuk Unal và Chiwon Yom (2002), Ongerna và Smith (2001), Ralf Ewert, Gerald Schenk và Andrea

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Szczesny (2000), Berger vaf Udell (1995), Petersen và Rajan(1994)). Đặc biệt, mối quan hệ cho vay (relationship lending) là khu vực có nhiều tranh cãi liên quan đến hạn mức tín dụng, thời gian cho vay và lãi suất cho vay(3).

Bên cạnh cách tiếp cận nêu trên, dựa trên vấn đề lựa chọn ngược, với sự ra đời của hai lý thuyết kênh tín dụng ngân hàng và kênh vốn ngân hàng, đã cho chúng ta thấy cơ chế truyền dẫn của các cú sốc vĩ mô và chính sách tiền tệ vào hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại. Bắt nguồn từ đó,

Các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3



(1) Các doanh nghiệp nhỏ dễ bị từ chối vay hơn do thông tin về họ thường không rõ ràng minh bạch. Mặt khác, các doanh nghiệp khó tiếp cận được với thị trường vốn rộng rãi trong công chúng nên phải phụ thuộc nhiều vào các thể chế tài chính để có được các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Do vậy, những biến động trong hệ thống NH sẽ dễ làm tổn thương việc cung ứng tín dụng cho những doanh nghiệp này nhiều hơn (Berger và Udell (2002)).

(2) Berger và Udell (2004) kiểm định mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động cho vay của NH cho thấy cung ứng tín dụng gia tăng cùng với thời kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp và sụt giảm khi doanh nghiệp rơi vào thời kỳ suy thoái. Sự tăng trưởng và suy thoái của doanh nghiệp có quan chặt chẽ với tính thanh khoản của doanh nghiệp nên ảnh hưởng đến khả năng cho vay của NH.

(3) Degryse và Cayseele (2000) khẳng định rằng “mối quan hệ càng lâu thì vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ được khắc phục hiệu quả hơn” do NH có thể thu được những thông tin độc quyền về khách hàng và điều này có thể cho phép người cho vay yêu cầu lãi suất cao hơn và tăng tài sản thế chấp trong tương lai. Một số nghiên cứu khác cho rằng mối quan hệ càng lâu thì sẽ làm giảm cả về chi phí tài trợ vốn tín dụng (Berger và Udell (1995); Elsas và Krahnen (1998)) và yêu cầu về tài sản thế chấp (Berger và Udell (1995); Degryse và Van Cayseele (2000)).


những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định các lý thuyết trên ra đời. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của nguồn vốn ngân hàng đến hành vi cho vay đầu tiên liên quan đến các NH Mỹ ví dụ như nghiên cứu của Hancock, Laing và Wilcox (1995), Furfine (2000), Kishan và Opiela (2000), Van den Heuvel (2001). Tất cả các nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của vốn NH ảnh hưởng đến hành vi cho vay. Và tiếp tục được mở rộng sang các khu vực khác trên thế giới như những nghiên cứu của Altunbas (2002), Ehrmann (2003), cho khu vực châu Âu với kết quả nghiên cứu là các NH có nguồn vốn nhỏ chịu tác động nhiều bởi chính sách thắt chặt tiền tệ.

Những nghiên cứu sau tiếp tục phân tích mối quan hệ của nguồn vốn ngân hàng và những rủi ro của ngân hàng trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế liên quan đến những yêu cầu về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của Ủy ban Basel. Các yếu tố được xem xét đó là tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhấn mạnh của các nghiên cứu này là tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động của NH, mà ở đây chính là hoạt động cho vay. Những NH có nguồn vốn mạnh có lá chắn cho hoạt động cho vay từ những cú sốc của chính sách tiền tệ, phù hợp với lý thuyết kênh tín dụng NH (Leonardo Gambacorta và Paolo Emilio Mistrulli (2003), Jose M.Berrospide, Rochelle (2012), Marko Kosak, Shaofang Li, Igor Loncarski và Matej Marinc (2013)).

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế những năm gần đây, các nghiên cứu xem xét tác động của điều kiện vĩ mô đến hoạt động cho vay của NH. Cụ thể là những nghiên cứu về hành vi cho vay của các NH trong điều kiện không chắc chắn vĩ mô, khủng hoảng kinh tế (Oleksandr Talavera, Andriy Tsapin và Oleksandr Zholud (2006), Mario Quagliariello (2007), Sashana Whyte (2010), Mansor H. Ibrahim và Mohamed Eskandar Shah (2012), Marko Kosak, Shaofang Li, Fgor Loncarski and Mat ej Marinc (2013)). Các


nghiên cứu này một lần nữa khẳng định vai trò của nguồn vốn trong hoạt động của các NH. Các tiết lộ cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng, chất lượng nguồn vốn và sự ủng hộ của chính phủ đóng vai trò quan trọng để hoạt động cho vay diễn tiếp. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều hơn tiền gửi liên NH và vốn cấp 2 có thể hỗ trợ cho hoạt động cho vay trong điều kiện bình thường nhưng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thì không như vậy(4).

Đối với khu vực những nền kinh tế mới nổi, bên cạnh những nghiên cứu sử dụng dữ liệu hồ sơ tín dụng của các ngân hàng nhằm đánh giá những yếu tố thuộc về đặc điểm của khách hàng và mối quan hệ cho vay ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các NH như Lucas Menkhoff, Doris Neuberger và Chodechai Suwanaporn (2004); Chodechai Suwanaporn (2004), một số nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng và điều kiện vĩ mô tác động đến hành vi cho vay như Constant và Fouopi Djiogap (2012); Felicia Omowunmi Olokoyo (2011).

Nhìn chung các nghiên cứu trước đây đều cung cấp bằng chứng về hành vi cho vay của các NHTM chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố sau. Thứ nhất là nhóm yếu tố thuộc về điều kiện vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ, … Thứ hai là các yếu tố về đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng như nguồn vốn, tính thanh khoản, đầu tư, … Thứ ba là các yếu tố về chính sách tín dụng của các ngân hàng trong mối quan hệ với khách hàng.

2.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, những nghiên cứu thực nghiêm về ngành ngân hàng không nhiều. Đặc biệt ở khía cạnh hành vi cho vay của các NHTM. Đó là bởi



(4) Marko Kosak, Shaofang Li, Fgor Loncarski and Mat ej Marinc (2013).


vì hệ thống NHTM ra đời muộn và chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Hoạt động cho vay ngân hàng là tín dụng chỉ định với mức lãi suất danh nghĩa thấp. Trải qua quá trình phát triển, tuy đã có nhiều thay đổi tích cực song hệ thống Ngân hàng còn rất nhiều hạn chế. Trong việc nghiên cứu về ngân hàng thì việc tìm kiếm dữ liệu thật sự là một vấn đề nan giải.

Qua việc thu thập những nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực NH Việt Nam, tác giả thấy rằng những nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực ngân hàng khá hiếm hoi. Một vài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây như “Đo lường hoạt động của hệ thống ngân hàng: trường hợp Việt Nam” của Dang – Thanh Ngo (2012)(5) , “Tác động của rủi ro lên hiệu quả chi phí: trường hợp ngành Ngân hàng Việt Nam của Thu Thi Minh Phan và Kevin Daly (2013)(6) , “Cạnh tranh ngân hàng ở các nước Đông Nam Á trước và sau khủng hoảng” của Hanh Phan và Kevin Daly (2013)(7) … Đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng, chỉ có bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thành phố Cần Thơ” của Trần Thanh Nghiệp và Phạm Lê Thông (2013)(8) .


(5) Thanh – Dang Ngo, “Measuring the Performance of Banking System: Case of Viet Nam”, Journal of Applied Finance and Banking, Vol. 2, No. 2, pp. 289-312, 2012, VNU University of Economics and Business, Vietnam; Massey University, New Zealand.

(6) Thu Thi Minh Phan and Kevin Daly, “Effects of Risks on Cost Efficency: The Case of Vietnamese Banking Industry”, School of Business, University of Western Sydney, Australia. http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2312169

(7) Hanh Phan and Kevin Daly, “Bank Competition in Emerging Asian contries Pre and Post Global Financial Crisis”, School of Business, University of Western Sydney, Australia. http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2312155&download=yes

(8) ThS Trần Thanh Nghiệp và TS Phạm Lê Thông, “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng đối với DN ngoài quốc doanh ở Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 86 tháng 5/2013, trang 41 – 47.


Nghiên cứu của Trần Thanh Nghiệp và Phạm Lê Thông xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng của các NHTM đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Tp Cần Thơ tiếp cận theo hướng sử số liệu từ 211 bộ hồ sơ xin vay của các doanh nghiệp được lưu trữ tại 10 chi nhánh NHTM tại Cần Thơ. Nhóm tác giả sử dụng mô hình Probit và Tobit để phân tích quyết định cho vay và lượng tiền cho vay của các NH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, mối quan hệ với ngân hàng, mục đích vay vốn, lợi nhuận và đặc biệt là tài sản thế chấp là những yếu tố quan trọng quyết định việc cung ứng tín dụng của các NHTM. Những DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, là các công ty cổ phần, có mối quan hệ lâu dài với NH, có lợi nhuận và ROE cao, vay vốn lưu động và đặc biệt là có tài sản thế chấp sẽ dễ dàng được chấp thuận cho vay hơn, trong khi đó, những DN có nhiều mối quan hệ với NH lại khó tiếp cận với vốn vay NH hơn. Các DN là công ty cổ phần có doanh thu và lợi nhuận cao, có đòn cân nợ cao, vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động, và có tài sản thế chấp sẽ được cho vay nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác.

Kết luận: Qua việc xem xét các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về hoạt động cho vay của NHTM và xem xét tình hình ngành NH Việt Nam cũng như những nghiên cứu thực nghiệm về ngành NH nói chung, hoạt động cho vay nói riêng, tác giả nhận thấy một số vấn đề sau:

Thứ nhất, những nghiên cứu trên thế giới hiện nay về hoạt động cho vay của NHTM rất phong phú. Các nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích và mổ xẻ những vấn đề, những khía cạnh của hoạt động cho vay trong những giai đoạn kinh tế khác nhau.

Thứ hai, với trường hợp Việt Nam, ngành ngân hàng có lịch sử ra đời muộn lại xuất phát từ ý chí của nhà nước, hoạt động cho vay ban đầu là tín dụng chỉ định. Trải qua một khoảng thời gian dài, cho đến nay, hoạt động


điều tiết của nhà nước đã dần dần chuyển đổi theo hướng linh hoạt, thị trường hơn. Tuy nhiên, mức độ mở và cơ chế thị trường trong hoạt động tài chính nói chung và hoạt động cho vay nói riêng còn kém.

Thứ ba, những nghiên cứu thực nghiêm về ngành NH Viêt Nam là khá ít ỏi. Như tác giả đã giới thiệu, trong hoạt động cho vay NH thì chỉ có một nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Nghiệp và Phạm Lê Thông đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi cho vay thông qua việc khảo sát các hồ sơ cho vay của các NH trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó những nghiên cứu khác trong lĩnh vực NH cũng rất ít.

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn cách tiếp cận với hoạt động cho vay theo hướng đánh giá các yếu tố thuộc về nguồn vốn ngân hàng, điều kiện vĩ mô tác động đến hành vi cho vay. Cách tiếp cận này dựa trên nghiên cứu của của Felicia Omowummi Olokoyo trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại tại Nigeria” do có nhiều nét tương đồng với trường hợp Việt Nam. Nghiên cứu của Felicia Omowummi Olokoyo cho hệ thống các Ngân hàng của Nigeria sử dụng bộ dữ liệu năm từ 1985 – 2010 với phương pháp đồng tích hợp Johansen và mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Các biến được sử dụng trong mô hình là biến phụ thuộc các khoản vay và tạm ứng (LOA) và các biến độc lập: Tổng tiền gửi (Vd), tổng đầu tư (Ip), lãi suất cho vay (Ir), tỷ lệ thanh khoản (Lr), tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Rr), tỷ giá hối đoái (Fx) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu này cho thấy: các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Nigeria là tổng tiền gửi, tổng đầu tư, tỷ giá hối đoái và GDP với mối quan hệ phù hợp với kỳ vọng mong đợi. Các biến lãi suất cho vay, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho kết quả không có mối quan hệ với hành vi cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại Nigeria.


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu

3.1.1 Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu

Dựa trên việc xem xét các nghiên cứu có trước về các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các NHTM, có thể thấy, hành vi cho vay của các NHTM là một hàm chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhóm yếu tố. Thứ nhất là các biến vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ giá hối đoái, cung tiền,… Thứ hai là các biến đặc điểm của ngân hàng như tổng huy động, lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản, … Thứ ba là các yếu tố thuộc về chính sách tín dụng trong mối quan hệ với khách hàng. Nghiên cứu này giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại theo cách tiếp cận sử dụng dữ liệu vĩ mô với các biến tổng huy động, lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái và tổng sản phẩm quốc nội là các biến độc lập, và tổng cho vay là biến phụ thuộc.

Nghiên cứu sẽ tiếp cận phương pháp của Engle và Granger (1987) và Johansen và Juselius (1990) với việc kiểm tra đồng tích hợp và ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model) cho việc kiểm tra và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các NHTM Việt Nam trong ngắn và dài hạn. Phương pháp nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Felicia Omowummi Olokoyo trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Nigeria” như đã nói ở phân trên.

3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

3.1.2.1 Sơ đồ mô hình nghiên cứu đề xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023