gas, cung cấp một mức độ dịch vụ cao, hàng hóa luôn được giao đúng hạn, được kiểm soát kỹ, ít thất thoát hoặc hư hỏng và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Tuy vai trò của dịch vụ vận chuyển đường ống đang đc ghi nhận một cách rò nét trong đời sống kinh tế nhưng pháp luật hầu như không có các quy định liên quan mà chủ yếu phải tham chiếu quy định trong lĩnh vực dầu khí liên quan đến hoạt động vận tải đường ống như luật dầu khí, Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 12.02.2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền ...Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống kinh tế , một văn bản pháp luật quy định về điều kiện thành lập, hoạt động và chế định cơ bản về vận tải đường ống như phương thức vận chuyển chuyên ngành là rất cần thiết nhằm tạo tiền đề phát triển vận tải đường ống.
+) Thứ sáu, quy định về điều kiện kinh doanh còn quá tản mác, dịch vụ bốc dỡ là minh chứng cụ thể. Tuy bản chất chỉ là một loại hình dịch vụ nhưng để điều chỉnh điều kiện kinh doanh với hoạt động này thì mỗi quy phạm pháp luật chuyên ngành lại đưa ra một quy định khác nhau, có những hoạt động không tìm thấy quy định như đối với dịch vụ bốc dỡ hàng hóa trong lĩnh vực vận tải hàng hải, từ đó gây khó khăn phức tạp trong việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật
+) Thứ bảy , Khoản 1 điều 9 nghị định 140/2007/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm các bộ ngành liên quan đến quản lý nhà nước vs dịch vụ Logistics . Tuy nhiên pháp luật chưa phân định rò thẩm quyền của từng cơ quản, hệ thống quản lý nhà nước vs các phương tiện vận tải riêng rẽ như vận tải đường biển, vận tải đường sắt , vận tải hàng không , vận tải đường bộ , đôi khi còn phân tán. Vì vậy không có sự liên kết giữa các cơ quan bộ ngành liên quan , dẫn đến việc đảm bảo chức năng quản lý Nhà nước còn gặp nhiều hạn chế.
Từ những vấn đều nêu trên, mục tiêu hướng đến là cần phải nỗ lực hoàn thiện các quy định pháp luật về dịch vụ Logistics, khắc phục kịp thời những điểm còn thiếu sót nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, phát triển ngành dịch vụ Logistics và từ đó tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
2.2. Đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics
2.2.1 Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phát triển dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ logistics trong ngành hàng hải nói riêng
Để có thể phát triển tốt dịch vụ logistics thì sự hỗ trợ về chính sách và pháp luật có vai trò hết sức quan trọng. Do đó chính phủ cần xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường Logistics minh bạch. Cụ thể như sau :
Thứ nhất, tiến hành rà soát, sửa đổi các quy định trong các các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh dịch vụ Logistics . Bởi ngay bản thân các quy định trong Luật Thương mại điều chỉnh trực tiếp dịch vụ Logistics nói chung cũng gây ra nhiều tranh cãi. Theo điều 233 quy định khải niệm thế nào là dịch vụ Logistics: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc “ . [18,33]
Theo quy định trên sẽ có rất nhiều cách hiểu, cách hiểu thứ nhất là chỉ cần thương nhân kinh doanh trong một hoạt động trong chuỗi dịch vụ nêu trên thì được coi là đã thực hiện dịch Logistics và phải đáp ứng đầu đủ các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ này. Tuy nhiên, với cách quy định này, thương nhân có thể lập luận rằng vì họ kinh doanh dịch vụ : lưu kho, lưu bãi riêng lẻ, nên không thể coi họ là kinh doanh dịch vụ Logistics vì vậy họ không cần đáp ứng các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh Logistics nữa; hay trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics , theo khoản 2 Điều 5 của Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh chủ dịch vụ Logistics chủ yếu : “Có đủ phương tiện, thiết bị, công vụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu kỹ thuật” . Vấn đề đặt ra là thế nào là “phương tiện, thiết bị, công vụ đảm
bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật”. Tiêu chí là gì? Việc quy định như vậy, dẫn đến phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cơ quan kiểm tra...Trong văn bản chuyên ngành điều chỉnh từng loại dịch vụ Logistics trong từng lĩnh vực nhất định cũng vậy, việc quy định chồng chéo, bất cập cần đòi hỏi có sự rà soát và hệ thống hóa một cách tương đối.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Có Liên Quan Đến Dịch Vụ Logistics
- Các Quy Định Của Pháp Luật Nước Ngoài Cũng Như Kinh Nghiệm Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Logistics
- Quy Mô Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Nhỏ
- Các vấn đề pháp lý về dịch vụ Logistics tại Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.
Hiện nay, do nhu cầu sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu ngày càng nhiều đòi hỏi chúng ta phải tiến hành sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản luật chuyên ngành như : Luật doanh nghiệp, Luật Hải quan, Luật thuế GTGT. Luật Thuế XNK... và các văn bản hướng dẫn các luật này. Để thi hành và áp dụng chúng, trước khi ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành thì các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự trao đổi với Hiệp hội cũng như các Hiệp hội ngành nghề khác có liên quan để đảm bảo tính khả thi sau khi ban hành, nếu không khó có thể đạt được mục đích chung của chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ví dụ việc ban hành Thông tư 724/TCT/NV5 của Tổng cụ Thuế ngày 08-03-2011 về đánh thuế 5% đối với các công ty dịch vụ vận tải nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thông qua đại lý ở Việt Nam đã không thực hiện được vì các chuyên gia soạn thảo chưa có điều kiện nắm bắt đầy đủ nội dung này. [18, 33]
Thứ hai, ban hành các văn bản mới, phù hợp với thực tế và các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ Logistics thông qua ký kết các điều ước quốc tế, các hiệp định đa phương, hiệp định song phương, từ đó nội luật hóa các văn bản trên.
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực thương mại dịch vụ. Có những dịch vụ chưa có quy định cho người nước ngoài được kinh doanh (viễn thông, hàng không...) Có những phân ngành dịch vụ Logistics còn chưa có các quy định pháp luật cụ thể như dịch vụ đóng gói, dịch vụ hội nghị... Vì chưa có các quy định cụ thể nên rất khó khăn cho việc đăng ký kinh doanh cho các nhà kinh doanh dịch vụ này. Một số dịch vụ còn sử dụng những quy định, biện pháp mang tính hạn chế về số lượng, trợ giá các dịch vụ , số lượng người cung cấp dịch vụ, số lượng thể nhân được tuyển dụng , tỷ lệ góp vốn của nước ngoài hay hình thức công ty nước ngoài... Vì vậy, trong thời gian tới cần ban hành các văn bản để điều chỉnh các loại hình dịch vụ này.
49
2.2.2. Tiến hành rà soát, xem xét lại các văn bản pháp luật hiện hành
Từ đó, loại bỏ những quy định không còn phù hợp và thay thế bằng các quy định phù hợp với luật thương mại và thực tế.Ví dụ như việc ban hành Nghị định 115/2007/NĐ-CP thay thế Nghị định 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 về đăng ký kinh doanh dịch vụ hàng hải và nghị định 57/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về đăng ký kinh doanh vận tải biển. Việc thay thế này là phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế hàng hải. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục gia nhâp các công ước quốc tế về hàng hải cũng như hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các công ước đã gia nhập. Đặc biệt đối với các lĩnh vực Việt Nam chưa mở cửa thị trường, các dịch vụ chưa cho phép nước ngoài kinh doanh cần sớm ban hành các bản hướng dẫn để tránh tình trạng lúng túng, khó khăn trong việc cấp đăng ký kinh doanh cho các dịch vụ này.
2.2.3.Pháp luật về dịch vụ Logistics cần viện dẫn, áp dụng các văn kiện pháp lý của các tổ chức quốc tế chuyên ngành
Các tổ chức quốc tế chuyên ngành như Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)... Các văn bản pháp lý trong nước như Bộ luật hàng hảng, Luật hàng không cần nội luật hóa tinh thần các Điều ước quốc tế đa phương của các tổ chức quốc tế.
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về dịch vụ Logistics ở Việt Nam
2.3.1.Tổ chức quản lý trong các ngành dịch vụ bằng cách nâng cao vai trò của hiệp hội
Việc thực hiện các quy định của pháp luật cũng như kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để điều chỉnh ngành dịch vụ Logistics có vai trò rất lớn của hiệp hội. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa có hiệp hội Logistics, cộng đồng người cung cấp dịch vụ Logistics ở Việt Nam mới chỉ là công ty giao nhận. Do vậy, có thể coi Hiệp hội cao nhất trong ngành Logistics ở Việt Nam chính là Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFAS)
Như vậy, VIFAS là đại diện tầm cỡ quốc gia của những nhà giao nhận kho vận Việt Nam. Hơn thế, VIFAS còn đại diện cho quyền lợi chung của những doanh nghiệp vận tải Việt Nam trong mối quan hệ với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức
50
giao nhận quốc tế. VIFAS có vai trò rất lớn trong việc tư vấn, tham mưu cho Chính phủ trong việc ban hành các văn bản điều chỉnh dịch vụ Logistics, thể hiện quan những điểm sau:
- Thứ nhất, kiến nghị với nhà nước, các ngành hữu quan và các địa phương về các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển, cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động giao nhận; kiến nghị với cơ quan chức năng của nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động giao nhận ở Việt Nam; tư vấn cho các cơ quan nhà nước trong việc phê chuẩn, gia nhận hoặc ký kết các Công ước quốc tế có liên quan đến hoạt động giao nhận, kho vận.
- Thứ hai, tư vấn cho các hội viên về những vấn đề thương mại, pháp lý về nghiệp vụ giao nhận kho vận .
- Thứ ba, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về các chủ đề pháp lý
,nghiệp vụ kỹ thuật giao nhận vận tải.
Như vậy, kể từ khi ra đời, VIFAS đã đóng góp lớn trong vai trò tham mưu, tư vấn cho Chính phủ về việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như phản ánh những vướng mắc trong kinh doanh của doanh nghiệp để Chính phủ đưa ra phương án thích hợp.
Ngoài VIFAS còn có các hiệp hội nghề nghiệp khác như hội chủ tàu, tổ chức đại lý tàu biển...
Những hiệp hội này là một phần quan trọng trong ngành dịch vụ Logistics với nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho Nhà nước trong việc ban hành điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ Logistics . Vì vậy, đề có những văn bản sát thực tế với hiệu quả thực thi cao cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao vai trò của các hiệp hội, đặc biệt là VIFAS
2.3.2 Phát triển nguồn nhân lực
Theo Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển Dịch vụ logistics trong lĩnh vực GTVT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa ra một số nội dung cụ thể về phát triển nguồn nhân lực:
Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển dịch
vụ logistics; tăng cường hợp tác quốc tế, tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm quản trị cung ứng dịch vụ logistics cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Với một nguồn nhân lực chắp vá, vừa thiếu lại vừa yếu, chúng ta sẽ không có cơ hội để cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ đến từ những hãng vận tải lớn và danh tiếng của nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là cần phải có những giải pháp trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Thứ nhất, thay đổi từ chính công tác đào tạo nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng
Việt Nam cần phải có một ngành học về logistics/quản trị chuỗi cung ứng được đào tạo chính quy, bài bản và có hệ thống tại các trường đại học thì nguồn nhân lực mới được cung ứng một cách bền vững và có chất lượng. Bên cạnh chương trình đào tạo cử nhân, việc phát triển chương trình đào tạo thạc sỹ (thực hành) là hết sức cần thiết, vì đây là nguồn cung ứng chất lượng cao cho ngành Logistics.
- Thứ hai, tăng cường hợp tác giữa các bộ, ban, ngành liên quan tới dịch vụ logistics
Để thúc đẩy ngành Logistics phát triển một cách sâu rộng và toàn diện thì các bộ, ban, ngành có liên quan tới khu vực dịch vụ logistics cần phải hợp tác với nhau chặt chẽ, đặc biệt là Bộ GTVT, Bộ Công thương, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan, VLA, VCCI... để có thể phân định rò khả năng và trách nhiệm của mỗi bên trong chiến lược phát triển logistics nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực Logistics nói riêng. Bộ GTVT cần phải phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công thương và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.
Mặt khác, các bộ, ban, ngành cũng cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau để có được sự hỗ trợ cần thiết, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và thực tiễn.
- Thứ ba, phát huy vai trò của các chương trình đào tạo trung và ngắn hạn
Cần tiếp tục phát huy các chương trình đào tạo trung và ngắn hạn được thực hiện bởi các viện, trung tâm, hiệp hội và các công ty đào tạo. Các khóa học ngắn
hạn này nên tập trung vào các mảng nghiệp vụ hoặc tác nghiệp chuyên biệt phục vụ cho một nhiệm vụ cụ thể của công việc hoặc đào tạo kiến thức tổng thể, nâng cao cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao của các doanh nghiệp và Nhà nước.
- Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về logistics
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhà trường và doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, quảng bá về logistics; đưa khái niệm logistics trở nên phổ biến trong ngành kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.
- Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực logistics từ phía doanh nghiệp
Bên cạnh sự giúp đỡ đào tạo từ phía các hiệp hội, tổ chức, các trường đại học thì các doanh nghiệp logistics cũng cần phải có những chính sách đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên, phát huy được sức mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một cách tối ưu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài. [25]
2.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng
Vận tải container đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, ở Việt Nam cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đối với dịch vụ vận tải container còn khá yếu, có thể kể đến hệ thống đường bộ còn khá nhỏ và không đảm bảo chất lượng, các cảng biển; sân bay chưa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó trang thiết bị lạc hậu chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành vận tải hiện nay.
Hệ thống pháp luât chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng yêu cầu của ngành cùng với cơ chế thi hành lỏng lẻo. Vì vậy đòi hỏi không ngừng nâng cao và hoàn thiện hệ thống pháp , giảm bớt các khâu thủ tục giấy tờ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngành dịch vụ này.
2.2.5 Nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam
Để thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành dịch vụ Logistics cần phải có sự nỗ lực quyết tâm đổi mới và phát triển của chính các doanh nghiệp trong ngành. Vấn đề lúc này không chỉ đơn giản là giúp doanh nghiệp nhận thức rò hơn tầm quan trọng của ngành dịch vụ Logistics mà quan trọng hơn là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu, nghiên cứu, nắm rò các quy định pháp luật về dịch vụ Logistics của chính đội ngũ nhân viên tại các doanh nghiệp. [18, 35]
KẾT LUẬN
Phân phối giống như mạch máu của nền kinh tế. Hàng hóa mà không đến được với người tiêu dùng thì cũng đồng nghĩa với nhà sản xuất không thể bán được hàng. Đối với những nhà sản xuất, có được hệ thống phân phối hiệu quả chính là có được một lợi thế lớn đối với các đối thủ cạnh tranh. Và Logistics chính là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống phân phối ấy.
Trên thế giới, dịch vụ Logistics đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất và đem lại nguồn thu to lớn cho các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, ở Việt Nam đây lại là một ngành dịch vụ còn non trẻ, còn nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics của Việt Nam chỉ có vai trò là nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh như cung cấp các phương tiện vận tải, kho bãi; chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức điều hành toàn bộ quy trình của dịch vụ Logistics. Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều như: nguồn nhân lực yếu và thiếu; cơ sở hạ tầng kém; hành lang pháp lý còn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, nhất quán.
Với góc nhìn của một sinh viên ngành luật, em thấy rằng việc hoàn thiện các thiếu sót, bấp cập của pháp luật về logistics ở Việt Nam là rất cấp thiết. Nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam liên tiếp đàm phán gia nhập các hiệp định thương mại song phương, đa phương. Từ đó, sản xuất hàng hóa của Việt Nam sẽ phát triển, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ gia tăng, việc trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày một mở rộng. Trong điều kiện này, với vị trí đắc địa trên tuyến đường hàng hải quốc tế giữa Đông và Tây, với hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp cùng sự định hướng phát triển đúng đắn của Nhà nước, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về Logistics chắc chắn sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.[14,20]