Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 16

KẾT LUẬN


Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)” cho phép rút ra những kết luận chung dưới đây.

1. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội phạm khác về chức vụ nói riêng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay đã không ngừng phát triển, kế thừa những giá trị pháp lý truyền thống của dân tộc, vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu trong hoạt động lập pháp hình sự về các tội phạm về chức vụ, từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và bám sát vào các nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam. Sự ghi nhận và phân tách thành Mục A và Mục B trong Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985 là một bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự, không những nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung trong tình hình mới của đất nước, mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật quốc tế, cũng như bảo đảm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2. Nghiên cứu tình hình xét xử các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: số vụ án và số bị cáo về nhóm tội phạm này không nhiều, chủ yếu tập trung vào ba tội phạm cụ thể là tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều

290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291), đồng thời chiếm tỷ lệ cao so với cả nước. Tuy vậy, sự phức tạp và tính nguy hiểm của nhóm tội phạm này vẫn yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật chú ý đấu tranh phòng ngừa đạt hiệu quả cao nhất.

3. Ngoài ra, nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự cho thấy, về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý trong việc phòng ngừa và xử lý kịp thời các hành vi trong nhóm các tội phạm khác về chức vụ, qua đó nâng cao hiệu quả

hoạt động của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và qua áp dụng trên địa bàn cả nước cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định cả dưới góc độ thực tiễn lẫn lập pháp hình sự, qua đó làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng như hoạt động xét xử của Tòa án. Đây là những vấn đề quan trọng cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

4. Vì vậy, trước yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đồng thời bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về chức vụ nói chung và các tội phạm khác về chức vụ nói riêng, đặc biệt phải đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu nội luật hóa một số quy định của Công ước Quốc tế của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng có liên quan. Đây cũng chính là nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, đưa pháp luật Việt Nam hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và bệnh vô cảm của đội ngũ cán bộ, công chức, cũng như tệ nạn hối lộ.

5. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, luận văn bước đầu đã đưa ra những kiến nghị để các nhà làm luật nước ta tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này bằng sự sửa đổi, bổ sung các tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285), tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291), cũng như đề nghị bổ sung thêm một tội phạm mới cho phù hợp với thực tiễn xét xử, Luật phòng, chống tham nhũng và bảo đảm sự tương thích với Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu về các tội phạm khác về chức vụ và phân tích sâu sắc hơn nữa những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm khác về chức vụ không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước, mà còn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của các nhà khoa học - luật gia trong lĩnh vực tư pháp hình sự của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 16


* Tiếng Việt

1. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 19/11/2004, tr. 6 - 7.

2. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2012), Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS(SĐ) ngày 24/9 của Ban Soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi).

4. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (tái bản năm 2007).

5. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (tái bản năm 2007).

6. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01 hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.

9. Phan Huy Chú (1962), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập III, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội.

10. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 và năm 2012.

11. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (1995), Các triều đại Việt Nam (In lần thứ hai có sửa chữa và bổ sung), NXB Thanh niên, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr. 250 - 252, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Điệp, Đinh Thị Ngọc Dung (1996), 900 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Trần Văn Độ (2003), "Chương V - Trách nhiệm hình sự", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Phạm Mạnh Khải (2010), Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng - Một góc nhìn tổng quát, Tạp chí Thanh tra, (7), tr. 14.

19. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tr. 228 - 246, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

20. Hệ thống văn bản pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự (1998), tr. 157

- 188, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Trần Thị Hiền (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, tr. 189 - 192, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

23. Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên (2011), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.

24. Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (được sửa đổi bổ sung năm 2009, có hiệu lực từ 01/01/2010), NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tr. 642, NXB Tư pháp, Hà Nội.

26. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Phan Huy Lê (1961), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Đỗ Mười (1995), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”, Thông tin Khoa học pháp lý, (12).

29. Đinh Thị Kiều My (2012), Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

31. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Đinh Văn Quế (2002), Bình luật khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm). Tập V - Các tội phạm về chức vụ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập 3 - Các tội phạm về chức vụ, các tội phạm về ma túy, tr. 180, NXB Lao động, Hà Nội.

34. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2007), Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, tr. 87, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

35. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

36. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

37. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

38. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

39. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

40. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

41. Quốc hội (2013), Luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.

42. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức, Hà Nội.

43. Quốc hội (2010), Luật viên chức, Hà Nội.

44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, tr. 530 - 550, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Đức, tr. 532 - 555, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

46. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam, NXB Đồng Nai.

47. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập 1, tr. 30 - 138.

48. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999.

49. Đào Trí Úc (chủ biên) (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

52. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.

53. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, Hà Nội.

54. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1995), Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều Hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội.

56. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

57. Võ Khánh Vinh (1996), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, tr. 48 - 52, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), tr. 611, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

59. Trịnh Tiến Việt (2010), Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam, tr. 240, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

60. Trịnh Tiến Việt (2011), “Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam và Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, 18 (tháng 8, 9), tr. 12 - 15.

61. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, tr. 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


* Tiếng Anh

62. Rob White, Fiona Haines (2000), Crime and Criminology: An introduction (Second Edition), Oxford University Press.

63. Richard A. Wright (Editor) (2005), Encyclopedia of Criminology, Fitzroy Dearborn Publishers - UK.


* Trang Web

64. Http://vi.wikipedia.org/wiki.

65. Http://www.catphcm.bocongan.gov.vn

66. Http://www.google.com/.

67. Http://www.mathieudeflem.net.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí