Kết Quả Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Tổng Nợ (Tdr), Tỷ Lệ Nợ Ngắn Hạn (Stdr), Và Tỷ Lệ Nợ Dài Hạn (Ltdr)


Bảng 4.3: Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ tổng nợ (TDR), tỷ lệ nợ ngắn hạn (STDR), và tỷ lệ nợ dài hạn (LTDR)

TDR

PM

FEM

REM

Coefficient

Prob.

Coefficient

Prob.

Coefficient

Prob.

SIZE

0.036003

0.0000

0.009491

0.0914

0.022706

0.0000

PRO

-1.275561

0.0000

-0.566553

0.0000

-0.726382

0.0000

TANG

-0.100259

0.0001

-0.033946

0.3044

-0.057781

0.0321

GROW

0.067060

0.0000

0.034925

0.0000

0.042125

0.0000

LIQ

-0.024767

0.0000

-0.015127

0.0000

-0.016783

0.0000

RISK

0.019605

0.4561

0.002540

0.9289

0.010190

0.6790

C

0.177799

0.0012

0.440111

0.0000

0.285952

0.0000

Adjusted R-squared

0.485963

0.903231

0.325149


Durbin-Watson stat

0.374280

1.859091

1.325200


Hausman Test




0.0000


STDR

PM

FEM

REM

Coefficient

Prob.

Coefficient

Prob.

Coefficient

Prob.

SIZE

0.030741

0.0000

0.014561

0.0257

0.026569

0.0000

PRO

-0.784530

0.0000

-0.418376

0.0000

-0.558486

0.0000

TANG

-0.355036

0.0000

-0.200091

0.0000

-0.273547

0.0000

GROW

0.045918

0.0000

0.026396

0.0004

0.032285

0.0000

LIQ

-0.026941

0.0000

-0.015951

0.0000

-0.018235

0.0000

RISK

0.084323

0.0007

0.036883

0.2642

0.057347

0.0310

C

0.170865

0.0009

0.294655

0.0009

0.169970

0.0069

Adjusted R-squared

0.483670

0.851339

0.313283


Durbin-Watson stat

0.494466

1.790272

1.323382


Hausman Test




0.0000


LTDR

PM

FEM

REM

Coefficient

Prob.

Coefficient

Prob.

Coefficient

Prob.

SIZE

0.005262

0.1138

-0.005070

0.3222

-0.000919

0.8145

PRO

-0.491032

0.0000

-0.148179

0.0022

-0.216846

0.0000

TANG

0.254777

0.0000

0.166145

0.0000

0.198452

0.0000

GROW

0.021142

0.0316

0.008529

0.1422

0.011984

0.0341

LIQ

0.002174

0.2020

0.000824

0.4562

0.000635

0.5523

RISK

-0.064718

0.0038

-0.034344

0.1858

-0.042934

0.0527

C

0.006933

0.8812

0.145454

0.0368

0.086881

0.1079

Adjusted R-squared

0.217580

0.830080

0.103530


Durbin-Watson stat

0.314151

1.682347

1.247512


Hausman Test




0.0018

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam - 6


Nguồn: Số liệu được trích từ phụ lục 1, 2 và 3.


Tuy nhiên, kết quả kiểm định Hausman cho mô hình REM cho thấy giá trị P-value của TDR (0.0000), STDR (0.0000) và LTDR (0.0018) đều nhỏ hơn

0.05. Kết quả kiểm định này chứng tỏ rằng có tương quan giữa thành phần sai số ngẫu nhiên εi và các biến giải thích. Do đó, mô hình REM sẽ tiếp tục bị loại.

Tóm lại, mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) là mô hình tốt nhất trong ba mô hình nghiên cứu. Tôi sẽ sử dụng mô hình FEM để phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần Việt Nam.


4.4. Thảo luận về các kết quả nghiên cứu‌


Bảng 4.4: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu5



STT


Nhân tố

Kết quả kỳ vọng theo lý thuyết

Kết quả kỳ vọng theo giả thuyết


Kết quả thực nghiệm

TOT

POT

TDR

STDR

LTDR

1

SIZE

+

+

+6

+

Ø

2

PRO

+

3

TANG

+

+

Ø

+

4

GROW

+

+

+

+

Ø

5

LIQ

+

Ø

6

RISK

Ø

Ø

Ø

Nguồn: Các kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ mô hình FEM.


5 Ghi chú: TOT (The Trade-off Theory) là lý thuyết đánh đổi, còn POT (The Pecking Order Theory) là lý thuyết trật tự phân hạng. Dấu (+) và () lần lượt thể hiện mối tương quan thuận và nghịch giữa các nhân tố và tỷ lệ nợ. Ký hiệu “Ø” thể hiện các nhân tố không tác động đến tỷ lệ nợ.


6 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) tương quan thuận với tỷ lệ tổng nợ ở mức ý nghĩa thống kê 10%.


Các kết quả nghiên cứu từ mô hình FEM được tóm tắt và thể hiện ở bảng 4.4. Phần dưới đây sẽ giải thích về mối quan hệ giữa các nhân tố và tỷ lệ nợ của các công ty cổ phần phi tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2012.


Mối quan hệ giữa nhân tố quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tỷ lệ nợ


Quy mô doanh nghiệp (SIZE) tương quan thuận với tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, nhưng không tác động đến tỷ lệ nợ dài hạn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những công ty có quy mô lớn sẽ có xu hướng vay nhiều nợ, chủ yếu là nợ ngắn hạn.

Các tổ chức tín dụng luôn xem xét khả năng trả nợ của các công ty để cung cấp hạn mức tín dụng cho họ. Các công ty lớn thường đa dạng hóa trong đầu tư nên rủi ro dẫn đến phá sản của họ sẽ rất thấp. Vì vậy, khả năng trả nợ của họ sẽ tốt hơn các công ty nhỏ. Với lợi thế về quy mô, các công ty lớn sẽ dễ dàng tiếp cận với thị trường nợ và có thể vay nợ với lãi suất thấp. Do đó, họ sẽ có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.

Ta thấy các khoản nợ mà các công ty có quy mô lớn vay chủ yếu là nợ ngắn hạn chứ không phải là nợ dài hạn. Điều này cũng thật dễ hiểu, do thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển nên họ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để vay nợ dài hạn. Vì thế cho nên các công ty có quy mô lớn chủ yếu vay nợ ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng.

Mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ nợ phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn. Kết quả nghiên cứu của luận văn tương đồng với kết quả nghiên cứu của Han-Suck Song (2005), Ali (2011), Baharuddin và cộng sự (2011), Sheikh và Wang (2011), Ba-Abbad và Ahmad- Zaluki (2012), Brendea (2012), Aurangzeb và Haq (2012).


Mối quan hệ giữa nhân tố lợi nhuận (PRO) và tỷ lệ nợ


Lợi nhuận (PRO) tương quan nghịch với cả ba tỷ lệ nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy những công ty càng có nhiều lợi nhuận thì càng ít sử dụng nợ.


Các công ty có nhiều lợi nhuận sử dụng rất ít nợ bởi vì họ thích sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nếu các công ty này muốn sử dụng nguồn tài trợ từ nợ và vốn cổ phần thì họ bị buộc phải cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của họ ra bên ngoài. Đây là điều mà các công ty có nhiều lợi nhuận không muốn thực hiện bởi vì các thông tin này là rất quan trọng và rất có giá trị đối với họ. Vì thế, họ sẽ có khuynh hướng sử dụng các khoản lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các tài sản.


Ngoài ra, lý do khiến cho các công ty có nhiều lợi nhuận thích sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động mở rộng đầu tư là vì họ có thể dễ dàng và nhanh chóng đưa nguồn này vào sử dụng ngay mà không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm. Hơn nữa, thông qua việc sử dụng nguồn tài trợ nội bộ, các công ty có nhiều lợi nhuận sẽ có thể hạn chế pha loãng quyền sở hữu.


Mối quan hệ nghịch chiều giữa nhân tố lợi nhuận và tỷ lệ nợ phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Kết quả nghiên cứu của luận văn giống với kết quả nghiên cứu của Han-Suck Song (2005), Shah và Khan (2007), Al-Qudah (2011), Ali (2011), Sheikh và Wang (2011), Ebadi và cộng sự (2011), Baharuddin và cộng sự (2011), Ba-Abbad và Ahmad-Zaluki (2012), Brendea (2012).


Mối quan hệ giữa nhân tố tài sản hữu hình (TANG) và tỷ lệ nợ


Tài sản hữu hình (TANG) không tác động đến tỷ lệ tổng nợ, nhưng tương quan nghịch với tỷ lệ nợ ngắn hạn và tương quan thuận với tỷ lệ nợ dài hạn. Kết quả


nghiên cứu chỉ ra rằng những công ty có nhiều tài sản hữu hình sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn.


Các chủ nợ thường đòi hỏi các công ty vay nợ phải có các tài sản đảm bảo, thường là tài sản cố định (hữu hình), cho các khoản nợ vay. Nếu các công ty không có khả năng trả nợ thì các chủ nợ sẽ phát mại các tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Bởi vì tài sản cố định được xem như là vật thế chấp cho các khoản nợ vay nên công ty càng có nhiều tài sản cố định thì càng có nhiều khả năng vay nợ, đặc biệt là các khoản nợ dài hạn.


Các kết quả nghiên cứu của Han-Suck Song (2005), và Al-Qudah (2011), Ba- Abbad và Ahmad-Zaluki (2012) cũng cho thấy tài sản hữu hình tương quan thuận với tỷ lệ nợ dài hạn.


Mối quan hệ giữa nhân tố cơ hội tăng trưởng (GROW) và tỷ lệ nợ


Cơ hội tăng trưởng (GROW) tương quan thuận với tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, nhưng không tác động đến tỷ lệ nợ dài hạn. Kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng những công ty tăng trưởng cao có xu hướng vay nhiều nợ, chủ yếu là nợ ngắn hạn.


Các công ty tăng trưởng cao thường cần rất nhiều vốn để tài trợ thêm cho các tài sản. Do nguồn lợi nhuận giữ lại không đủ đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng cao của họ vì vậy họ phải sử dụng đến nguồn tài trợ nợ từ bên ngoài. Các khoản nợ mà các công ty tăng trưởng cao vay chủ yếu là nợ ngắn hạn bởi vì họ không thể phát hành trái phiếu để vay nợ dài hạn trên thị trường trái phiếu Việt Nam vốn còn khá non trẻ.


Mối quan hệ thuận chiều giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ nợ phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Kết quả nghiên cứu của luận văn giống với kết quả


nghiên cứu của Baharuddin và cộng sự (2011), Ebadi và cộng sự (2011), Pahuja và Sahi (2012).


Mối quan hệ giữa nhân tố khả năng thanh khoản (LIQ) và tỷ lệ nợ


Khả năng thanh khoản (LIQ) tương quan nghịch với tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, nhưng không tác động đến tỷ lệ nợ dài hạn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những công ty càng có nhiều khả năng thanh khoản thì càng ít sử dụng nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn.


Các công ty với lợi thế về khả năng thanh khoản có thể vay nhiều nợ để tận dụng lợi ích của tấm chắn thuế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty có nhiều khả năng thanh khoản lại có xu hướng sử dụng rất ít nợ. Lý do là vì các công ty này đã ưu tiên sử dụng các tài sản ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của họ. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, việc sử dụng có hiệu quả các tài sản ngắn hạn sẽ giúp cho các công ty giảm được lượng nợ vay mượn từ các tổ chức tín dụng, và từ đó có thể giảm bớt các rủi ro tài chính.


Mối quan hệ nghịch chiều giữa khả năng thanh khoản và tỷ lệ nợ phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Kết quả nghiên cứu của luận văn giống với kết quả nghiên cứu của Sheikh và Wang (2011), Ahmad và cộng sự (2011), Ebadi và cộng sự (2011).


Mối quan hệ giữa nhân tố rủi ro kinh doanh (RISK) và tỷ lệ nợ


Rủi ro kinh doanh (RISK) không tác động đến cả ba tỷ lệ nợ. Kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng các công ty cổ phần Việt Nam đã không chú trọng nhiều đến công tác quản trị rủi ro tài chính.


Mức độ biến động trong thu nhập là dấu hiệu nhận biết sự phá sản. Những công ty có mức độ biến động trong thu nhập cao được xem là rất rủi ro bởi vì họ có thể phá sản (Shah và Khan, 2007). Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết trật tự phân hạng, khi mức độ biến động trong thu nhập của các công ty gia tăng thì họ nên giảm tỷ lệ nợ xuống ở mức độ an toàn. Mục đích của việc giảm tỷ lệ nợ là giúp cho các công ty giảm bớt các rủi ro tài chính, các rủi ro có thể dẫn đến phá sản do vay nợ quá nhiều.


Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy biến rủi ro kinh doanh không tác động đến cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam. Điều này chứng tỏ các công ty Việt Nam đã xem nhẹ công tác quản trị rủi ro tài chính. Kết quả nghiên cứu của luận văn giống với kết quả nghiên cứu của Shah và Khan (2007).


Tóm tắt chương 4


Trong chương bốn, luận văn đã sử dụng mô hình gộp (PM), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để kiểm định các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các công ty cổ phần Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có mô hình FEM là phù hợp cho việc kiểm định này. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Nhân tố quy mô doanh nghiệp (SIZE) tương quan thuận với tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, nhưng không tác động đến tỷ lệ nợ dài hạn.

Nhân tố lợi nhuận (PRO) tương quan nghịch với cả ba tỷ lệ nợ.

Nhân tố tài sản hữu hình (TANG) không tác động đến tỷ lệ tổng nợ, nhưng tương quan nghịch với tỷ lệ nợ ngắn hạn và tương quan thuận với tỷ lệ nợ dài hạn.

Nhân tố cơ hội tăng trưởng (GROW) tương quan thuận với tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, nhưng không tác động đến tỷ lệ nợ dài hạn.

Nhân tố khả năng thanh khoản (LIQ) tương quan nghịch với tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, nhưng không tác động đến tỷ lệ nợ dài hạn.

Nhân tố rủi ro kinh doanh (RISK) không tác động đến cả ba tỷ lệ nợ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022