Mô Hình Chấp Thuận Công Nghệ (Technology Acceptance Model – Tam)


Nhận thức sự

hữu ích

Biến bên

ngoài

Thái độ

Dự định sử

dụng

Sử dụng

thực sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nhận thức tính

dễ sử dụng


Sơ đồ 1. 5: Mô hình chấp thuận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)

( Nguồn: Fred Davis, 1989)

1.4. Mô hình đề xuất


Qua việc tham khảo, phân tích các đề tài nghiên cứu có liên quan cùng với cơ sở lý luận, tôi đã đối chiếu với đề tài của mình và lựa chọn đưa các nhân tố sau vào mô hình nghiên cứu của mình, đó là các nhân tố:

- Thương hiệu


- Giá cả


- Chất lượng sản phẩm


- Dịch vụ chăm sóc khách hàng


- Chuẩn chủ quan


Từ đó, mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện như sau:


Thương hiệu

Giá cả

Chất lượng sản phẩm

Quyết định mua

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Chuẩn chủ quan



Sơ đồ 1. 6: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng.

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất này, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm nội thất của công ty Wood Park cụ thể như sau:

- Cảm nhận về thương hiệu: là sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng tổng thể, về ưu thế vượt trội của hàng hóa hay dịch vụ so với ý định tiêu dùng và so với đối thủ cạnh tranh.

- Cảm nhận về giá cả: là mức độ mà người tiêu dùng cảm thấy phù hợp với mức chi phí bỏ ra cho một số sản phẩm dịch vụ.


- Cảm nhận về chất lượng sản phẩm: là mức độ mà người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn với kì vọng và nhu cầu khi sử dụng sản phẩm.

- Cảm nhận về dịch vụ chăm sóc khách hàng: là mức độ mà người tiêu dùng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của công ty từ lúc tư vấn sản phẩm đến hậu mãi sau khi mua và cả quá trình giao nhận sản phẩm.

- Chuẩn chủ quan: Là mức độ mà người sử dụng bị ảnh hưởng bởi những người có

ảnh hưởng đến động cơ sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.

1.5. Cơ sở thực tiễn


Thị trường nội thất gia đình Việt Nam được dự báo sẽ có những biến động tích cực trong vòng 5 năm tới (2020 - 2025), cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR COMPOUND ANNUAL GROWTH RATE) dự kiến sẽ đạt CAGR 5%.

Theo các chuyên gia phân tích, Việt Nam là quốc gia lý tưởng để các công ty, hãng nội thất xây dựng những nhà máy sản xuất đồ nội thất và đầu tư và xuất khẩu các sản phẩm nội thất.

Tính đến thời điểm hiện tại, những sản phẩm nội thất đến từ Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chính là Mỹ, Anh, Canada, Úc và Nhật Bản là những thị trường vô cùng khó tính. Các sản phẩm nội thất của Việt Nam cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc - quốc gia được mệnh danh là công xưởng của thế giới.

Đối với thị trường nội thất nội địa, người tiêu dùng Việt Nam có thị hiếu lựa chọn các sản phẩm nội thất bằng gỗ, chính điều này đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm nội thất, ngoại thất ở Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trên đà đi lên trong những năm tới.

Với các nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn khác trên thế giới, ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam nắm giữ lợi thế sản xuất, về tiềm năng mở rộng thị phần toàn cầu bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên và khả đường bờ biển dài thuận tiện cho kênh phân phối đường thủy.


Sự tăng trưởng ấn tượng này có sự đóng góp không nhỏ bởi nhu cầu ngày càng tăng cao từ các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thậm chí là cả các quốc gia Trung Đông và Ấn Độ.

Hơn nữa, với sự đô thị hóa ngày càng tăng và nhu cầu xây dựng nhà ở, căn hộ và tòa nhà tăng cao thị trường nội thất gia đình Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng trong giai đoạn dự báo.

Các phân khúc thị trường nội thất Việt Nam

Mordor Intelligence dự báo, giai đoạn 2020 - 2025 sẽ là năm bùng nổ của phân khúc nội thất nhà bếp tại thị trường nội thất Việt Nam. Phân khúc nội thất nhà bếp bao gồm các thiết bị nhà bếp và đồ nội thất bằng gỗ khác. Lý giải cho sự lên ngôi của phân khúc nội thất nhà bếp, các chuyên gia phân tích đã dựa trên sự gia tăng đô thị hóa và tu sửa nhà bếp cũng như sự đầu tư mạnh tay từ các đơn vị ngành khách sạn, các nhà hàng do sự phát triển về du lịch.


Doanh thu từ thị trường nội thất nhà bếp tại Việt Nam tính theo đơn vị 1

Doanh thu từ thị trường nội thất nhà bếp tại Việt Nam tính theo đơn vị triệu đô

(2015-2024)


Theo thống kê, doanh thu của mảng nội thất nhà nhà bếp tại thị trường nội thất Việt Nam được định giá 0,6 tỷ USD vào năm 2015. Đối với thị trường nội thất toàn cầu, phân khúc nội thất nhà bếp cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của thị trường nội thất Hoa Kỳ vào năm 2015.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng và sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn này. Cụ thể theo số liệu Mordor Intelligence đưa ra, năm 2017, giá trị xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam đạt khoảng 8 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đồ nội thất được định giá là 7,6 tỷ USD. Năm 2018, giá trị xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ là 9 tỷ USD. Gỗ và đồ nội thất đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ sáu tại Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới.

Thị trường nội thất Việt Nam có thể chia thành 2 phân khúc chính: Hàng thông thường và hàng cao cấp. Các sản phẩm thông thường được làm từ thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Sản phẩm cao cấp thông thường là hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn (các doanh nghiệp chế biến gỗ phân bổ ở cả 3 miền, các doanh nghiệp FDI và liên doanh thường phân bố ở các khu công nghiệp).


Trong số những thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ từ ngoài EU trong 2 2


Trong số những thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ từ ngoài EU trong 2 tháng đầu năm 2019, thì Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường cung cấp chính, trong đó tỉ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 50,2% và Việt Nam chiếm gần 12%.

Theo báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi EVBN, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất. Chỉ tính riêng trong năm 2015, tại thị trường châu Âu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nội thất đã đạt 7,2 tỷ USD và 1,7 tỷ USD với các mặt hàng trang trí nhà ở. Sự phát triển của ngành sản xuất nội thất tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng đều với nhịp độ 9,4% mỗi năm.


Việt Nam có cơ hội vượt Trung Quốc thành nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất cho 3

Việt Nam có cơ hội vượt Trung Quốc thành nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất cho Mỹ

Tính riêng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam năm 2018 đã chạm mốc 9,3 tỉ USD, đứng thứ hai châu Á và thứ năm thế giới. Thị trường chế biến gỗ trong nước vô cùng sôi động với sự hiện diện của gần 4.500 doanh nghiệp, mang lại việc làm cho gần nửa triệu lao động. Cũng theo phân tích của EVBN, thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung theo hướng xuất khẩu và bỏ ngỏ sân nhà. Phần lớn thị trường nội địa là sân chơi của các mặt hàng nhập khẩu, có nguồn gốc chủ yếu là từ Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY WOOD PARK

2.1. Tổng quan về Công Ty TNHH MTV Nội Thất Wood Park

2.1.1. Giới thiệu chung

• Tên công ty: Công ty TNHH MTV Nội thất Wood Park

• Người đại diện: Giám đốc Nguyễn Tuấn Anh

Trụ sở và xưởng sản xuất: Phú Thượng, Phú Vang, tỉnh TT Huế (Ngã 4 Tỉnh lộ 10 –

Phạm Văn Đồng).

• Bao gồm 1 cửa hàng bán lẻ và 1 showroom:

Cửa hàng bán lẻ: 41 Trần Thúc Nhẫn, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế Showroom: 29 Trần Thúc Nhẫn, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế

• Mã số thuế: 3301611992

• Email: md@woodparkdesign.com

• Website: http://www.woodparkdesign.com

• Logo công ty


Hình 2 1 Logo công ty TNHH MTV Nội Thất Wood Park • Slogan Living space design to 4

Hình 2. 1: Logo công ty TNHH MTV Nội Thất Wood Park

• Slogan: Living space design to inspire


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển – Các cột mốc


Công ty TNHH MTV Nội thất Wood Park được thành lập vào tháng 07/2017. Trải qua gần 4 năm hình thành và phát triển, với tầm nhìn, sứ mệnh đúng đắn dựa trên những giá trị cốt lòi bền vững mà Công ty TNHH MTV Nội thất Wood Park đã trở thành thương hiệu thiết kế và thi công nội thất uy tín tại Huế.

Là một công ty trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm thị trường, trong quá trình hoạt động, bước đầu Công ty TNHH MTV Nội thất Wood Park cũng gặp nhiều khó khăn. Việc đưa sản phẩm đến từng đối tượng khách hàng mục tiêu chủ yếu là tiếp cận trực tiếp hoặc thông qua các mối quan hệ sẵn có. Điều này duy trì trong thời gian đầu khi công ty mới thành lập khiến thu không bù chi. Mặc dù đã có chuẩn bị từ trước nhưng với mức độ cạnh tranh cao từ các đơn vị kinh doanh khác, do khó khăn trong nguồn vốn đầu tư việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm chỉ giới hạn trong các mối quan hệ cá nhân, vấn đề này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của công ty. Đứng trước khó khăn này đòi hỏi công ty phải có những giải pháp kịp thời khắc phục.

Tuy nhiên, sau hơn nửa năm hoạt động công ty đã rút ra được kinh nghiệm, xử lý được các vấn đề liên quan, đưa ra các biện pháp marketing phù hợp để ngày càng hoàn thiện và tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu và đem lại lợi nhuận cho công ty.

Hiện công ty đang nằm trong giai đoạn phát triển, không ngừng đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thích hợp, kèm theo đó là các chiến lược cho từng quý, từng năm và cho khoảng thời gian 3 năm. Công ty tiếp nhận các đề tài nghiên cứu của sinh viên để góp phần hỗ trợ phát triển công ty trong giai đoạn này.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty


Công ty TNHH Nội thất Wood Park Huế (Wood Park Design) chuyên tư vấn thiết kế và thi công sản phẩm nội thất nhà ở - biệt thự - căn hộ cao cấp tại Huế và tỉnh thành lân cận.

2.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lòi

Tầm nhìn


“Wood Park sẽ là công ty hoạt động SÂU và RỘNG trong lĩnh vực nội thất”

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí