Các Giải Pháp Và Khuyến Nghị Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Của Kiểm Toán Nhà Nước



bãi bỏ chính sách chế độ chưa phù hợp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tầm ảnh hưởng của KINHNGHIEM tới Chất lượng kiểm toán BCTC trong mô hình được đánh giá ở mức 0,088 và significant ở mức 0,021 lớn hơn mức 0,05 nên nhân tố có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và khẳng định giả thuyết H3 về kinh nghiệm của Kiểm toán viên có quan hệ thuận chiều tới chất lượng kiểm toán. Kết quả của luận án phù hợp với các nghiên cứu trước đó như Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer và cộng sự (1995), Behn và cộng sự (1997), Boon và cộng sự (2008).

Hệ thống pháp lý (PHAPLY) có ảnh hưởng thuận chiều tới chất lượng kiểm toán BCTC, thống nhất quan điểm của Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013). Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,084 và chỉ số significant đạt 0,007 nhỏ hơn 0,01 nên nhân tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy sự phù hợp của hệ thống pháp luật của Nhà nước, Hệ thống chuẩn mực, các quy trình kiểm toán và hướng dẫn kiểm toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện kiểm toán ngân hàng của KTNN. Việc Luật KTNN sửa đổi năm 2019 đã bổ sung một số quyền và trách nhiệm của KTNN như quyền truy cập vào dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán. Hiện nay việc các ngân hàng chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ thông qua hệ thống CNTT, thì việc được Luật định quyền truy cập là một bước tiến lớn với KTNN. Bên cạnh đó các đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại và mạnh hơn là kiện KTNN ra tòa nếu Kiến nghị của KTNN không đúng pháp luật và ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán, điều này cũng gián tiếp giúp KTVNN ý thức hơn trong việc thực hiện kiểm toán, thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra kết luận và kiến nghị phù hợp và tránh các rủi ro pháp lý về sau.

Ý thức tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (TUANTHU) càng cao, chất lượng kiểm toán BCTC càng tốt. Điều này thể hiện ở chỉ số Beta đạt 7,2% và có giá trị dương. Mức significant đạt mức thống kê 1% chứng tỏ nhân tố có ý nghĩa thống kê khẳng định giả thuyết H4 về ý thức tuân thủ chuẩn mực KTNN của Kiểm toán viên có quan hệ thuận chiều tới chất lượng kiểm toán. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu kiểm toán viên không thực hiện đúng hoặc bỏ sót các thủ tục kiểm toán sẽ làm giảm chất lượng kiểm toán. Do đó, việc KTVNN tuân thủ theo chuẩn mực về đạo đức, kế hoạch, quy trình, pháp luật,… sẽ đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán ở mức cao và ít có khả năng thỏa hiệp trong quá trình kiểm toán. Trong những năm gần đây, Tổng



KTNN đã ban hành nhiều Chỉ thị, Công điện quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và nâng cao hơn nữa hình ảnh, uy tín của kiểm toán viên nhà nước cũng như của KTNN, đồng thời đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá chất lượng thành viên tổ kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán và đoàn Kiểm toán nhà nước.

Chỉ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này ở mức 6,7% và significant đạt 0,042 lớn hơn mức 0,05 cho thấy giả thuyết H10: Các nhân tố thuộc về của ngân hàng (NGANHANG) được kiểm toán có tác động thuận chiều với chất lượng kiểm toán. Kết quả này không đi ngược lại với nhận định của các nhà nghiên cứu như Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013), Bùi Thị Thủy (2014). Điều này cho thấy, sự hiểu biết của ban lãnh đạo ngân hàng về luật pháp, về việc công bố thông tin và sự hợp tác với KTNN sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán cởi mở, có hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian giải trình và phát hành báo cáo kiểm toán. Bên cạnh đó, chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính minh bạch của báo cáo tài chính giúp KTNN có được các thông tin tài chính chuẩn xác, cơ cấu tổ chức được xây dựng tốt và ổn định sẽ giúp quá trình kiểm toán được thực hiện hiệu quả hơn thông qua các đầu mối công việc được phân công làm việc với KTVNN.

Cuối cùng mặc dù qua kết quả phân tích hồi quy nhân tố DOCLAP có mức ảnh hưởng thấp nhất tới chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng với chỉ số Beta là 0,055 và chỉ số significant chỉ đạt 0,095 lớn hơn mức 0,05 nhưng vẫn lớn hơn mức 0,1 chứng tỏ nhân tố độc lập chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Điều này có thể giải thích do Luật Kiểm toán nhà nước, Quy chế hoạt động đoàn của Kiểm toán nhà nước và nhiều quy định pháp luật có liên quan khác đã đưa ra các hành vi bị cấm trong hoạt động kiểm toán trong đó có các quy định như tuyệt đối không được nhận tiền, quà biếu hay không được thực hiện kiểm toán nếu Kiểm toán viên có các lợi ích trực tiếp hoặc giản tiếp thông qua người thân tại đơn vị được kiểm toán. Đặc biệt việc độc lập khách quan của Kiểm toán viên đã được hiến định tại điều 118 Hiến Pháp “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”. Tính độc lập của KTNN đã được thể hiện đầy đủ trong nhiều năm qua và có tính ổn định cao do vậy việc ảnh hưởng của tính độc lập tới kết quả kiểm toán không có sự thay đổi nhiều trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.



Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 18

các năm qua, tuy nhiên, đây là nhân tố rất quan trọng và là yêu cầu bắt buộc với tất cả Kiểm toán viên nhà nước khi thực thi công vụ, đảm bảo góp phần tạo nên sự minh bạch, an toàn và bền vững của nền tài chính quốc gia. Kết quả thuận chiều giữa biến DOCLAP với chất lượng kiểm toán một lần nữa khẳng định ý kiến của các nhà nghiên cứu trước đây như DeAngelo (1981), Richard (2006) và Boon và cộng sự (2008).



CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

5.1. Định hướng về nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC do Kiểm toán Nhà nước thực hiện giai đoạn 2020- 2030 và tầm nhìn đến năm 2035

Chất lượng kiểm toán là một trong những trụ cột quan trọng trong Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030 (giai đoạn 2020- 2030) và tầm nhìn đến năm 2035. Theo đó, chất lượng kiểm toán phải liên tục được cải tiến và tăng cường trên cả ba mặt là năng lực, hiệu lực và hiệu quả. Chiến lược nâng cao chất lượng kiểm toán tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:

Về năng lực kiểm toán

(1) Nâng cao năng lực kiểm toán đối với quyết toán NSNN các bộ, cơ quan trung ương và quyết toán ngân sách địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tăng cường các cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán CNTT, kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu, kiểm toán những nội dung vì sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao chất lượng kiểm toán tài chính, thay đổi cách thức tiếp cận kiểm toán, tổ chức kiểm toán theo thông lệ quốc tế.

(2) Phát triển đa dạng hóa các nội dung kiểm toán, từng bước phát triển vững chắc, đồng bộ kiểm toán hoạt động, kiểm toán CNTT, kiểm toán môi trường và các nội dung, lĩnh vực kiểm toán mới; tăng cường và phát huy hơn nữa tính độc lập của KTNN, bảo đảm hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy, từng bước hiện đại.

(3) Nâng cao chất lượng kiểm toán, đánh giá dự toán NSNN; kịp thời đưa ra các ý kiến cảnh báo, tư vấn độc lập ngay từ khâu lập dự toán giúp Quốc hội, Chính phủ đánh giá những kịch bản hoặc dự báo có thể xảy ra trong trung và dài hạn liên quan đến các chu kỳ phát triển của nền kinh tế, việc trả nợ, các chương trình mục tiêu quốc gia và những cam kết khác như an sinh xã hội, trợ cấp hưu trí, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu hay các cú sốc tài chính; giúp Quốc hội có nguồn thông tin tin cậy, độc lập, khách quan để quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, quyết định đầu tư dự án, công trình quan trọng quốc gia.



(4) Định kỳ kiểm toán nợ công quốc gia nhằm đánh giá việc quản lý và sử dụng các nguồn lực, cơ cấu, nội dung, tính chất của các nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng như dự báo, phân tích tính an toàn nợ công, tính bền vững của các nhân tố tác động trong thứ tự ưu tiên bố trí, sử dụng nguồn lực để phát triển nền kinh tế quốc gia.

Về hiệu lực kiểm toán

(1) Không ngừng gia tăng giá trị và lợi ích của hoạt động KTNN bằng việc liên tục cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân, đặc biệt là việc không ngừng gia tăng giá trị của BCKT theo quy định của Luật KTNN.

(2) Kiểm toán các chuyên đề lớn đối với việc quản lý điều hành ngân sách nhà nước, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những vấn đề quan trọng của đất nước. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, cung cấp các thông tin tin cậy, trung thực, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành của Chính phủ; phục vụ tích cực cho hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

(3) Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan Đảng, đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ.

(4) Tăng cường kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, áp dụng CNTT để theo dõi đầy đủ, liên tục các kết luận, kiến nghị kiểm toán, xây dựng và áp dụng chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật KTNN.

(5) Duy trì và phát triển mối quan hệ phối hợp của các bên liên quan (đơn vị được kiểm toán, Quốc hội, Chính phủ, người dân, các cơ quan kiểm toán tối cao, các tổ chức quốc tế, các đơn vị truyền thông...) đến hoạt động của KTNN nhằm nâng cao hiệu lực kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Về hiệu quả kiểm toán

(1) Không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, rút ngắn thời gian kiểm toán, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức và hoạt động KTNN; tăng cường áp dụng các phương pháp kiểm toán theo thông lệ quốc tế và CNTT hiện đại vào công tác kiểm toán để tăng dần số lượng các cuộc kiểm toán tại trụ sở KTNN.



(2) Nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ KTV, đảm bảo 100% KTV am hiểu và vận dụng thành thạo CNTT trong hoạt động kiểm toán để chuyển quy trình kiểm toán truyền thống sang quy trình kiểm toán số dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, tạo động lực đột phá nâng cao hiệu quả kiểm toán.

(3) Xây dựng phương án tổ chức kiểm toán hàng năm khoa học và chặt chẽ, chú trọng kết hợp, lồng ghép các cuộc kiểm toán, điều hành hoạt động kiểm toán theo hướng linh hoạt, giảm thiểu số lần triển khai, kết luận tại cùng một đơn vị được kiểm toán; nâng cao chất lượng công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán và phân tích, tổng hợp kết quả kiểm toán; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra của Đảng và Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán và trao đổi thông tin.

(4) Xây dựng và hoàn thiện đầy đủ quy trình, hồ sơ mẫu biểu kiểm toán theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cải cách thủ tục hành chính, trong đó tập trung: Hoàn thiện đầy đủ Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên trọng yếu, rủi ro theo Chuẩn mực KTNN từng lĩnh vực; hoàn thiện quy trình kiểm toán theo hướng phù hợp với Chuẩn mực KTNN, thông lệ quốc tế; sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán phù hợp với Luật KTNN, hệ thống Chuẩn mực KTNN, phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán.

(5) Chuẩn hóa hoạt động KSCLKT, trong đó tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, chú trọng đánh giá chất lượng đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và thành viên đoàn kiểm toán làm cơ sở luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, nâng lương, đánh giá công chức; xây dựng quy định phân cấp về trách nhiệm của các cấp liên quan đến kết quả, kiến nghị kiểm toán.

(6) Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, lựa chọn tiếp thu những phương pháp kiểm toán mới, tiên tiến, hiện đại, tăng cường thực hiện những cuộc kiểm toán liên quốc gia; triển khai đồng bộ các loại hình kiểm toán gắn với việc ứng dụng CNTT và số hóa hoạt động kiểm toán.

Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện là cần thiết nhằm gia tăng tính minh bạch và tránh tình trạng hoạt động kiểm toán chỉ mang tính hình thức. Việc tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán sẽ giúp KTNN phát hiện những hạn chế, bất cập trong quản lý và sử dụng NSNN,



từ đó đưa ra các kiến nghị để các đơn vị được kiểm toán có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, đảm bảo trật tự, kỷ luật tài chính và minh bạch việc sử dụng ngân sách. Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng giúp nâng cao ý thức của các đơn vị được kiểm toán và kiểm toán viên trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán, tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc, thể hiện tính chuyên nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp đối với Nhà nước và xã hội.

Các ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán đều là các ngân hàng có một phần vốn của Nhà nước và đều là các ngân hàng lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế như Ngân hàng Agribank, ngân hàng BIDV, ngân hàng Vietinbank, ngân hàng Vietcombank,... Nhiệm vụ của KTNN khi tiến hành kiểm toán các đơn vị này trước hết góp phần làm minh bạch và lành mạnh các thông tin trên BCTC của các đơn vị được kiểm toán này, xác nhận độ tin cậy của các BCTC. Từ đó làm căn cứ để Nhà nước đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp và giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định trong mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán... Bên cạnh đó, KTNN cũng góp phần thúc đẩy các ngân hàng chất lượng quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách toàn diện cả về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả. Do đó, việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN đối với các ngân hàng nói riêng và của toàn ngành nói chung có vai trò hết sức cần thiết và là định hướng chiến lược trong thời gian tới.

5.2. Khuyến nghị đối với KTNN nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các Ngân hàng

5.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kết quả nghiên cứu cho thấy, để nâng cao chất lượng kiểm toán các báo cáo tài chính thì không thể bỏ qua hoạt động kiểm soát chất lượng vì KSCL là nhân tố có tác động lớn nhất đến chất lượng kiểm toán. Do đó, có thể áp dụng một số nội dung cụ thể như sau: Một là, KTNN chuyên ngành cần cụ thể hóa mục tiêu, nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán trong phạm vi, đối tượng và công việc cụ thể của đơn vị. Hai là, coi trọng công tác tự kiểm soát chất lượng kiểm toán, có cơ chế rõ ràng để gắn trách nhiệm của Trưởng đoàn, Tổ trưởng, kiểm toán viên với chất lượng của hoạt động kiểm toán. Ba là, đẩy mạnh văn hóa nội bộ về chất lượng hoạt động kiểm toán nhằm khuyến khích tinh thần tự giác nâng cao chất lượng kiểm toán như: Thể hiện



trong chiến lược hành động, các văn bản chỉ đạo, điều hành và phổ biến tại các khóa đào tạo, hội thảo, cuộc họp, tọa đàm,..; Công bố, phổ biến các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng đến cán bộ, nhân viên; Xây dựng các chính sách và thủ tục về đánh giá hiệu quả thực hiện công việc, chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến đối với cán bộ, nhân viên để chứng minh ưu tiên hàng đầu là chất lượng,…

Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán sẽ được nâng cao khi KTNN hoàn thiện được tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán. Mặc dù KTNN đã có quy định tính điểm đánh giá chất lượng kiểm toán, tuy nhiên cách tính điểm này còn mang tính chất chủ quan. Bên cạnh đó, hệ thống Chuẩn mực kiểm toán của KTNN chưa đưa ra định nghĩa rõ ràng, cụ thể về chất lượng kiểm toán cũng như tiêu chí để đánh giá. Do đó, KTNN cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán. Cụ thể, có thể tham khảo các tiêu chí của Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng của Hoa Kỳ (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB) đã đưa ra năm 2013.

Theo PCAOB, các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán có thể chia thành 3 nhóm: các tiêu chí liên quan đến đầu vào của quá trình kiểm toán (audit inputs), các tiêu chí liên quan đến quá trình kiểm toán (audit processes) và tiêu chí liên quan đến kết quả kiểm toán (audit results).

(a) Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán liên quan đến đầu vào của quá trình kiểm toán: bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến nhân sự của CTKT như khối lượng công việc của giám đốc kiểm toán và KTV, tỷ lệ KTV chuyển việc, kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV, thời gian đào tạo KTV.

- Khối lượng công việc của giám đốc và KTV: thể hiện các chỉ tiêu như số nhân viên/giám đốc; số giờ làm việc tính phí khách hàng của các KTV (chargeable hours per professional).

- Tỷ lệ KTV chuyển việc: Số lượng KTV chuyển việc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng kiểm toán.

- Kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV: thể hiện qua các chỉ tiêu như số năm kinh nghiệm trung bình của nhân viên và tỷ lệ các cấp bậc nhân viên trong đơn vị. Các chỉ tiêu này có thể hỗ trợ việc đánh giá trình độ và năng lực của các KTV và ảnh hưởng đối với chất lượng kiểm toán.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí