Xây Dựng Và Tăng Cường Năng Lực Chuyên Môn Của Đội Ngũ Kiểm Toán Viên Nhà Nước



- Quá trình đào tạo: thể hiện ở số giờ đào tạo chính thức cho mỗi nhân viên chuyên nghiệp. Đào tạo đầy đủ về các chủ đề kế toán và kiểm toán là quan trọng để các nhân viên kiểm toán được trang bị những kỹ năng cần thiết và kiến thức để thực hiện một kiểm toán chất lượng.

- Giám sát và rà soát: số giờ mà các giám đốc/ tổ trưởng tổ kiểm toán dành cho việc rà soát trong tổng thời gian của một cuộc kiểm toán.

(b) Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán liên quan đến quá trình kiểm toán: bao gồm các thông tin về số lượng các sai sót được phát hiện bởi qui trình rà soát chất lượng nội bộ của đơn vị kiểm toán và bởi cơ quan giám sát chất lượng kiểm toán; kết quả kiểm tra năng lực chuyên môn nội bộ của KTV; thông tin về mức độ đầu tư cho cơ sở vật chất.

- Số lượng và bản chất của các sai sót được phát hiện trong quá trình rà soát chất lượng nội bộ của đơn vị kiểm toán. Chỉ tiêu này, theo thời gian, có thể cung cấp thông tin so sánh để đánh giá những nỗ lực của một công ty hướng tới việc nâng chất lượng kiểm toán. Ngoài ra việc các phát hiện được khắc phục một cách phù hợp, có thể chỉ ra một cách tiếp cận toàn diện trong việc đánh giá chất lượng nội bộ tại một công ty.

- Số lượng và bản chất của các vấn đề được các cơ quan giám sát/hiệp hội nghề nghiệp phát hiện. Số lượng và tính chất của các phát hiện của các cơ quan giám sát/hiệp hội nghề nghiệp có thể là một chỉ số về chất lượng kiểm toán. Chỉ số này, theo thời gian, có thể cung cấp so sánh thông tin để đánh giá nỗ lực của một công ty trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán.

- Kết quả kiểm tra năng lực chuyên môn của KTV: Năng lực chuyên môn là một yếu tố quan trọng trong chất lượng kiểm toán. Việc xây dựng và thực hiện một chương trình kiểm tra chuyên môn định kỳ đối với kiểm toán viên có thể hữu ích trong đánh giá và nâng cao chất lượng kiểm toán.

- Mức độ đầu tư cho cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Chỉ tiêu này đo lường mức độ chi tiêu dành cho phát triển hệ thống công nghệ, đào tạo và hướng dẫn, phương pháp kiểm toán và quản lý rủi ro. Mức độ đầu tư thỏa đáng của một công ty vào cơ sở hạ tầng về mặt lý thuyết sẽ giúp nâng cao chất lượng kiểm toán.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


(c) Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán liên quan đến kết quả kiểm toán: bao gồm các thông tin về chất lượng BCTC đã kiểm toán; thông tin phản hồi từ các ủy ban kiểm toán; thông tin về các vụ kiện chống lại KTV và thông tin về các phát hiện của cơ quan giám sát chất lượng kiểm toán, các biện pháp xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 19

- Tần suất và tầm quan trọng của các sai sót được phát hiện và việc trình bày lại BCTC do sai sót trong các kỳ kế toán sau. Việc trình bày lại BCTC do có sai sót là một dấu hiệu rõ ràng của chất lượng kiểm toán. Những vấn đề đáng chú ý bao gồm tần suất của việc trình bày lại, số kỳ kế toán được trình bày lại, và tính trọng yếu của thông tin được trình bày lại. Tần suất của việc trình bày lại có thể chỉ ra các vấn đề với chất lượng kiểm toán, tuy nhiên, người sử dụng BCTC cần phải nhận thức được các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu này như sự phức tạp của các BCTC. Khoảng thời gian BCTC được trình bày lại, cũng như tính trọng yếu của thông tin được trình bày lại cho biết các sai sót có được phát hiện nhanh chóng và kịp thời hay không.

- Tần suất, bản chất và ảnh hưởng của các gian lận và khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ được phát hiện. Xu hướng của các gian lận và thiếu sót được phát hiện có thể là dấu hiệu của chất lượng kiểm toán.

- Tần suất, độ lớn và kết quả của các vụ kiện chống lại KTV. Các xu hướng trong tần suất, độ lớn và kết quả các vụ kiện chống lại KTV có thể cung cấp các thông tin khách quan và có thể định lượng về chất lượng kiểm toán cũng như mức độ rủi ro.

- Số lượng và bản chất của các phát hiện của cơ quan giám sát chất lượng kiểm toán; các quyết định xử phạt của cơ quan quản lý đối với KTV và đơn vị được kiểm toán.

Trên đây là một số tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá chất lượng kiểm toán theo quan điểm của PCAOB. Căn cứ vào tình hình cụ thể, KTNN cần ban hành bộ tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng các đoàn kiểm toán cũng như phổ biến bộ tiêu chí này tới các kiểm toán viên, các đoàn kiểm toán. Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng chi tiết, phù hợp và chính xác sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng của KTNN.



5.2.2. Hoàn thiện phương pháp và quy trình kiểm toán

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra rằng, phương pháp và quy trình kiểm toán là nhân tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng. Do đó, KTNN cần chú trọng hoàn thiện phương pháp và quy trình kiểm toán. Nội dung cụ thể cũng như điều kiện để thực hiện khuyến nghị bao gồm:

(a) Hoàn thiện phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu

Dựa trên đặc điểm kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng, có thể thấy rằng phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu là phương pháp phù hợp và quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm toán các ngân hàng. Do đó, KTNN cần tổ chức khảo sát về phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu tại một số cơ quan KTNN nước ngoài và một số công ty kiểm toán độc lập lớn (như Big 4) để từ đó có cơ sở vận dụng vào thực tiễn hoạt động của KTNN. KTNN cũng có thể tiến hành tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có sự phối hợp, mời cán bộ giảng dạy của các công ty kiểm toán độc lập lớn (như Big 4) để giúp các cán bộ, công chức, kiểm toán viên của KTNN hiểu rõ hơn về cả lý thuyết và thực tiễn của phương pháp kiểm toán này.

(b) Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu

Việc chọn mẫu kiểm tra khách quan là một cơ sở đảm bảo chất lượng kiểm toán đặc biệt là đối với các ngân hàng có qui mô giao dịch rất lớn. Do đó, khi thực hiện kiểm toán, KTV cần áp dụng kết hợp các cách chọn mẫu khác nhau, bao gồm cả chọn mẫu bằng các phần mềm chọn mẫu để tăng tính khách quan của mẫu chọn.

Về quy mô mẫu chọn, qui mô chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể của các khoản mục nghiệp vụ được kiểm toán. Nhìn chung khi rủi ro và quy mô của khoản mục nghiệp vụ càng lớn thì quy mô mẫu chọn càng lớn. KTV nhà nước cũng cần tuân theo và áp dụng CMKTNN 1530 – Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính để lựa chọn mẫu. Có 2 phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu để kiểm tra: lấy mẫu thống kê và lấy mẫu phi thống kê. Trong phương pháp lấy mẫu thống kê, các phần tử được lựa chọn vào mẫu



một cách ngẫu nhiên để mỗi đơn vị lấy mẫu có một xác suất được lựa chọn xác định. Đối với phương pháp lấy mẫu phi thống kê, kiểm toán viên nhà nước sử dụng xét đoán chuyên môn để lựa chọn các phần tử của mẫu.

(i) Lựa chọn ngẫu nhiên: Là việc lựa chọn các phần tử mẫu một cách ngẫu nhiên (ví dụ sử dụng một số chương trình chọn số ngẫu nhiên, chẳng hạn các bảng số ngẫu nhiên).

(ii) Lựa chọn theo hệ thống: Là việc lựa chọn một cách có hệ thống, trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể được chia cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu. Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hệ thống, kiểm toán viên nhà nước xác định rằng các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể không được sắp xếp sao cho khoảng cách lấy mẫu trùng hợp với một kiểu sắp xếp nhất định trong tổng thể.

(iii) Lựa chọn theo giá trị: Là phương pháp lựa chọn dựa vào giá trị của phần tử, theo đó các phần tử có tiêu chí giá trị lớn hơn có cơ hội được lựa chọn cao hơn. Chỉ tiêu giá trị có thể là đơn vị tiền hoặc đơn vị hiện vật.

(iv) Lựa chọn bất kỳ: Là việc chọn mẫu không theo một trật tự nào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào và do đó đảm bảo rằng tất cả các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn. Lựa chọn bất kỳ không phải là phương pháp thích hợp khi lấy mẫu thống kê.

(v) Lựa chọn theo khối: Là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổng thể. Lựa chọn mẫu theo khối ít khi được sử dụng trong lấy mẫu kiểm toán vì hầu hết các tổng thể đều được kết cấu sao cho các phần tử trong một chuỗi có thể có chung tính chất với nhau nhưng lại khác với các phần tử khác trong tổng thể. Mặc dù trong một số trường hợp, kiểm tra một khối các phần tử cũng là một thủ tục kiểm toán thích hợp, nhưng phương pháp này thường không được sử dụng để lựa chọn các phần tử của mẫu khi kiểm toán viên nhà nước dự tính đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể dựa trên mẫu.

(c) Lựa chọn chi nhánh để kiểm toán và xác định phạm vi kiểm toán

Một số cuộc kiểm toán khi chọn mẫu chi nhánh chủ yếu dựa trên qui mô của tài sản và danh mục cho vay của chi nhánh so với tổng tài sản và danh mục cho vay mà chưa chú ý đến một số yếu tố rủi ro khác. Trong một số trường hợp, các chi nhánh có qui mô nhỏ có thể có phát sinh rủi ro ảnh hưởng lớn tới hoạt động ngân hàng. Vì



vậy, ngoài tiêu chí qui mô tài sản, KTV cần lựa chọn các chi nhánh căn cứ vào các yếu tố rủi ro khác như:

- Chi nhánh có các sai phạm được phát hiện trong những năm trước.

- Chi nhánh có qui mô tài sản/doanh thu/chi phí biến động lớn so với năm trước và biến động so với xu hướng chung của ngân hàng.

- Chi nhánh có nhiều thay đổi trọng hoạt động, ví dụ có triển khai thêm các loại hình sản phẩm dịch vụ mới.

- Chi nhánh có thay đổi trong nhân sự chủ chốt như giám đốc, trưởng phòng kế

toán...

Phạm vi kiểm toán thể hiện qua qui mô mẫu chọn là một trong những yếu tố

quan trọng quyết định đến khả năng phát hiện ra các sai phạm trọng yếu trong quá trình kiểm toán. Phạm vi kiểm toán có thể được thể hiện qua độ lớn của các nghiệp vụ số dư được chọn để kiểm tra. Nhìn chung phạm vi kiểm toán càng lớn thì khả năng phát hiện ra các sai sót trọng yếu càng cao. Khi quyết định phạm vi kiểm toán, KTV cần cân nhắc mức độ rủi ro, mức trọng yếu cũng như thời gian chi phí để thực hiện các thủ tục kiểm toán, với mục tiêu có được rủi ro kiểm toán ở mức độ thấp đồng thời chi phí kiểm toán ở mức độ thích hợp.

Nhằm giúp KTV quyết định phạm vi kiểm toán, KTV có thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soát như:

- Quan sát việc thực hiện qui trình nghiệp vụ xem trên thực tế các nhân viên ngân hàng có tuân thủ đúng qui trình nghiệp vụ hay không.

- Phỏng vấn cán bộ ngân hàng liên quan đến qui trình để biết cán bộ đã nắm vững qui trình, thực hiện theo qui trình chưa. Xác định các điểm có thể phát sinh rủi ro do cán bộ không hiểu, không nắm vững qui định của ngân hàng, cán bộ có đề xuất gì để xử lý rủi ro. Phỏng vấn cán bộ để biết được những rủi ro mà cán bộ gặp phải là thấp hay cao, từ đó có thể điều chỉnh các thủ tục kiểm toán phù hợp.

- Chọn mẫu hồ sơ tài liệu để kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và sự tuân thủ các qui định của ngân hàng.

(d) Hoàn thiện việc lập và phát hành báo cáo kiểm toán

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Hội đồng thẩm định cấp Vụ cũng như của Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các đơn vị. Theo đó quy định trách nhiệm cụ



thể của Hội đồng nếu không phát hiện ra việc Đoàn kiểm toán không thực hiện đúng theo KHKT được duyệt; để xảy ra việc các kiến nghị kiểm toán trái pháp luật, kiến nghị không đủ bằng chứng gây khiếu kiện, khiếu nại về kết quả kiểm toán của đơn vị.

(e) Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán

Định kỳ hàng năm, KTNN cần có tổng kết, đánh giá việc thực hiện kiến nghị của KTNN, trong đó xác định rõ nguyên nhân của việc chậm thực hiện hoặc không thực hiện kiến nghị kiểm toán, đặc biệt cần phân tích rõ nguyên nhân từ phía đơn vị được kiểm toán và nguyên nhân từ phía KTNN (kiến nghị không phù hợp pháp luật; kiến nghị áp đặt không đủ bằng chứng...) để từ đó Lãnh đạo KTNN sẽ có các chỉ đạo kịp thời để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN.

5.2.3. Xây dựng và tăng cường năng lực chuyên môn của đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nước

Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của cơ quan KTNN, do đó KTNN cần sớm sàng lọc đội ngũ KTV hiện có để loại bỏ những KTV không đủ đức, đủ tài. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, sát hạch chuyên môn nghiệp vụ hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố về chuyên môn của KTVNN là nhân tố thứ ba có tác động trực tiếp đến chất lượng báo cáo kiểm toán. Chính vì vậy, việc xây dựng và tăng cường năng lực chuyên môn của đội ngũ KTVNN cần được thể hiện qua các việc làm cụ thể như sau :

Một là, KTNN cần tiếp tục cử cán bộ tham gia học tập đầy đủ theo các chương trình đào tạo của Kiểm toán nhà nước; Triển khai việc rà soát nhu cầu đào tạo; Tổ chức đào tạo các lớp nghiệp vụ đồng thời thực hiện việc biên soạn tài liệu chuyên sâu theo cấp độ 1,2,3 của Chuyên ngành trình lãnh đạo kiểm toán phê duyệt; Tiếp tục tổ chức nghiên cứu khóa học, tiếp tục phối hợp với các tổ chức đào tạo bên ngoài như ACCA, ICAEW,... để học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, chú trọng các lớp đào tạo công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, việc tổ chức hội thảo với các đơn vị trong ngành theo hướng chuyên sâu các nghiệp vụ ngành, hội thảo về việc đánh giá triển khai kế hoạch kiểm toán mẫu áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cũng là hoạt động nhằm nâng cao chất



lượng đội ngũ KTNN. Thông qua các buổi hội thảo, KTNN chuyên ngành VII có thể hoàn thiện các điểm bất cập trong kế hoạch kiểm toán mẫu ngân hàng, trình lãnh đạo phê duyệt để ban hành quyết định để thực hiện.

Hai là, KTNN cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ kiểm toán. Các kỹ năng chuyên môn cần bồi dưỡng cho KTVNN bao gồm: kỹ năng phân tích, đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán; kỹ năng thu thập bằng chứng kiểm toán, đánh giá bằng chứng kiểm toán; kỹ năng vận dụng chuẩn mực kiểm toán, các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán; kỹ năng kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin ( sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ kiểm toán); kỹ năng tổ chức thực hiện công việc, kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thuyết phục, kiềm chế cảm xúc… Các kỹ năng này là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng KTV, là cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN.

Ba là, KTNN cần có chiến lược tuyển dụng công chức kiểm toán hợp lý: Cần có một tỷ lệ hợp lý giữa tuyển dụng đối tượng sinh viên mới ra trường và tuyển dụng đối tượng đủ điều kiện chuyển công tác về KTNN.

- Đối với đối tượng là sinh viên mới ra trường cần chú trọng vào các đối tượng đủ điều kiện tuyển dụng trực tiếp như sinh viên tốt nghiệp thủ khoa các trường đại học, học viện có liên quan đến hoạt động kiểm toán, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có uy tín trên thế giới,…

- Đối với đối tượng chuyển công tác về KTNN cần chú trọng tuyển dụng cho các lĩnh vực kiểm toán cần nhiều kinh nghiệm thực tiễn như lĩnh vực kiểm toán ngân hàng, lĩnh vực kiểm toán thu chi ngân sách nhà nước, lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư, lĩnh vực kiểm toán môi trường,…

Để thực hiện được khuyến nghị này, hàng năm, KTNN cần dự toán trích một phần kinh phí để tổ chức các khóa đào tạo hoặc cử KTVNN đi đào tạo tại các cơ sở. Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trực thuộc KTNN sẽ là đơn vị đầu mối để thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức khác cho các cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm toán.


5.2.4. Nâng cao yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên Nhà nước

THANTRONG là một trong các nhân tố quan trọng có tác động tới chất lượng kiểm toán với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Bên cạnh đó, nhân tố TUANTHU và DOCLAP cũng có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng kiểm toán. Điều đó có nghĩa là nhân tố về thận trọng nghề nghiệp và bảo mật nói riêng và các nhân tố về đạo đức nghề nghiệp của KTVNN nói chung ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng. Do đó, cần có các giải pháp cụ thể để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của KTVNN.

Thứ nhất, tăng cường bồi dưỡng và kiểm soát đạo đức nghề nghiệp KTV của KTNN theo hướng sử dụng các biện pháp ngăn chặn các vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo ý thức của KTV về giữ gìn, trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm về đạo đức nghề kiểm toán cần được coi trọng cả về quan điểm tư tưởng và cả những hành động thực tế. Bên cạnh việc thiết kế và xây dựng các quy tắc, quy trình, thủ tục tiến hành các hoạt động kiểm toán, cần quan tâm, tuyên truyền, bồi dưỡng đạo đức và chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp. KTNN cần tổ chức thường xuyên liên tục các khóa huấn luyện bồi dưỡng về đạo đức và chuẩn mực đạo đức nghề kiểm toán. Ngoài ra, cũng cần đưa quy định này vào chương trình đào tạo của các trường đại học, trở thành chuẩn đầu ra về kỹ năng cho sinh viên kiểm toán.

Thứ hai, tăng cường kiểm soát đạo đức nghề nghiệp KTV của KTNN bằng nhiều biện pháp, nhiều công vụ và từ nhiều phía và các cấp độ khác nhau. Các biện pháp kiểm soát như biện pháp về pháp lý, hành chính, các biện pháp về giáo dục, bồi dưỡng nâng cao tinh thần trách nhiệm. Bênh cạnh các biện pháp cứng, cần triển khai các biện pháp mềm, tạo lập và duy trì lòng tự trọng, lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm của các KTVNN. KTNN nên coi trọng các phương pháp kiểm soát đạo đức nghề nghiệp theo hướng kiểm soát mềm bằng chính danh dự, lòng tự trọng của KTV. Lòng tự trọng và danh dự nghề nghiệp sẽ giúp KTV nâng cao trách nhiệm, tự giác và tự giữ gìn phẩm chất của mình trước các cám dỗ, các lời mời chào, đề nghị. Và cũng chính lòng tự trọng, danh dự nghề nghiệp sẽ giúp họ có thái độ, bình tĩnh, thận trọng, đúng mực trong các mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán, với lãnh đạo kiểm toán và với đồng nghiệp kiểm toán. Về lực lượng tham gia kiểm soát đạo đức nghề nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023