1.3.2.4. Yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội
Các điểm phát triển du lịch MICE phải có cơ sở hạ tầng hiện đại như hệ thống đường bộ thông thoáng, sạch sẽ, tránh hiện tượng kẹt xe, tắc đường và có hệ thống điện, nước đầy đủ. Các dịch vụ về bưu chính viễn thông như điện thoại, mạng internet, dịch vụ ngân hàng, hàng không, bảo hiểm, nơi đậu xe… là rất cần thiết và không thể thiếu khi tổ chức loại hình du lịch MICE bởi khác với khách du lịch thông thường, yêu cầu đối với các dịch vụ này của khách du lịch MICE là rất cao.
1.3.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp để tổ chức du lịch MICE
Do yêu cầu thoả mãn các dịch vụ phục vụ cho hoạt động hội họp, hội thảo, tổ chức các sự kiện nên yêu cầu quan trọng đầu tiên là nơi tiến hành du lịch MICE phải có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tốt bao gồm:
- Số lượng cơ sở lưu trú du lịch nhiều, đa dạng, đặc biệt là hệ thống khách sạn từ 3-5 sao với chất lượng dịch vụ tốt có thể đáp ứng những đoàn khách lớn lên đến hàng nghìn người.
- Số lượng phòng hội nghị, hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các phòng hội nghị, hội thảo phải có không gian rộng, vừa sức chứa khách, trang bị những thiết bị cần thiết để tổ chức hoạt động hội nghị như màn hình, máy chiếu, đường truyền internet, hệ thống míc, tai nghe...
Hiện nay, phòng tổ chức hội nghị, hội thảo được phân bổ như sau:
Các phòng hội nghị, hội thảo tại các khách sạn cao cấp: hiện nay tất cả các khách sạn từ 3-5 sao đều có hệ thống phòng hội nghị, hội thảo trong khách sạn có thể đáp ứng nhu cầu hội họp kết hợp với lưu trú của du khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh - 1
- Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh - 2
- So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Du Lịch Thuần Túy Và Du Lịch Mice
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Mice Của Một Số Thành Phố Tại Châu Á
- Lượng Khách Quốc Tế Đến Tp. Hồ Chí Minh Từ Năm 2000-2012
- Tình Hình Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Tại Tp. Hồ Chí Minh Từ 2009-2010
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Các trung tâm hội nghị, triển lãm: các trung tâm hội nghị, triển lãm lớn, mang tầm cỡ quốc gia hoặc khu vực, thế giới đều có hệ thống phòng họp đa dạng, có thể tổ chức những hội nghị khác nhau về quy mô, từ nhỏ đến lớn với số khách từ vài chục lên đến hàng nghìn người. Bên cạnh đó, các trung tâm này thường có khu triển lãm trong nhà và không gian ngoài trời có thể tổ chức những triển lãm, hội chợ và sự kiện khác nhau. Những trung tâm này thường ở vị trí giao thông thuận lợi, gần các cơ sở lưu trú du lịch (hoặc bên trong trung tâm có cơ sở lưu trú du lịch), trung tâm mua sắm, giải trí, nhà hàng, nơi đậu xe và các dịch vụ phục vụ hội nghị, triển lãm như dịch vụ ngân hàng, điện thoại, internet…
1.3.2.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng phong phú
Do đặc điểm của công việc, khách du lịch sử dụng loại hình du lịch MICE thường có nhu cầu vui chơi, giải trí để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi giữa các phiên họp và mua sắm hàng lưu niệm, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết đối với những khu vực sẽ phát triển loại hình du lịch này. Những nơi không có các khu vui chơi giải trí cao cấp và khu thương mại với các hàng lưu niệm chất lượng cao thường không thích hợp để tổ chức loại hình du lịch này. Điều này lý giải tại sao hiện nay du lịch MICE thường phát triển gắn với các trung tâm đô thị lớn, hiện đại. Ngoài ra, việc có các nhà hàng đa dạng, cao cấp với ẩm thực của nhiều nước khác nhau cũng là một yếu tố thu hút khách MICE vì họ cũng có nhu cầu thưởng thức các món ăn ngon để phục vụ sở thích, giải trí hoặc gặp gỡ đối tác sau những giờ họp, triển lãm căng thẳng, mệt mỏi.
1.3.2.7. Yêu cầu cao về cảnh quan môi trường
Là những khách du lịch cao cấp, khách du lịch MICE luôn có yêu cầu cao về cảnh quan môi trường nơi diễn ra hoạt động du lịch đặc thù này. Chính vì vậy những địa điểm đạt yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật, an ninh, an toàn song có cảnh quan và môi trường thiếu hấp dẫn, không đảm bảo thường không nằm trong danh sách ưu tiên lựa chọn. Thực tế cho thấy những khu du lịch/khách sạn cao cấp ở những nơi có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành luôn được chọn để tổ chức hoạt động MICE, đặc biệt trong trường hợp các hoạt động có tính quốc tế. Bên cạnh môi trường tự nhiên, khách du lịch MICE còn có yêu cầu cao về môi trường xã hội như thái độ ứng xử thân thiện, văn minh của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch.
1.3.2.8. Dịch vụ tham quan du lịch đa dạng
Vị trí của điểm tổ chức hoạt động hội nghị hội thảo, triển lãm gần với các địa điểm tham quan du lịch là rất quan trọng. Các sản phẩm du lịch tại các địa điểm phụ cận (thường có khoảng cách đi lại trong ngày) có vai trò bổ sung và không thể thiếu trong một sản phẩm du lịch MICE trọn gói. Đối với du lịch hội nghị, triển lãm, Ban tổ chức thường sắp xếp 1-2 buổi tham quan sau khi kết thúc hội nghị nên nhu cầu tham quan các điểm du lịch gần là rất cần thiết. Bên cạnh đó, khách du lịch MICE thường có người thân đi cùng nên họ thường lựa chọn những địa điểm có hoặc gần những địa danh du lịch nổi tiếng để người thân có thể đi du lịch trong thời gian họ bận họp hoặc dự triển lãm.
1.3.2.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE có trình độ cao
Là loại hình du lịch với đối tượng khách cao cấp, du khách MICE đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao và có những yêu cầu khó tính. Đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch
MICE từ nhân viên quản lý đến nhân viên phục vụ trực tiếp như hướng dẫn viên, lái xe, lễ tân… phải có trình độ cao, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên quản lý, xây dựng chương trình MICE trọn gói phải có kinh nghiệm, kiến thức và nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống, đảm bảo quá trình phục vụ không xảy ra sai sót. Đội ngũ phục vụ trực tiếp tại khách sạn, hội nghị, hội thảo cũng phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và ngoại ngữ tốt bởi khách hàng MICE thường kỹ tính và không cho phép xảy ra sơ sót trong quá trình tổ chức, đặc biệt là những hoạt động có tính quốc tế. Đặc biệt, đội ngũ hướng dẫn viên, phiên dịch viên phải có trình độ chuyên nghiệp, giỏi nghề.
1.3.2.10. Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch MICE chuyên nghiệp
- Công ty tổ chức hội thảo chuyên nghiệp (Professional Coference Organizer-PCO): Cung cấp dịch vụ tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên nghiệp từ A đến Z phù hợp với quy mô, chi phí, tính chất hội thảo và yêu cầu của khách hàng.
- Công ty quản lý điểm đến (Destination Management Company-DMC): là đơn vị chuyên môn tổ chức và phục vụ các hội họp, sự kiện và chương trình du lịch kết hợp tại các điểm đến. Thông thường DMC tổ chức theo yêu cầu của khách hàng, tìm ra giải pháp gây ngạc nhiên độc đáo để phục vụ khách hàng. Bên cạnh việc tổ chức các buổi họp, chương trình du lịch, sự kiện, DMC còn có thể cung ứng các chương trình mang tính chất hướng về cộng đồng, tổ chức chiêu đãi, giải trí.
- Tổ chức marketing điểm đến (Destination Marketing Organizations-DMO): Các Tổ chức marketing điểm đến đại diện cho nhà tổ chức hội thảo, hội nghị, giúp tìm kiếm các đối tượng khách hàng phù hợp. Ngoài ra, những tổ chức này còn giúp các nhà tổ chức hội nghị phát triển sản phẩm, tìm và khắc phục những điểm yếu, nâng cao chất lượng dịch vụ hội thảo, hội nghị.
- Nhà tổ chức triển lãm, hội chợ (Professional Exibition Organizer-PEO): là đơn vị chuyên môn tổ chức các triển lãm, hội chợ thương mại và các sự kiện liên quan.
- Các công ty vận chuyển khách du lịch: có đoàn xe nhiều, hiện đại có thể phục vụ những đoàn khách khác nhau, kể cả những đoàn khách lớn.
1.3.2.11. Có các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch MICE
Một trong những điều kiện quan trọng giúp một địa điểm phát triển du lịch MICE là chính quyền trung ương và địa phương có ưu tiên định hướng phát triển du lịch MICE trong các
chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch hoặc phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra, một số chính sách cũng phải thi hành bao gồm chính sách hỗ trợ thị thực, hoàn thuế cho người nước ngoài mua hàng hóa tại địa phương khi xuất cảnh qua sân bay, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đào tạo, giáo dục…
Điều kiện cốt yếu để một địa điểm phát triển du lịch MICE là phải có cơ sở hạ tầng tốt, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ khách MICE đầy đủ, hiện đại và đội ngũ nhân lực phục vụ khách MICE chuyên nghiệp. Ngoài ra, những điều kiện không kém phần quan trọng là ổn định về chính trị, an ninh, an toàn, thân thiện, hiếu khách, gần các điểm du lịch nổi tiếng, có các khu giải trí, mua sắm...
Nếu như ở mảng hội nghị, hội thảo, địa điểm phát triển du lịch MICE ưu tiên có các khách sạn cao sao với chất lượng dịch vụ cao cấp thì ở du lịch triển lãm, các nhà tổ chức sẽ ưu tiên lựa chọn các địa điểm là các trung tâm, đô thị lớn có nền kinh tế phát triển, nhộn nhịp, sôi động, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, dân số đông, có mặt bằng sống tương đối cao và đặc biệt phải có các trung tâm triển lãm có cơ sở hạ tầng hiện đại, phù hợp với quy mô triển lãm. Ở du lịch khen thưởng, các địa điểm được ưu tiên sẽ là nơi sở hữu hoặc gần các di sản thiên nhiên, văn hóa nổi tiếng để phục vụ nhu cầu chính là giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.
1.4. Vai trò của Du lịch MICE đối với kinh tế xã hội
1.4.1. Vai trò tích cực
1.4.1.1. Đóng góp về kinh tế
Du lịch MICE có tác động lan tỏa đến 3 nhóm lợi ích:
- Nhóm lợi ích thứ nhất: Lợi ích trực tiếp thu được từ việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và hội chợ. Các chủ thể nhận lợi ích trực tiếp là các nơi tổ chức sự kiện, nhà tổ chức, PCO, PEO, DMC và các khách sạn.
- Nhóm lợi ích thứ hai: Các lợi ích liên quan từ việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và hội chợ. Các chủ thể có lợi ích gián tiếp là các nhà thầu, chuyên chở hàng hóa, người tham gia triển lãm, các nhà hàng và dịch vụ giải trí, đại lý lữ hành, các cửa hàng mua sắm, công ty vận tải và viễn thông, các ngân hàng và các lao động thời vụ.
- Nhóm lợi ích thứ 3: Là những lợi ích từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, du lịch khen thưởng và hội chợ thương mại mà không thể tính chính xác bằng tiền. Các chủ thể nhận được lợi ích là chuyển giao công nghệ, thương mại quốc tế và nâng cao hình ảnh quốc gia…
Hiện nay, quan điểm về những giá trị, lợi ích và đóng góp về kinh tế của du lịch MICE
cũng có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và giai đoạn mới, cụ thể như sau:
Theo quan điểm truyền thống thì vòng tròn đầu tư vào du lịch MICE được hiểu như sau: Chính phủ đầu tư ngân sách marketing thông qua Tổ chức quản lý điểm đến (DMO) và DMO sẽ đăng cai tổ chức hội thảo. Việc tổ chức hội thảo sẽ tạo ra công việc cho các đơn vị kinh doanh du lịch MICE. Các đơn vị này sẽ đóng thuế trên cơ sở lợi nhuận thu được từ việc tổ chức hội thảo. Thuế chính là phần đầu tư ban đầu mà chính phủ thu trở lại cộng với lợi nhuận. Tuy nhiên, mô hình này không thể hiện đầy đủ những giá trị thực sự của du lịch MICE.
Chính phủ
Phát triển kinh tế
Thu nhập thuế
Du lị ch MICE
$$$$
DMO
Đăng cai hội thảo
Quỹ marketing
Sơ đồ 1.2: Mô hình cũ về phát triển du lịch MICE
(Nguồn: “MICE Industry-An Asia Pacific Perspective” của UNWTO, 2011)
Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới đã thay đổi quan điểm cho phù hợp với bối cảnh và xu hướng hiện tại như sau: Đầu tiên, Chính phủ sẽ xác định các ngành ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới (ví dụ công nghệ cao, y tế, hàng không...), trên cơ sở đó cơ quan quản lý và các đơn vị kinh doanh du lịch MICE sẽ đại điện đi đăng cai những hội thảo thuộc những ngành ưu tiên đó và tổ chức tại địa phương. Những chuyên gia làm việc trong những ngành ưu tiên đó tại nước sở tại sẽ thu được lợi ích thông qua việc kết nối, giao lưu với các nhà lãnh đạo hàng đầu và chuyên gia quốc tế thuộc lĩnh vực của họ. Điều này sẽ thúc đẩy sự hợp tác về thương mại và nghiên cứu, thu hút đầu tư, giúp những ngành ưu tiên này phát triển nhanh hơn, từ đó mang lại những lợi ích kinh tế mà chính phủ mong muốn. Bên cạnh đó, việc đăng cai và
tổ chức hội thảo cũng mang lại lợi ích trực tiếp cho ngành du lịch, khách sạn. Trong mô hình này, ngành du lịch sẽ đóng vai trò là ngành bổ trợ chứ không phải ngành ở vị trí trung tâm.
Chớnh phủ Cỏc ngành, nghề ưu
tiờn phỏt triển
Cộng đồng nghề phỏt triển
Y tế, khoa học, giỏo dục, thương mại, văn húa
Ngành du lịch thu được lợi ớch thương mại
DMO
Đăng cai hội thảo
Sơ đồ 1.3: Mô hình mới về phát triển du lịch MICE
(Nguồn: “MICE Industry-An Asia Pacific Perspective” của UNWTO, 2011)
Với quan niệm hiện đại này, những lợi ích của du lịch MICE đa dạng và lớn hơn nhiều những lợi ích của du lịch thuần túy. Du lịch MICE không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp như du lịch thuần túy mà còn là nhân tố xúc tác, phát sinh và thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế khác với những lợi ích không dễ đo đếm ngay lập tức.
1.4.1.2. Tạo công ăn việc làm
Theo WTTC (Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới) năm 2011, việc tăng trưởng du lịch MICE từ năm 2000 - 2007 đã tạo ra 400 triệu việc làm liên quan đến thương mại và sản xuất trên toàn cầu, chiếm 20% tổng việc làm tạo ra trên toàn cầu. Theo nghiên cứu về tác động của việc tổ chức Hội nghị đối với kinh tế Mỹ thì lĩnh vực hội nghị, hội thảo tạo ra 1,7 triệu công việc trực tiếp, 60 tỷ đô la thu nhập lao động trực tiếp. Lĩnh vực hội nghị tạo ra công việc trực
tiếp nhiều hơn các ngành: viễn thông và truyền thông truyền hình (1,3 triệu), vận tải đường sắt và xe tải (1,5 triệu), thiết kế hệ thống máy tính và dịch vụ liên quan (1,4 triệu).
Cũng như các hoạt động du lịch thông thường, MICE mang lại cơ hội nghề nghiệp, cả những người có trình độ cao cũng như những người chưa được đào tạo bởi vì đây là ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào lao động. Đặc biệt, du lịch MICE tạo việc làm cho nhiều lao động phụ nữ. Hiện nay, số lượng lao động nữ trong ngành du lịch chiếm hơn 50%, từ các doanh nghiệp du lịch đến nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán hàng thủ công mỹ nghệ, vải vóc, xưởng sản xuất thủ công. Nói khác đi, phụ nữ trực tiếp tham gia và hưởng lợi đáng kể từ sự phát triển du lịch MICE.
1.4.1.3. Đóng góp về văn hoá, xã hội
Những hoạt động đa dạng của MICE góp phần thu hẹp khoảng cách và những khác biệt về ngôn ngữ, giảm thiểu những rào cản văn hoá, phong tục tập quán, tầng lớp xã hội, chủng tộc, chính trị và tôn giáo. MICE còn có tác dụng đào tạo và xây dựng cộng đồng dân cư địa phương thành một cộng đồng cởi mở, năng động, hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá, góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, gìn giữ hòa bình trên thế giới.
Việc tổ chức cho khách du lịch MICE sau khi kết thúc họp đi tham quan địa phương cũng mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân địa phương. Sự trải nghiệm, tiếp xúc với du khách từ các nước trên thế giới sẽ giúp người dân địa phương mở rộng hiểu biết và kiến thức. Đồng thời, sự khám phá và thưởng thức của du khách đối với các giá trị văn hóa và lịch sử địa phương là động cơ thúc đẩy người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch, tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.
1.4.1.4. Tác động về chính trị
MICE góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. MICE đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại và quan hệ giữa quốc gia chủ nhà với các nước trên thế giới. Thông qua MICE, nước chủ nhà có thể gia tăng uy tín trên trường quốc tế, thúc đẩy hợp tác, góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Điển hình như việc Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2006 đã góp phần làm nổi bật vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế cũng như khu vực.
1.4.1.5. Tác động đối với du lịch nói chung
Trong số các loại hình du lịch, MICE là hoạt động ít bị tác động bởi tính mùa vụ trong du lịch. Do vậy, MICE là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng mùa vụ trong kinh
doanh du lịch. Đặc biệt đối với các điểm du lịch có tính thời vụ do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết. Việc xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các sự kiện MICE vào mùa thấp điểm sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tại điểm đến luôn được điều hòa vào tất cả các thời gian trong năm.
Như vậy, Du lịch MICE có những vai trò tích cực và đa dạng lên mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội đặc biệt là kinh tế. Ngoài những lợi ích trực tiếp đến các chủ thể tham gia, du lịch MICE còn mang lại những lợi ích gián tiếp vì là nhân tố xúc tác, phát sinh, kích thích giúp các mặt của đời sống xã hội phát triển. Chính vì vai trò quan trọng hơn hẳn của du lịch MICE đối với du lịch thuần túy, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay nên phần lớn các nước phát triển trên thế giới đều đặt trọng tâm phát triển du lịch MICE trong chiến lược phát triển du lịch và thậm chí trong chiến lược phát triển kinh tế. Trong trường hợp địa phương có tiềm năng, việc lựa chọn phát triển du lịch MICE là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế thị trường và có hiệu quả hơn hẳn so với việc phát triển các loại hình du lịch khác.
1.4.2. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch MICE
Cũng giống như các loại hình du lịch khác, du lịch MICE cũng có những tác động tiêu cực nhất định đối với điểm đến, cả về kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.4.2.1. Tác động về kinh tế
Loại hình du lịch MICE phát triển thì các chi phí dịch vụ, hàng hóa, chi phí thuê đất đai, nhà cửa, địa điểm họp tăng cao. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch đối với loại hình này, rất nhiều ngân sách sẽ được đầu tư vào cơ cở vật chất và dịch vụ để phục vụ khách. Nếu cung không đáp ứng được cầu thì giá các dịch vụ sẽ tăng lên. Điều này dẫn tới sự trục lợi của cá nhân trên nhu cầu của khách du lịch MICE.
Việc đón tiếp khách đến địa phương cũng khiến các chi phí cho bảo dưỡng cơ sở vật chất hạ tầng như: giao thông, nước, điện, y tế, thông tin liên lạc, hệ thống rác và nước thải… gia tăng và chi phí này do địa phương chịu trách nhiệm.
1.4.2.2. Tác động về văn hóa-xã hội
Việc tiếp đón, giao lưu với khách du lịch có những tác động nhất định đến cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Sẽ có những hành vi của du khách khiến người dân địa phương thấy lạ và bắt chước làm theo. Sẽ có những hành vi có ảnh hưởng tốt và có những hành vi sẽ
.....