ngừa cạnh tranh không lành mạnh, một mặt phải không ngừng hoàn thiện cơ chế pháp luật để không còn kẽ hở cho những hành vi gian lận. Mặt khác, ngay bản thân cơ chế pháp luật, bên cạnh những quy định xác lập khung khổ pháp lý cho sự cạnh tranh, cũng cần có những quy định chế tài đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho những chủ thể bị các hành vi đó xâm hại.
Trong hệ thống pháp luật hiện hành, có rất nhiều quy phạm, chế định nhằm ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trước hết, phải kể đến Hiến pháp năm 1992. Chương II - Chế độ kinh tế- quy định: "Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng" (Điều 28).
Như vậy, việc chống lại các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, trong đó có cạnh tranh không lành mạnh, và bảo hộ quyền lợi người sản xuất, người tiêu dùng đã được ghi nhận như một nguyên tắc hiến định. Đó là nền tảng pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho việc thể chế hóa pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong các văn bản pháp luật khác.
Trước hết, tại văn bản luật chuyên ngành - LCT 2004, các hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 39 bao gồm:
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
Xâm phạm bí mật kinh doanh;
Ép buộc trong kinh doanh;
Gièm pha doanh nghiệp khác;
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Về Đảm Bảo Quyền Đầu Tư Và Giao Dịch Trong Quá Trình Kinh Doanh Của Nhà Đầu Tư
- Pháp Luật Về Đảm Bảo Quyền Tự Do Hợp Đồng Trong Hoạt Động Đầu Tư
- Pháp Luật Về Đảm Bảo Quyền Tự Do Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Đầu Tư
- Đảm Bảo Quyền Tự Do Kinh Doanh Cho Các Nhà Đầu Tư Theo Các Văn Bản Luật Quốc Tế Mà Việt Nam Ký Kết.
- Kinh Nghiệm Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Xây Dựng Pháp Luật Về Đảm Bảo Quyền Tự Do Đầu Tư, Kinh Doanh
- Hoàn Thiện Pháp Luật Đảm Bảo Quyền Được Đảm Bảo Sỡ Hữu Tài Sản
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Phân biệt đối xử của hiệp hội;
Bán hàng đa cấp bất chính;
Bên cạnh đó, các hành vi hạn chế cạnh tranh cũng được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, bao gồm: tập trung kinh tế, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng
vị trí độc quyền, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. (Chương 2 LCT 2004). Trong số đó, Nhà nước hiện nay kiểm soát chặt chẽ nhất là vấn đề tập trung kinh tế. Những hành vi hạn chế cạnh tranh khác Nhà nước hiện nay chưa thực sự có biện pháp quản lý tốt.
Tập trung kinh tế là cách thức tích tụ, tập trung tư bản của công ty thông qua hình thức hợp nhất nhiều tư bản hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trên thị trường [13]. Như vậy, tập trung kinh tế là hành vi của các công ty trên thị trường, các công ty này có thể hoạt động trong cùng hoặc không cùng một thị trường liên quan. Hoạt động tập trung kinh tế sẽ dẫn đến sự giảm đi về mặt số lượng của các công ty hoạt động trên thị trường do bị sáp nhập hoặc bị loại khỏi thị trường do không đáp ứng được những yêu cầu của quy luật cạnh tranh trước sự phát triển mạnh của các công ty khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc và phân vùng thị trường. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tập trung kinh tế như sự gia nhập thị trường của một số công ty, sự rút lui khỏi thị trường của các công ty, hiện tượng hợp nhất, sáp nhập hay mua lại công ty v.v..
LCT 2004 không trực tiếp đưa ra định nghĩa thế nào là tập trung kinh tế mà chỉ đơn thuần liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. “Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồ m: (i) sáp nhập Doanh nghiệp; (ii) hợp nhất doanh nghiệp; (iii) mua lại doanh nghiệp; (iv) liên doanh giữa các doanh nghiệp; (v) các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật” (Điều 16). Luật cạnh tranh coi đầu tư là hành bi dẫn đến tập trung kinh tế.
Điều 18 LCT 2004 quy điṇ h "Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo quy định của pháp luật." Như vâỵ , có thể hiểu răng , viêc
các NĐT tiến hành
đầu tư dẫn đến chiếm liñ h hơn 50% trên thi ̣trường liên quan thì sẽ thuôc trường
hơp
bi ̣ cấm theo quy điṇ h này . Tuy nhiên , trên thưc
tế , bản thân pháp luật cạnh
tranh chưa quy điṇ h rõ thế nào là "thị trường liên quan ", cách kiểm soát và xác định
thị phần của mỗi chủ thể kinh doanh , nên trên thưc
tế , khi thu ̣lý các hồ sơ đề nghị
tâp trung kinh tế , các cơ quan Nhà nước vẫn dựa vào "cảm quan" là chính để đánh
giá việc tập trung kinh tế có dẫn đến vị trí thống lĩnh thị trường hay không . Thậm chí, hiện nay các nhà làm luật cũng chưa đưa ra được cách thức xác định thị phần của mỗi nhà cung cấp, nên việc xác định hành vi tập trung kinh tế vẫn dựa vào “cảm quan” của các cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ như trong lĩnh vực viễn thông, ngày 15/11/2012, Bộ thông tin và truyền thông đã ban hành Thông tư số 18/2012/QTT- BTTTT đưa ra danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng nhưng cũng không thể xác định được thị phần của mỗi doanh nghiệp này. Trong các ngành khác không hề đưa ra được thống kê thị phần của mỗi nhà cung cấp hoặc xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Tóm lại, từ các phân tích ở trên cho thấy, việc đầu tư có thể tác động lớn tới quan hệ cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường thông qua việc tập trung kinh tế trên quy mô lớn. Hiện nay Pháp luật cạnh tranh chưa quy định thực sự cụ thể về mối quan hệ từ việc tiến hành đầu tư đến tập trung kinh tế, do đó nhu cầu cho thấy Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật doanh nghiệp cần có những quy định rõ ràng về các điều kiện và hậu quả pháp lý của hai hoạt động đầu tư và tập trung kinh tế vì chúng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động cạnh tranh lành mạnh của thị trường.
Bên cạnh LCT 2004 là văn bản chuyên ngành quy định về vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh, quyền tự do cạnh tranh còn được ghi nhận rải rác ở nhiều văn bản khác.
BLDS 2005 – bộ luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự quy định xác lập những nguyên tắc pháp lý cơ bản, điều chỉnh các giao dịch dân sự (bao gồm cả các giao dịch tài sản trong kinh doanh). Trong đó, vấn đề " Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội." (Điều 1) được xem như nhiệm vụ trọng tâm của bộ luật
này. Những quy định của Bộ luật Dân sự bảo vệ quyền lợi của các chủ thể kinh doanh thể hiện rõ nhất trong chế định Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Chương 35). Bên cạnh việc quy định nội dung bảo hộ đối với hai loại quyền này, BLDS còn đặc biệt nhấn mạnh “Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh” (Khoản 5 Điều 751). Với những quy định đó, Bộ luật Dân sự đã xác lập cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ lợi ích cho các chủ thể kinh doanh trước tình trạng đánh cắp bản quyền, nhái nhãn mác hàng hóa để cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra phổ biến hiện nay.
Lĩnh vực thương mại là lĩnh vực luôn sôi động, vì thế cũng là địa hạt cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát triển. LTM 2005 bên cạnh việc xây dựng khung khổ pháp lý để khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh,cũng có những quy định nhằm ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thương mại, trong đó có hai hành vi phổ biến bao gồm: quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Khoản 9 Điều 100 và Khoản 9 Điều 109)
Lĩnh vực đấu thầu là một lĩnh vực luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà thầu bởi tính hấp dẫn của nó, và cũng là lĩnh vực còn nhiều khe hở cho những thủ đoạn gian lận tinh vi. Pháp luật đấu thầu hiện hành cũng có những quy định nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế sự thông đồng móc ngoặc và những hành vi gian lận khác trong hoạt động đấu thầu. Những hành vi bị cấm này được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật đầu thầu 2005.
Trong lĩnh vực hoạt động chứng khoán, một lĩnh vực nhạy cảm và có tính cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà đầu tư, tư tưởng về chống hạn chế cạnh tranh cũng được thể hiện trong Luật chứng khoán 2006. Theo Luật này, Nhà nước đã công khai kiểm soát hành vi thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán cũng như cấm các hành vi lũng đoạn thị trường trong khi mua bán chứng khoán. Điều 9 Luật chứng khoán quy định cấm các hành vi sau:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết,
giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.
- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
- Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.
Ngoài lĩnh vực pháp luật kinh tế, dân sự, pháp luật về hình sự cũng có các quy định nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Bộ luật Hình sự năm 1999, trong chương các tội phạm về kinh tế quy định một số tội liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả (Điều 156), tội kinh doanh trái phép (Điều 159), tội lừa dối khách hàng (Điều 162), tội quảng cáo gian dối (Điều 168)...
Bên cạnh những quy định ngăn ngừa và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cũng đã từng bước hình thành cơ chế để kiểm soát tình trạng độc quyền, hạn chế việc lợi dụng vị thế độc quyền để lũng đoạn thị trường. Đối với kinh tế nhà nước, khu vực vốn luôn giữ vị trí độc quyền trong nền kinh tế, thì nay vị trí đó ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ bởi sự thu hẹp dần phạm vi lĩnh vực, ngành nghề cần thiết phải thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoặc tiếp tục duy trì các doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước, nhường chỗ cho sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Đối với kinh tế ngoài quốc doanh, quy chế pháp lý ngày càng mở rộng, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế này đóng vai trò chủ động và tích cực hơn trong nền kinh tế
Những dẫn chứng trên, tuy chưa đầy đủ, xong đã cho thấy pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiểm soát độc
quyền phần nào đã được giải quyết khá đồng bộ, bằng nhiều cơ chế, thông qua nhiều quy định thuộc nhiều ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật nước ta.
Nhận xét chung:
Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành đã phần nào đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quyền tự do đầu tư, kinh doanh của các NĐT, tạo ra một hành lang pháp lý khá đầy đủ giúp các NĐT có một "sân chơi" hợp pháp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các quan hệ xã hội mới ngày càng đa dạng và phức tạp, các quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các NĐT đã bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể là:
- Về tiếp cận đất đai:
Các quy định hiện hành vẫn hạn chế doanh nghiệp về các hình thức trả tiền thuê đất một lần trong toàn bộ quá trình thuê không những làm hạn chế quyền bình đẳng khi tiếp cận đất đai, mà còn chưa bảo đảm tối đa quyền của các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng đất. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ phía tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam làm hạn chế cơ hội tiếp cận đât đai của nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế quyền chuyển quyền sử dụng đất trong thị trường thứ cấp. Các quy định, chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng chưa được cải thiện, gây ra nhiều khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp khi tiếp cận quỹ đất sạch từ các địa phương vì pháp lụât chỉ thể hiện dưới dạng tiềm năng có thể lựa chọn, chứ chưa quy định hoàn toàn tự do lựa chọn, chưa hướng dẫn các trường hợp chuyển từ giao đất sang thuê đất hoặc từ thuê đất chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất,
- Về tiếp cận vốn:
Theo các quy định hiện hành các nhà đầu tư mới được phép tiếp cận vốn vay của tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa được phép vay tiền của tổ chức tín dụng nước ngoài. Quy định về quyền sử dụng đất có phân biệt giữa hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm và trả tiền thuê một lần khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng hình thành từ đất đai do không thể được dùng quyền sử dụng đất trong các giao dịch dân sự về đất đai. Các nhà đầu tư mới được phép tiếp cận vốn vay của tổ chức tín dụng được phép hoạt
động tại Việt Nam nhưng chưa được phép vay tiền của tổ chức tín dụng nước ngoài cũng như không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ phía tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có cơ hội duy nhất tiếp cận đất đai từ Nhà nước, hạn chế các quyền chuyển quyền sử dụng đất trong thị trường thứ cấp. Một số quy định can thiệp quá sâu vào quyền quyết định sở hữu, tài sản của doanh nghiệp, chủ dự án như các quy định trong Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, quy định về lãi suất tối đa trong Luật Dân sự,...
- Về tiếp cận thị trường:
Các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư còn trùng lặp, phiền hà cho nhà đầu tư, chưa minh bạch về mục tiêu của các thủ tục này và chưa rõ về giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đầu tư. Yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư là chưa hợp lý và có thể dẫn đễn việc không khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới nhưng khuyến khích việc mua lại cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp đã thành lập. Chưa quy định rõ trường hợp hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành/phân ngành dịch vụ “chưa cam kết” hoặc không được liệt kê trong biểu cam kết WTO nên một số doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh ngành nghề trong lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
- Về thủ tục, điều kiện kinh doanh, một số quy định hiện hành về thủ tục, điều kiện kinh doanh đang hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp như: quyền của lợi của thương nhân nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nước ngoài; thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ trùng lặp với Giấy chứng nhận đầu tư. Việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường chưa phù hợp với thực tế, chưa hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, môi trường, chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiều quy định về trình tự, thủ tục trong các văn bản hiện hành chưa minh bạch, rõ ràng gây khó khăn trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp như các trình tự, thủ tục chuyển nhượng dự án, điều chỉnh dự án, ưu đãi đầu tư (về thuế, chuyển lỗ, khấu hao tài sản cố định, sử dụng đất), thủ tục đầu tư của nhà đầu tư từ
quốc gia không phải là thành viên WTO - tạm ngừng, dãn tiến độ thực hiện dự án, chấm dứt dự ántrong pháp luật về đầu tư, chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp trong pháp luật về doanh nghiệp.....
- Về cách giải thích luật:
Trong các văn bản hiện hành, tồn tại nhiều cụm từ, khái niệm không rõ ràng trong các văn bản pháp luật gây ra các cách hiểu khác nhau ảnh hưởng đến việc thực hiện đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các mối quan hệ kinh tế, ví dụ: “tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước”; “hộ gia đình, cá nhân sử dụng không phải đất thuê”, “tổ chức nước ngoài sử dụng đất”, “đầu tư” và “kinh doanh”, “chuyển nhượng dự án”, “sáp nhập”, “mua lại doanh nghiệp”, “vốn nhà nước”, “chủ đầu tư”, “thương nhân”, “phạm vi địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại”; “nhượng quyền thương mại”, “đồng tác giả”…..
Các văn bản hiện nay còn nhiều quy định chưa thống nhất như: quy định về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đối với nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài, quyền thành lập công đoàn của nhà đầu tư, cấp mã số thuế …. Thậm chí nhiều quy định về các nội dung lớn trong các luật trùng lặp, chồng chéo như: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quản lý thuế,.... Các quy định chồng chéo, mâu thuẫn với nhau dẫn đến những cách hiểu khác nhau và cách áp dụng chưa chính xác, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện nay, các văn bản pháp luật được ban hành còn khiếm khuyết khi chưa quy định nhiều vấn đề cần điều chỉnh của pháp luật trong thực tiễn hoạt động kinh doanh như: hợp tác quốc tế về kế toán, về chứng từ điện tử trong kế toán doanh nghiệp, về Giám đốc tài chính của doanh nghiệp, đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, ví dụ: quy định về người làm kế toán, kế toán trưởng giữa doanh nghiệp gia đình với doanh nghiệp có lợi ích công chúng không thể quy định như nhau
- Về tính khả thi:
Một số quy định pháp luật chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi, chưa được bảo đảm thực hiện bởi họat động của các cơ quan nhà nước có liên quan