Ca dao Việt Nam từ năm 1945 đến nay dưới góc độ dư luận xã hội - 2


đúng nghĩa của nó đã là hiện tượng tương đối phổ biến từ đầu thế kỷ XX đặc biệt là trong báo chí và thơ ca cách mạng. Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra mốc thời gian năm 1945 bởi đây là thời điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lịch sử và văn học dân tộc, thời điểm đánh dấu những bước chuyển biến quan trọng của ca dao từ truyền thống sang hiện đại.

Từ 1945 trở đi, ca dao hiện đại được đánh dấu bằng những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Những bài ca dao hiện đại ở những thời kỳ này là bức tranh đấu tranh cách mạng vinh quang nhất của dân tộc với đầy đủ vẻ tưoi tắn, khỏe khoắn, phong phú và đa dạng của cuộc sống. Tính chất thời đại, nhịp điệu của thời đại đã hòa quyện vào nhiều câu, nhiều bài ca dao mới. Từ đây, trong ca dao hiện đại đã hình thành nên những bộ phận rất điển hình như hò tiếp vận, thơ đòn gánh, ca dao báng súng. Bộ phận ca dao này được sáng tác dưới hình thức cổ truyền nhưng nội dung thì hiện đại. Chúng xoay quanh những vấn đề của cuộc sống hiện thực, là sự cảm nhận và cách nhìn của con người hiện đại, mới mẻ hơn, đa dạng hơn. Chẳng hạn, ca dao thời kỳ kháng chiến chống Pháp và ca dao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ thì nội dung chủ đạo là công cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, sự đoàn kết, gắn bó trong tình đồng đội, tình quân dân cá nước, là sự căm thù với quân xâm lược, niềm tin vào chiến thắng ngày mai… Không khí trong những bài ca dao ấy cũng là không khí đậm chất thời đại. Nó đã đi xa dần những cây đa, bến nước, sân đình, đêm trăng thanh… để đến với những không gian đang gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người hơn, là hầm hào, mặt trận, tuyến đường, là nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ - nơi mà con người đang ngày đêm chiến đấu. Có thể nói ca dao từ truyền thống sang hiện đại đã chuyển dần từ không gian đồng quê sang không gian của mặt trận, của thành thị. Những con người trong ca


dao cổ truyền hầu hết là hình ảnh những người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng, quê hương thì trong ca dao hiện đại, ngoài nông dân đã xuất hiện thêm những hình tượng con người mới bộ đội, du kích, dân quân, công nhân… Càng về sau này thì con người trong ca dao hiện đại càng phong phú, đa dạng với đầy đủ mọi tầng lớp, cấp bậc: lãnh đạo, quan chức, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên… Tất nhiên, nền tảng vẫn là hình ảnh người nông dân nhưng giờ đây hình ảnh ấy đã có những biến đổi, khoác lên mình những tấm áo mới, mang những nhiệm vụ và sứ mệnh khác.

Có thể nói ca dao hiện đại là sự giao thoa giữa ca dao truyền thống, thơ và văn học quần chúng. Khả năng sáng tạo dồi dào của nhân dân ta trong ca dao mới vốn có nguồn gốc từ những sáng tạo nghệ thuật truyền thống. Đó là minh chứng cho hàng loạt sáng tác ca dao hiện đại đều mang dáng dấp truyền thống dù ít, dù nhiều về hình thức và nội dung, từ chỗ ảnh hưởng sâu đậm đến chỗ thưa dần, mờ dần. Hình thức đối đáp nam nữ đặc biệt quen thuộc trong ca dao cổ truyền đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp rồi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn được vận dụng khá phổ biến. Tham gia vào lực lượng sáng tác lúc này có tầng lớp trí thức cách mạng, những người có học. Do đó, ca dao hiện đại dù vẫn được tồn tại dưới phương thức sáng tác trực tiếp, kịp thời ngay sau khi diễn ra sự việc, sự kiện nào đó (bản thân những người sáng tác là những người biết chữ cũng vẫn sáng tác theo phương thức này để phù hợp với hoàn cảnh giao lưu…) nhưng hầu hết đã được ghi chép lại, in ấn dưới dạng văn bản. Do vậy, ca dao hiện đại dẫu có cũng không còn nhiều hiện tượng dị bản như ca dao cổ truyền do đặc trưng truyền miệng của nó. Từ chỗ là nhu cầu giao lưu trực tiếp của một bộ phận nhỏ, với lực lượng sáng tác chủ yếu là những người biết chữ thì ca dao hiện đại thực sự từ sau cách mạng tháng Tám 1945 với tư cách là sáng tác thơ đã trở thành một phong trào có tính quần chúng. Như vậy, xét cho


cùng, ca dao vẫn là sản phẩm của đông đảo quần chúng, là sản phẩm của tập thể. Đây là lý do để ca dao trong thời kỳ hiện đại vẫn có chỗ đứng nhất định trong dòng chảy của văn học dân tộc, là nơi gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, thái độ, tình cảm của đại bộ phận quần chúng nhân dân về những vấn đề thời cuộc, những vấn đề liên quan đến lợi ích của quần chúng nhân dân. Tuy vậy, đây đã là thời kỳ hiện đại, khi mà cái tôi cá nhân đã có môi trường để phát triển một cách toàn diện thì những sáng tác ca dao mới đã phần nhiều thuộc về những cá nhân trong tập thể (dù vẫn đứng ra đại diện cho đông đảo quần chúng nhân dân), có tên tuổi và được in ấn lại, ít bị sao chép, thay đổi. Và đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại.

Chúng tôi sử dụng khái niệm ca dao hiện đại trước hết để phân biệt với cách gọi quen thuộc ca dao truyền thống (cổ truyền), ngoài ra còn do những sự khác biệt khác về thời gian, về nội dung và hình thức của những sáng tác này.

Ca dao hiện đại được hiểu là những câu, những bài mang hình thức tương tự ca dao truyền thống trên cơ sở mô phỏng theo. Tuy nhiên, phần lớn những câu, bài này được xác định chính xác về tác giả, thời gian, nguồn gốc, xuất xứ,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Khái niệm ca dao hiện đại được chúng tôi sử dụng trong đề tài này sẽ được xác lập phạm vi giới hạn là những câu, những bài được sáng tác từ năm 1945 đến nay.

Ca dao hiện đại hay còn gọi là ca dao mới do đó sẽ được nhận dạng ở một số đặc điểm sau:

Ca dao Việt Nam từ năm 1945 đến nay dưới góc độ dư luận xã hội - 2

- Có những câu, những bài được ứng khẩu sáng tác và truyền miệng trong các phong trào quần chúng.

- Những câu, những bài do các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp in đi in lại trong sách báo, một số đã đọng lại trong trí nhớ của quần chúng và truyền đi rộng


rãi, ít ai biết tên tác giả. Bởi vậy, có một số câu, một số bài ghi được tên người sáng tác, nhưng nhiều câu, nhiều bài khác thì không. Nhiều câu, nhiều bài ca dao vốn có tên người sáng tác được quần chúng hóa và lưu truyền rộng rãi từ đời này sang đời khác, biến thành của báu chung, hòa vào kho tàng ca dao truyền thống của dân tộc.

Tác giả Hoài Thanh trong cuốn Nói chuyện thơ kháng chiến đã tổng kết việc sáng tác ca dao hiện đại theo 2 cách thức phổ biến là phóng tác theo những câu hát cổ và chế biến lại những câu ca dao cổ. Với 2 cách thức này, chúng ta dễ dàng nhận biết được đó là những câu ca dao mới nhờ hình thức và nội dung phỏng theo những câu ca dao cổ truyền quen thuộc.

Từ đây, chúng tôi đưa ra một số cơ sở để xác định ca dao hiện đại:


- Về hình thức biểu hiện


+ Được xác định là sáng tác từ 1945 đến nay


+ Có nhiều bài có tên tác giả, bút danh


+ Mang những đặc điểm của ca dao truyền thống như lưu truyền, tập thể, dị bản, khuyết danh

+ Được viết dưới thể thơ phổ biến trong ca dao truyền thống: lục bát; song thất lục bát,… và các thể phú, tỉ, hứng

+ Cách gieo vần, nhịp điệu mô phỏng hoặc dựa theo những câu tục ngữ, ca dao truyền thống

+ Do cách gọi tên, đặt tên của các sáng tác trên báo chí, ấn phẩm, trên mạng Internet,… Ví dụ: “ca rao”: một cách gọi rất phổ biến với những câu ca dao hiện đại mang nội dung cười, chế giễu, châm biếm.

- Về nội dung thể hiện


Nhìn chung nội dung của ca dao hiện đại vẫn kế thừa được ca dao truyền thống ở nét phù hợp với tâm tình, ý nghĩa và nguyện vọng của nhân dân lao động. Điều đó, đòi hỏi người sáng tác ca dao hiện đại phải có vốn sống thực tế và cảm xúc thật sự trước những sự việc diễn ra trong cuộc sống. Một vài nét kế thừa truyền thống có thể dễ dàng nhận biết ở ca dao hiện đại như:‌‌

+ Mượn một vế, một hình ảnh, một cụm từ trong những câu ca dao truyền thống nhưng thêm thắt hoặc thay đổi nội dung khác.

+ Phóng tác dựa trên những câu, những bài ca dao quen thuộc.


2. Phương thức thống kê và tập hợp tư liệu phục vụ đề tài


Chúng tôi tiến hành thống kê những câu, những bài ca dao căn cứ vào cách xác định nêu trên dựa vào các nhóm nội dung chính: kinh tế, chính trị; văn hóa và xã hội theo từng thời kỳ đã được phân định. Từ đó kiểm tra tần suất xuất hiện của các vấn đề: vấn đề nào được bàn luận nhiều, là vấn đề nóng trong từng thời kỳ để có được cái nhìn tổng quan về dư luận xã hội xung quanh các vấn đề của hiện thực đời sống.


3. Phương thức biểu hiện của ca dao Việt Nam từ 1945 đến nay

3.1. Sự ảnh hưởng và tiếp thu ca dao truyền thống


Ca dao hiện đại trong dòng chảy không ngừng của văn học vẫn lĩnh hội và tiếp thu những kết tinh của ca dao truyền thống thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Có thể nói, khi đọc những câu ca dao của thời hiện đại chúng ta vẫn thừa nhận đó là ca dao bởi những sắc màu riêng biệt của thể loại này vẫn không hề mất đi, dẫu đã có sự cách tân cho phù hợp với thời đại. Trong


đề tài Ca dao hiện đại từ 1945 đến nay nhìn từ góc độ dư luận xã hội, chúng tôi đã cố gắng đi tìm những nét tinh túy của truyền thống còn lưu giữ lại.

3.1.1. Phương diện nội dung


Với đặc thù của một thể loại ra đời trong xã hội đã có phân chia giai cấp, những vấn đề được phản ánh trong ca dao là những vấn đề gần gũi với cuộc sống, gắn liền với sinh hoạt và lợi ích của nhân dân. Ca dao từ 1945 đến nay dưới góc độ dư luận xã hội vẫn không đi ra ngoài nền tảng cơ bản đó. Ca dao hiện đại nhìn nhận qua lăng kính của dư luận xã hội hướng trọng tâm vào những vấn đề nổi bật của xã hội trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sở dĩ làm sao đến thời hiện đại, quần chúng nhân dân vẫn chọn ca dao làm thể loại phổ biến cho việc thể hiện tâm tư, nguyện vọng của mình, bởi lẽ “ca dao có tính độc lập tương đối của nó”2. Thiên về tình cảm, ca dao rất rõ ràng bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, do đó đây là thể loại hết sức thích hợp để quần chúng nhân dân mượn đó để bày tỏ thái độ, tâm tư của mình về những vấn đề thời cuộc. Hơn thế, ca dao là thể thơ ngắn gọn, có thể ứng khẩu nhanh, điều đó phù hợp với không khí của thời đại khi quần chúng cần nhanh chóng “ứng xử” với những sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra xung quanh mình, đang tác động đến quyền lợi của mình. Ngoài ra, với âm hưởng mang đậm màu sắc truyền thống, nhẹ nhàng,

tình cảm, có nhịp điệu, ca dao là thể loại thích hợp để lan truyền và nhanh chóng đi vào lòng người.

Ca dao hiện đại vẫn đảm bảo tính truyền thống của ca dao cổ truyền thể hiện ở tính truyền miệng, tập thể, khuyết danh và dị bản. Không ít bài ca dao hiện đại cũng được sáng tác trong bối cảnh tập thể, có thể do một người ứng tác sau đó người nọ truyền người kia và nó trở thành sáng tác của tập thể. Ngoài ra, ca dao


2 Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục, tr.141.


hiện đại vẫn mang tính dị bản vốn rất quen thuộc trong ca dao cổ truyền. Chúng tôi xin dẫn ra đây một ví dụ:

Ra đi quyết giữ lời thề Đánh tan giặc Mỹ mới về thủ đô.

Từ bài ca dao này xuất hiện thêm một số dị bản khác như:

Đứng trên núi Ngọc ta thề Đánh tan giặc Mỹ mới về quê hương


Đứng trên sóng nước ta thề Đánh tan giặc Mỹ mới về với em


Ra đi quyết giữ lời thề

Đánh tan Mỹ ngụy mới về quê hương.


Ngoài ra, còn có một bộ phận ca dao hiện đại khuyết danh nhưng được lưu truyền rất rộng. Ví dụ bài ca dao sau xuất hiện trong chế độ hợp tác xã:

Thi đua làm việc bằng hai Để cho cán bộ mua đài mua xe

Thi đua làm việc bằng ba Để cho cán bộ xây nhà lát sân.

Hoặc:


Thi đua ta quyết thi đua

Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu Hàng đầu rồi biết đi đâu?

Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi!


Trong khi tìm hiểu về ca dao hiện đại từ 1945 đến nay, để tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi đã phân chia thành 3 thời kỳ: 1945 - 1954; 1954 - 1975 và từ 1975 đến nay trên cả 3 phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội qua cái nhìn của dư luận xã hội. Việc nghiên cứu 3 thời kỳ cùng ở những phương diện nội dung tương đồng đã cho chúng tôi thấy một cách rõ nét sự vận động và chuyển biến từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Đó là xu hướng vận động tất yếu, xuất phát từ nhu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với xu hướng của thời đại. Thời kỳ 1945 - 1954, trọng tâm là cuộc đấu tranh chống Pháp cứu nước đã hướng nền chính trị, kinh tế và các vấn đề văn hóa - xã hội vào sự nghiệp đấu tranh chung nhằm giành thắng lợi cho dân tộc; thời kỳ 1954 - 1975, các vấn đề trọng tâm của đất nước đều hướng vào hai nhiệm vụ lớn là đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam tiến tới thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm nhiệm vụ hậu phương phục vụ cho chiến trường miền Nam; thời kỳ từ 1975 đến nay, chúng ta đề cao nhiệm vụ phát triển đất nước, đổi mới và hội nhập. Kéo theo đó, các vấn đề từ tích cực đến tiêu cực, từ nhỏ đến lớn đều có sự tiếp biến giữa các thời kỳ, từ chỗ manh nha, còn hạn chế đến chỗ lan rộng hơn và trở thành nguyên nhân bùng phát nhiều hiện tượng tiêu cực khác (đặc biệt trong xã hội hiện nay). Trong đề tài này, vấn đề mà chúng tôi quan tâm là thái độ, ý kiến, quan điểm của dư luận xã hội về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội qua các thời kỳ từ 1945 cho đến nay, bởi vậy, ngoài những vấn đề tích cực mang ý nghĩa là vận động, tuyên truyền, khích lệ, đề cao thì một bộ phận không nhỏ những vấn đề tiêu cực trong xã hội đang tồn tại được dư luận quan tâm dưới góc độ phê phán, tố cáo, muốn bài trừ cũng hết sức rõ nét. Bởi vậy, nội dung chủ đạo ở mảng ca dao này là sự đả kích, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đang hình thành và tồn tại trong xã hội. Tuy những tệ nạn này chỉ tồn tại ở một số bộ phận, ở một số tầng lớp trong xã hội, là “con sâu làm

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí