Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

Ngoài ra, có thể nói hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khá đầy đủ nhưng người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với tình trạng bị xâm phạm quyền lợi ngày một tăng và vấn đề bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng chưa thỏa đáng mà nguyên nhân không chỉ xuất phát từ những kinh tế mà còn một nguyên nhân không nhỏ đó là do chưa có một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, điều này thể hiện rõ qua một số vụ kiện tiêu biểu trong thời gian qua:

Vụ điện kế điện tử:

Vụ khiếu nại về Điện kế điện tử là một trong những bê bối của ngành Điện lực đã phát sinh từ năm 2005 (năm 2005 văn phòng khiếu nại người tiêu dùng phía Nam của VINASTAS đã tiếp nhận 97 đơn khiếu nại về Điện kế điện tử, gồm 234 điện kế) sang đến năm 2006 Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh tiếp tục khắc phục hậu quả và có các phương án tính toán bồi hoàn cho người tiêu dùng khiếu nại về cách làm việc của nhân viên điện lực thiếu tôn trọng khách hàng và còn nhiều khách hàng phát hiện Điện kế cơ sau khi thay thế vẫn chạy nhanh hơn trước đây và vì vậy số tiền được bồi hoàn không đáng kể.

Sự việc xảy ra khi người dân thành phố Hồ Chí Minh phát hiện chết Điện kế điện tử - được xem là một sự đầu tư của Công ty Điện lực, với hi vọng phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng nhưng lại chạy "phi mã". Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã lắp điện kế cơ để đối chứng và hứa sẽ xuất tiền trả phần chênh lệch nhưng sau khi đối chứng lại được kết luận là Điện kế cơ chạy nhanh hơn Điện kế điện tử. Rõ ràng Công ty đã có lỗi trong việc không đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp điện và việc sai sót trong lắp đặt điện kết Công ty phải là người tự kiểm định để đảm bảo cho nó đạt chuẩn trước khi cung cấp cho người tiêu dùng. Ở đây Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã vi phạm Điều 430, Bộ luật Dân sự khi không đảm bảo chất lượng hàng hóa “theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền” và Điều 444, Bộ luật Dân sự quy định nghĩa vụ của bên bán phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm khi phát hiện hoặc được thông báo sản phẩm của mình có khuyết tật. Vậy mà Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh còn thách đố người dân đi kiểm định là trái luật mà còn thể hiện sự kém hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên ta chỉ xét tới vấn đề bồi thường cho người tiêu dùng thì trong trường hợp này đã có thiệt hại xảy ra, hành vi cung cấp điện của Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh như đã phân tích ở trên rõ ràng là trái luật và có lỗi nhưng trong vấn đề xác định thiệt hại và mối quan hệ nhân quả thì lại tỏ ra không được khách quan (vì việc lắp Điện kế cơ để kiểm tra Điện kế Điện tử trong những thời điểm khác nhau và chất lượng của các Điện kế lại do chính Công ty Điện lực kiểm định không thể đưa ra một kết luận chính xác). Cuối cùng thì người tiêu dùng vẫn là những người phải chịu thiệt thòi trong khi luật Điện lực có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2005 đã quy định rõ bên bán điện phải bồi thường thiệt hại cho bên mua điện khi có thiệt hại xảy ra. Đến bao giờ quyền lợi người tiêu dùng mới được giải quyết thỏa đáng nếu như tình trạng độc quyền vẫn luôn hiện hữu? Ngày 14/9/2011, hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm vụ điện kế điện tử đã tuyên án đối với 12 bị cáo trong vụ án có kháng cáo. Tòa phúc thẩm cũng xác định lại tổng thiệt hại mà các bị cáo đã gây ra trong việc mua sắm 312.000 điện kế giả là hơn 7,9 tỉ đồng (không phải 8,1 tỉ đồng như tại cấp sơ thẩm). Theo hội đồng xét xử, sở dĩ có việc giảm thiệt hại này là do tòa đại diện Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh đã có văn bản cho rằng công ty đã tính toán và tiết kiệm được 145 triệu đồng trong tổng số chi phí bỏ ra để bảo quản lô hàng điện kế giả.

Như vậy, sau một thời gian dài, vụ kiện đã được giải quyết nhưng những tổn thất mà người tiêu dùng phải gánh chịu là không thể tính toán được, cuối cùng thì người tiêu dùng vẫn là những người phải chịu thiệt thòi. Giá như vụ kiện được giải quyết nhanh gọn hơn thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy được an ủi.

Vụ thành phần sửa tươi không đạt chuẩn

Sự kiện này thực sự gây mất lòng tin người tiêu dùng một cách trầm trọng. Người tiêu dùng Việt Nam lâu nay cứ ngỡ mình đang uống 100% sữa tươi, nhưng thực chất lại toàn sữa bột. Người dân cả nước rất bất bình vì thấy mình bị lừa dối, đồng thời mang tâm trạng nghi ngờ không biết tin vào nhãn hiệu nào. Bộ Y tế đã thành lập các đoàn kiểm tra, có kết luận và đã xử lý một số đơn vị. VINASTAS đã gửi văn bản tới cơ quan thẩm quyền yêu cầu có phương pháp tính toán bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, tuy nhiên đến nay vẫn bặt vô âm tín!

Trong văn bản gửi Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam mới đây, Thanh tra Bộ Y tế cho biết mặt hàng sữa tươi tiệt trùng trong công bố và trên bao bì đều ghi có thành phần sữa tươi, nhưng qua kiểm tra hồ sơ sản xuất thì số mẻ sản phẩm có sử dụng sữa tươi chỉ chiếm 15,8% - 66,7%. Trong số các mẻ sản phẩm này sữa tươi nguyên liệu thực tế có trong sản phẩm chiếm từ 2,2% - 100% (số liệu tại 4 công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk tại Hà Nội, nhà máy sữa Trường Thọ (Công ty cổ phần sữa Vinamilk tại Thành Phố Hồ Chí), Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) và Công ty cổ phần thương mại Tân Việt Xuân (Vixumilk) tại thành phố Hồ Chí Minh) là không phù hợp hồ sơ sản xuất. Ngoài ra còn có vụ các công ty sữa dán chồng nhãn sữa mới lên bao bì cũ. Ví dụ: sữa chua Kefir của Vinamilk, có 2 nhãn chồng lên nhau. Nhãn trên ghi "khối lượng tịnh 100g... thành phần men Kefir...", nhãn dưới ghi: "Sữa dinh dưỡng Lacgo+, thể tích thực 110ml..."

Phải nói rằng các công ty sữa đã quá xem thường người tiêu dùng mà trong trường hợp này là một sự lừa dối người tiêu dùng. Việc ghi nhãn sai với thành phần sữa vừa vi phạm quyền được thông tin, vừa vi phạm quyền được lựa chọn của người tiêu dùng. Thực tế đã có trường hợp người tiêu dùng vì tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

vào chất lượng sữa nên đã mua toàn sữa tươi cho con uống nhưng cuối cùng phát hiện đó chỉ là sữa hoàn nguyên nên đã chuyển sang cho con uống toàn sữa bột vì sữa tươi mà thành phần hầu như toàn sữa bột thì cũng như nhau: Rõ ràng trong trường hợp này, các công ty sữa như đã nêu ở trên đã có sự vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo như quy định tại Điều 630 BLD. Luật cũng đã quy định "nội dung ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa." [5. Điều 10]. Theo đó, hành vi sản xuất hàng hóa không theo đúng thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì là hình vi trái pháp luật. Hành vi này đã gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng vì trước hết họ không sử dụng hàng hóa đúng chất lượng như đã quảng cáo, thứ hai, họ bị thiệt hại về tài sản vì phải trả số tiền nhiều hơn giá trị thực tế của sản phẩm. Hành vi của nhà sản xuất ghi nhãn không đúng thành phần đã gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng và lỗi này là lỗi cố ý vì hơn ai hết nhà sản xuất là người biết rõ về chất lượng sản phẩm của mình nhưng vẫn lưu hành sản phẩm trên thị trường. Cuối cùng cũng giống như lãnh đạo EVN trong vụ Điện kế điện tử thì người tiêu dùng cũng nhận được lời "xin lỗi" của bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk về hai từ "nguyên chất" ghi trên bao bì sữa tươi và hứa sẽ thay đổi cho nhãn đúng với các thành phần thực có trong sản phẩm. Nhưng một lời xin lỗi liệu đã đủ khi mà bao lâu nay người tiêu dùng bị lừa dối, mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhưng không thấy một cơ sở vi phạm nào nhắc đến việc bồi thường cho người tiêu dùng.

Vụ xăng Pha Acetone:

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu để phục vụ cuộc sống con người, do vậy thông tin về một số công ty nhập khẩu xăng có pha Acetone đã gây tác động xấu tại nhiều địa phương. Đây là một trường hợp hy hữu mà các công ty nhập khẩu xăng dầu gọi là "tai nạn nghề nghiệp" vì khi nhập khẩu xăng

đều phải trải qua quá trình thông quan có sự kiểm tra nghiêm ngặt để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng (TCVN 6776-2005). Tuy nhiên, thành phần acetone trong xăng không nằm trong chỉ tiêu kiểm định. Petrolmex và công ty xăng dầu quân đội khẳng định đã bồi hoàn toàn bộ khiếu nại cá nhân và cam kết sẵn sàng giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng khi sử dụng xăng có chứa Acetone.

Điều này đặt ra cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc nghiên cứu ban hành những quy định về chỉ tiêu chất lượng hàng hóa một cách chặt chẽ và rõ ràng. Vấn đề bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng trong vụ vi phạm chất lượng xăng dầu trên có khó khăn vì việc xác định chứng cứ là không đơn giản, thêm vào đó là việc từ trước đến nay người tiêu dùng mua xăng dầu không bao giờ có hóa đơn nên người tiêu dùng sẽ không có bằng chứng để yêu cầu bồi thường. Đặc biệt, hiện tượng cháy và nổ xe xảy ra tại Việt Nam từ cuối năm 2011 đã gây ra lo ngại cho người tiêu dùng. Dư luận bắt đầu chú ý từ khi vụ nổ xe máy của một phụ nữ vào ngày 1 tháng 12 năm 2011 tại Bắc Ninh làm 2 mẹ con đều chết. Thống kê của Cục Đăng kiểm và công an Hà Nội cho thấy, năm 2011 cả nước xảy ra 89 vụ cháy xe (50 ôtô và 39 xe máy). Các chuyên gia phỏng đoán nguyên nhân cháy xe là do xăng pha tạp, nhưng các cơ quan nhà nước đến thời điểm đầu 2012 vẫn chưa đưa ra kết luận điều tra phần lớn các vụ nổ cháy.

Tuy vậy, Hội bảo vệ người tiêu dùng tại việt Nam cho biết chưa nhận được bất cứ đơn, thư khiếu nại nào của các nạn nhân trong hàng chục vụ nổ ô tô xe máy ở Việt Nam.

Vụ bán hàng đa cấp bất chính:

Hình thức kinh doanh truyền tiêu đa cấp đã tồn tại nhiều năm nay. Cùng với việc ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Nghị định 110/2005/NĐ- CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa

cấp và Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 110/2005/NĐ-CP thì Nhà nước ta đã chính thức thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều đơn vị bán hàng đa cấp bất chính đã được công luận lên tiếng mạnh mẽ nhưng các công ty này vẫn tiếp tục lợi dụng những kẻ hở của luật pháp để ngang nhiên hoạt động, mở rộng địa bàn đến các vùng sâu vùng xa. Ví dụ như vụ kiện đối với công ty Lô Hội (đã vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực chất lượng hàng hóa, sử dụng lao động, thương mại và thuế). Tổng cộng mức nộp phạt mà công ty này phải chấp hành cho các vi phạm nói trên là khoảng 32,25 triệu đồng, riêng khoản thuế phải truy thu, thu thêm hơn 7,1 tỷ đồng. Công ty Lô Hội đã mắc một loạt các sai phạm như quảng cáo phóng đại lừa dối người tiêu dùng, bán viên bổ sung dinh dưỡng Forever Bee Pollen của Hoa Kỳ có giá vốn 3.271 đồng, bán giá sĩ là

244.000 đồng (gấp 74,6 lần), bán lẻ lên đến 348.000 đồng (gấp 117,39 lần)...

Những sai phạm nghiêm trọng của Công ty Lô Hội cho thấy việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ở mức độ rộng. Các Công ty bán hàng đa cấp bất chính có thể "liều lĩnh" như vậy vì siêu lợi nhuận. Hiện nay các công ty bán hàng đa cấp đã bị xử phạt lại "hồi sinh" tiếp tục hoạt động với những tên gọi khác nhau và với những mánh khóe tinh vi hơn và nhiều người tiêu dùng vẫn tiếp tục bị lừa. Những văn bản pháp luật hiện hành thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp dưới góc độ pháp luật kinh tế hay góc độ quản lý nhà nước còn xét tới khía cạnh bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải căn cứ vào những quy định trong pháp luật dân sự. Tuy nhiên, do đặc thù của phương thức bán hàng này là thông qua mạng lưới những người tham gia, thường là tiếp thị tận nơi bởi vậy khi người tiêu dùng mua hàng mà không lưu lại hóa đơn cũng như những thông tin liên quan đến mạng lưới bán hàng này thì việc đòi bồi thường khi có sự vi phạm là rất khó.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm:

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã từ lâu luôn là vấn đề nóng hổi bởi tính chất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người của nó. Theo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, từ sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, đến thịt bẩn, rau quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép,... làm dư luận hoang mang, lo ngại. Và cũng chỉ trong thời gian ngắn, có tới 90% số vụ tranh chấp thương mại trong xuất khẩu của nước ta với các nước có liên quan đến an toàn thực phẩm.

Vấn đề tồn dư chất tạo nạc họ Beta-Agonists trong thức ăn chăn nuôi đang là vấn đề xã hội được dư luận trong thời gian gần đây. Việc phát hiện, xử lý các hành vi này như thế nào đang được các nhà chuyên môn, nhà quản lý và các doanh nghiệp đặt ra. Tại Hội thảo “Sử dụng chất tạo nạc và an toàn thực phẩm” do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 13/4, nhiều ý kiến cho rằng, thông tin về chất tạo nạc đang khiến cho thị trường chăn nuôi lợn lâm vào tình trạng thua lỗ, giá bán thấp, quy mô chăn nuôi giảm, tuy nhiên cũng chỉ vài tháng sau, giá thành của loại thực phẩm được ưa chuộng này sẽ đâu vào đấy do nguồn cung không đủ cầu. Và khi thịt lợn khan hiếm và người tiêu dùng sẽ tạm quên nỗi lo về chất tạo nạc để quay lại với thực phẩm này và đấy cũng chính là thời điểm chất cấm lại ào ạt quay lại sau một thời gian bị cơ quan chức năng rà soát. Theo thống kê của cơ quan chức năng, hàng năm, Việt Nam tiêu thụ 4 triệu tấn thịt trong đó 3 triệu là thịt lợn. Dù đang trong thời điểm khủng hoảng lòng tin nhưng tổng lượng thịt nhập vẫn dừng ở mức trên 100.000 tấn/năm, gồm thịt bò cao cấp, đùi, và cánh gà… Trước thực tế đó, cần có phương án kiểm tra lợn trước khi đưa vào lò mổ. Ý kiến của đại biểu tham dự hội thảo đề xuất, phương án kiểm tra nước

tiểu lợn để phát hiện chất cấm tại các cơ sở chăn nuôi và giết mổ nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn ra thị trường. Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, các chất cấm họ beta-agonist lưu hành ở Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để qua mặt các cơ quan chức năng, người mua thường vận chuyển qua đường tiểu ngạch hay pha trộn trong các loại thức ăn chăn nuôi bổ sung với nhiều tên gọi khác nhau. Chính cơ quan quản lý quá dễ dãi trong việc cấp phép nhập khẩu các loại premix và phụ gia sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cơ quan nhà nước chỉ căn cứ vào mô tả của doanh nghiệp là đưa chất đó vào danh mục được phép nhập khẩu, trong khi lẽ ra phải đem mẫu đến phân tích thì mới đưa vào danh mục, khó có thể diệt tận gốc việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nếu chúng ta vẫn thiếu chế tài xử lý đủ mức răn đe.

Ngoài ra, gần đây, báo chí xôn xao về vụ nước ngọt trong gần 10 lon Coca Cola tại một cửa hàng tạp hoá ở Hà Nội vẫn "đào thoát" một cách khó hiểu dù lon còn nguyên, chưa bị bật nắp hay móp méo gì. Chị Vũ Thị Lan - chủ tiệm nước và tạp hóa số 59 (ngõ 184, phố Hoa Bằng, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) phản ánh với báo chí, trong khi bán hàng, chị đã phát hiện 1 thùng Coca-Cola có vấn đề. Cụ thể, khoảng 8 lon nước trong 1 thùng 24 lon bị thiếu dung tích, chỉ còn ½ - ¼ lon. Dù các lon đều nguyên vẹn, không có dấu hiệu của vết thủng, song nước trong các lon vẫn gỉ ra làm mục cả thùng carton. Dưới đáy mỗi lon, lô nước này ghi ngày sản xuất 1/12/2011, hạn sử dụng đến 30/11/2012. Phía Coca-Cola Việt Nam khẳng định, các sản phẩm của nhà cung cấp này và sản phẩm cùng lô mà chị Lan đã mua đều đảm bảo chất lượng. Đại diện Coca-Cola Việt Nam cũng cho biết, công ty đã cho kiểm tra báo cáo sản xuất cũng như mẫu lưu của lô hàng có cùng ngày giờ sản xuất với lon sản phẩm bị phản ánh, và kết quả cho thấy không có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, chị Lan vẫn tỏ ra lo lắng vì chồng và con chị ngày nào cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023