). Từ Đó, Chúng Tôi Đã Xác Định Một Số Căn Cứ Quan Trọng Nhất, Xuất Phát Từ:

những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên.

Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ GV hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.

VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động…Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức thì VH tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.


1.4.2.2. Các căn cứ để xây dựng văn hoá nhà trường.

Mỗi nhà trường dù có ý thức hay không cũng tạo ra VHNT của mình trong quá trình tổ chức dạy và học quản lý.

Tuy nhiên, xây dựng VHNT một cách chủ động, với tư cách một nội dung công tác quản lý nhà trường, để thực sự có tác động GD tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học… phải coi là trách nhiệm của các nhà quản lý, trước hết là người hiệu trưởng.

Xây dựng VHNT cần phải dựa trên cách tiếp cận “Xây dựng văn hoá tổ chức” (mục 1.3.2) “Các yếu tố ảnh hưởng văn hóa nhà trường (mục

1.4.1). Từ đó, chúng tôi đã xác định một số căn cứ quan trọng nhất, xuất phát từ:

- Mục tiêu đào tạo và các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Đó chính là hình ảnh con người cụ thể, với các phẩm chất và năng lực mà nhà trường trang bị và đào luyện. Bởi thế, ở mỗi nhà trường sẽ có các màu sắc riêng giữa hàng loạt đặc điểm của người học mà nhà trường của chúng ta cần giáo dục, đào tạo.

- Các mục tiêu, điều lệ và các chương trình công tác của các tổ chức đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên…)

- Đặc thù của quá trình đào tạo nghề nghiệp của nhà trường và các quy chế, chính sách chuyên môn đối với CB và học viên

- Lịch sử phát triển và truyền thống của nhà trường

- Các chuẩn mực cần có trong các quan hệ: thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò, giữa người quản lý với GV và học viên.

- Các chuẩn mực đạo đức và các giá trị VH thẩm mỹ

- Các nhu cầu, mong đợi và ước muốn của các nhóm thành viên

- Các điều kiện cơ sở vật chất…


1.4.2.3. Nội dung cơ bản của xây dựng văn hóa nhà trường.

Dựa trên cơ sở của “Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường” và “Các yếu tố ảnh hưởng văn hóa nhà trường” (mục 1.4.1.), có thể xác định các nội dung cơ bản của xây dựng VHNT.

Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy

Biểu tượng. Các Giá trị và Truyền thống của nhà trường

Niềm tin. Các loại thái độ. Cảm xúc và ước muốn cá nhân

Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên

Nghi thức và hành vi. Đồng phục…

Việc xây dựng VHNT trong bất kỳ trường học nào cũng dựa trên các yếu tố đó, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHNT, đó là các


giá trị và các chuẩn mực VH ứng xử:

- Trước hết, xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ nhà GD và CB trong trường theo triết lý GD chung và riêng của mình. Mỗi trường có định hướng GD nhân cách HS theo quan điểm GD: GD HS độc lập, mạnh dạn, tự tin, hay GD HS ngoan ngoãn nề nếp theo một khuôn mẫu, hoặc GD HS tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hoà hợp, điều này sẽ chi phối đến những yếu tố tiếp sau. Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng GD VHNT.

- Xây dựng hệ thống chuẩn mực VH chung và riêng của nhà trường là một việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu GD mang tính bảo tồn VH dân tộc cũng như nội dung GD VH trong nhà trường. Đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường GD có VH mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trò ra trò” và các hoạt động GD có tính định hướng VH. Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó.

- Xây dựng các chuẩn mực VH giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có VH.

Giáo dục VHNT cho HS cần được đặt trong một môi trường GD VH với các hoạt động GD có ý nghĩa, mang tính định hướng. Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHNT đóng một vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập VH ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Ở đây cũng cần xây dựng và GD phương pháp tiếp nhận VH là có chọn lọc cho các thế hệ mai sau. Cụ thể:

+ GD đạo đức.

+ GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.

+ GD kỹ năng giao tiếp và VH ứng xử.

+ GD kỹ năng giao tiếp và VH ứng xử.

Mặt khác, xây dựng VHNT cần hướng vào người học. Đó là:

- Đáp ứng những yêu cầu về quyền của người học cần được xem như yêu cầu sống còn của VHNT (giá trị an toàn về thể chất và tinh thần, được tôn trọng và được khuyến khích tham gia);

- Tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học;

- Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân).

Ba định hướng có tính nguyên tắc này cần được quán triệt trên tất cả các khía cạnh của VHNT, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để VHNT trở nên thân thiết gần gũi và gắn bó với người học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


VHNT tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tác trong trường từ BGH đến GV, HS, cha mẹ HS và CB cộng đồng, đến mọi khía cạnh của nhà trường.

Xây dựng VHNT về bản chất là quá trình tổ chức việc hình thành ở các chủ thể một hệ thống những hiểu biết, những kỹ năng và thái độ đối với việc xây dựng VHNT.

Xây dựng VHNT lành mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững thực chất là xây dựng nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy (trong đó có các nhà QLGD) theo các chuẩn mực chung của XH và những quy định riêng của ngành GD.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH


2.1. Khái quát lịch sử phát triển của Trường CĐCN Nam Định

Trường CĐCN Nam Định trực thuộc Bộ Công Thương quản lý. Trường được thành lập vào năm 1956 trường có tên là Trường Trung Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Nhẹ. Từ năm 1956 đến tháng 7 năm 1965 trường có trụ sở tại 353 Trần Hưng Đạo - TP. Nam Định.

Từ tháng 7 năm 1956 do đế quốc Mỹ đánh phá leo thang miền Bắc trường đã sơ tán lên Yên Dũng - Hà Bắc. Đến Tháng 9 - 1967 trường đổi tên thành Trường Trung Học Cơ Khí Vật Dụng. Tháng 12 năm 1990 trường lại chuyển về Liên Bảo - Vụ Bản - Nam Định và đổi tên trường thành Trường Kỹ Nghệ Thực Hành Công Nghiệp Nhẹ Nam Định. Đến tháng 3 năm 2005 trường được chính phủ phê duyệt thành Trường CĐCN Nam Định.

Đội ngũ CB, GV, công nhân viên nhà trường hiện có 228 người. Nhà trường phấn đấu đến năm 2010 GV có trình độ Thạc Sỹ đạt khoảng 80%, 5% Tiến Sỹ, 5% ĐH. Nhà trường có một đội ngũ CBQL có trình độ và thâm liên công tác, dày dạn kinh nghiệm.

Số lượng HSSV của trường năm học 2006 - 2007 là 7.500 HS. Năm học 2007 - 2008 là 10.000 HSSV.

Chức năng, nhiệm vụ Trường CĐCN Nam Định được quy định tại Quyết định số 1478/QĐ-TCCB ngày 20/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nay là Bộ Công Thương.

- Chức năng:

Là đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc mạng lưới mạng lưới các trường CĐ chuyên nghiệp, Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương và chịu sự quản lý nhà nước về đào tạo và được hưởng mọi chế độ của trường công lập nhà nước.

- Nhiệm vụ :

+ Đào tạo các hệ CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, CĐ nghề cho các ngành Cơ khí, Động Lực, Điện Công Nghiệp, Điện Tử, Kinh Tế, Tin Học, Công Nghệ May Thời Trang đáp ứng nhu cầu của các Doanh Nghiệp, cơ sở sản xuất các tổ chức kinh tế XH có nhu cầu.

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các CB kỹ thuật, quản lý điều hành các xí nghiệp. Tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra nâng bậc cho công nhân theo yêu cầu của các Xí Nghiệp, Công Ty.

+ Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh để thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tổ chức lao động sản xuất dịch vụ gắn với đào tạo và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả cở sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ đội ngũ GV, CBNV của nhà trường.

Cơ cấu tổ chức của nhà trường: Căn cứ vào điều lệ Trường CĐ (Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ- BGD&ĐT ngày 10/12/2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT).

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ GD & ĐT và các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương cùng với sự vận động tích cực của CB, GV, nhân viên và HS các thế hệ của trường, Trường CĐCN Nam Định đã có những bước trưởng thành và tiến bộ vượt bậc; quy mô và chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, cơ sở vật chất, thiết bị ngày một củng cố, đội ngũ GV được nâng cao, uy tín của Trường đã được các doanh nghiệp khẳng định trong ngành và khu vực. Nhà trường đã có những bước đầu tư, chuẩn bị từ nhiều năm để nâng cấp đào tạo những bậc học cao hơn.

Dưới đây là một số tư liệu về quy mô và sự phát triển của Trường hiện nay.


Cơ cấu tổ chức Trường CĐCN Nam Định

(xem bảng 2.1 , 2.2)

Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức Trường CĐCN Nam Định.



LÃNH ĐẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH

Hiệu Trưởng

Bí Thư Đảng Uỷ:

Phó Hiệu Trưởng,

Phó Bí Thư Đảng Uỷ:

Phó Hiệu Trưởng:

Phó Hiệu Trưởng:

CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG

Phòng Tổ chức - Hành chính

Phòng Đào Tạo

Phòng Tài Chính - Kế Toán

Phòng Quản Trị - Vật Tư

Phòng Công Tác Học Sinh,Sinh Viên

Phòng KHCN & HTQT.

CÁC KHOA CHUYÊN MÔN

Khoa Điện - Điện Tử

Khoa Kinh Tế

Khoa Công Nghệ May Thời Trang và Da Giầy

Khoa Công Nghệ Thông Tin

Khoa Chính Trị - Pháp Luật

Khoa Cơ Khí Động Lực

Khoa Kỹ Thuật Cơ Sở


CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Trung Tâm Tuyển Sinh & Giới Thiệu Việc Làm

Tổ Thư Viện

Ban Quản Lý Dự án


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệp Nam Định - 4


Bảng 2.2. Thống kê cán bộ, nhân viên của Trường CĐCN Nam Định.



TT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Tổng số cán bộ công nhân viên

228


1

Giới tính




Nam

125

54.8%


Nữ

103

45.2%

2

Trình độ




Sau đại học

60

26.4%


Đại học

150

65.8%


18

7.8%

3

Độ tuổi




Dưới 30 tuổi

145

63.6%


TỪ 30 - 50 tuổi

55

24.2%


Từ 50 - 60 tuổi

28

12.2%


(Nguồn Phòng Tổ chức - Hành chính Trường CĐCN Nam Định)


Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật

Trong những năm qua, mặc dù còn những khó khăn, nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng được sự quan tâm của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), với sự cố gắng của tập thể đội ngũ CB, GV, công nhân viên toàn trường, nhà trường đã xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, môi trường cảnh quan sư phạm, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo được giao.

Diện tích mặt bằng, phòng học lý thuyết, phòng chuyên môn, nhà xưởng:

- Diện tích mặt bằng, phòng học lý thuyết và phòng học chuyên môn:

+ Tổng diện tích mặt bằng 20 ha

+ Phòng học lý thuyết (50 phòng): 4.152 m2

+ Giảng đường lớn: 800 m2

+ Phòng thí nghiệm Lý (1 phòng): 50m2

+ Phòng thí nghiệm Hóa ( 1 phòng): 50m2

+ Phòng học Ngoại ngữ (1 phòng): 50m2

+ Thư viện: 600 m2

+ Phòng vẽ kỹ thuật (1 phòng): 50 m2

+ Phòng thiết kế thời trang (1 phòng): 100 m2

- Xưởng thực tập

+ Máy hàn: 40 cái

+ Máy CNC: 02 phòng

+ Xưởng (Cơ khí - Điện) 1;2;3: 2.100 m2

+ Xưởng May: 411 m2

+ Tin học: 400 m2

- Các công trình khác:

+ Ký túc xá: 2.400 m2

+ Nhà ăn tập thể: 500 m2

+ Nhà khách và Bệnh xá: 400 m2

+ Nhà làm việc cơ quan: 400 m2

Trang thiết bị dạy học:

- Máy công cụ 50 cái

- Thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy thực hành 50 cái

- Máy hàn 40 cái

- Phòng thí nghiệm Vật lý 1 phòng

- Phòng thí nghiệm Hóa 1 phòng

- Phòng học ngoại ngữ 1 phòng

- Phòng thiết kế thời trang trên máy vi tính 1 phòng

- Phòng thí nghiệm Điện 1 phòng

- Phòng thí nghiệm Điện tử 1 phòng

- Mô hình học cụ: Nhiều mô hình có giá trị phục vụ cho giảng dạy, học tập.

Công tác xây dựng chương trình, giáo trình và nghiên cứu khoa học:

- Biên soạn 28 giáo trình môn học lưu hành nội bộ.

- Chỉnh lý các chương trình môn học lý thuyết và chương trình thực tập cơ bản, thực tập chuyên ngành và thực tập tốt nghiệp.

- Trong những năm qua trường đã tổ chức in ấn hàng vạn giáo trình đảm bảo cung cấp đủ tài liệu phục vụ giảng dạy học tập của các ngành.

- Trường đã tổ chức cho tất cả học sinh hệ Trung học chuyên nghiệp làm các đề tài tốt nghiệp. Thông qua hình thức này giúp các em HS tổng hợp các kiến thức đã học để sau khi ra trường có thể tìm ngay được việc làm.


Quy mô và chất lượng đào tạo

Bảng 2.3. Quy mô đào tạo của nhà trường qua các năm (2003 - 2009)



Năm Học

ĐH


Trung Cấp

Công nhân

Văn Hóa Nghề


Tổng

Tại

chức

Dài

hạn

Ngắn

Hạn

2002-2003

50

293

1.205

2.203

121


3.872

2003-2004

50

177

1.438

2.350

121


4.163

2004-2005

50

311

1.541

1.854

200


3.956

2005-2006

157

628

1.766

1.494

232

337

4.614

2006-2007

546

2.622

1.856

1.500


400

6.924

2007-2008

1.118

2.500

1.700

3.520


1.100

9.938

2008-2009

1.120

2.530

1.730

3.520


1.100

10.000



Trong đó:

(Nguồn phòng Đào tạo Trường CĐ Công Nghiệp Nam Định)

- Hệ Đại Học: Trường liên kết với Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Đại Học Mở, Đại Học Hàng Hải.

- Bắt đầu từ năm học 2005 - 2006 nhà trường được nhà nước cho phép đào tạo hệ Cao Đẳng.

- Đến năm học 2009 - 2010 số lượng HS của nhà trường sẽ là trên 10.000 sinh viên.

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng:

- Hiện nay Trường đào tạo ba hệ: CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật, kết quả chất lượng đào tạo tính chung như sau:

+ Chất lượng đào tạo lý thuyết đạt tỷ lệ:

Khá giỏi: 25,6% ; Trung bình: 73,6% ; Yếu kém: 0,8%;

+ Chất lượng đào tạo tay nghề đạt tỷ lệ:

Khá giỏi: 24,3% ; Trung bình: 75,1% ; Yếu kém: 0,6%;

+ Kết quả rèn luyện và xếp loại đạo đức:

Tốt, khá (A + B): 78,7%; Trung bình (C): 21%; Kém (D): 0,3%;

+ Kết quả lên lớp và tốt nghiệp: Tỷ lệ học sinh lên lớp: 99,5%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp: 99,7% (Loại khá: 21,4%; Loại giỏi: 1,7%);

+ Tỷ lệ học sinh tìm được việc làm: Hệ TCCN trên 50%; Hệ CNKT: 70%;

+ Kết quả Hội thi học sinh giỏi cấp trường (Có 385 lượt học sinh tham dự). Kết quả đạt: Loại xuất sắc 25 học sinh (đạt 6,5%); Loại giỏi 125 học sinh (đạt 32,5%); Loại khá 222 học sinh (đạt 57,7%);

+ Kết quả Hội thi giáo viên dạy nghề giỏi toàn quốc: 02 giáo viên đạt giải nhì;

+ Kết quả Hội thi giáo viên dạy nghề giỏi cấp tỉnh: Giải nhất toàn đoàn; 04 giáo viên tham dự đều đạt giải nhất;

+ Kết quả Hội giảng cấp trường : Giáo viên đạt giờ giảng giỏi: 04 giáo viên (chiếm 57,1%); Giáo viên đạt giờ giảng khá: 03 giáo viên (chiếm 42,9%);

Công tác biên soạn chương trình, giáo trình:

Hoàn chỉnh được 255 chương trình môn học, trong đó 211 chương trình hệ CĐ; 29 chương trình hệ trung cấp chuyên nghiệp; 15 chương trình hệ công nhân kỹ thuật;

- Công tác kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học:

Tổng kinh phí chi cho công tác nghiên cứu khoa học là: 177.480.000 đồng. Trong đó: 19 đề tài cấp Khoa; 03 đề tài cấp Trường và 01 đề tài cấp Bộ.


Công tác Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường:

Hoạt động trong các phong trào đoàn là một bộ phận của công tác GD, gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy và học tập trên lớp, đồng thời củng cố, phát huy, bổ sung và nâng cao kết quả GD toàn diện. Hoạt động đoàn được kế

hoạch hóa song song với chương trình dạy học trên lớp, hướng HS vào thực

hiện tốt các yêu cầu trọng tâm theo nhiệm vụ từng năm học, giúp cho việc dạy và học trên lớp đạt hiệu quả cao. Ngay từ đầu năm học đoàn trường đã lập kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cho toàn bộ HSSV trong khoa cho cả năm trên các mặt chủ yếu:

- Thực hiện tốt các chủ đề, chủ điểm năm học theo hướng dẫn của Tỉnh đoàn và BGH nhà trường.

- Tổ chức tốt hoạt động văn nghệ và các hoạt động thể dục thể thao.

- Tổ chức tốt lao động vệ sinh môi trường và các hoạt động tình nguyện.

- Tổ chức phong trào tự học, phát động phong trào chống tiêu cực trong các kỳ thi...

Để phát huy hơn nữa hiệu quả của phong trào trên đoàn trường cần làm tốt công tác tuyên truyền, GD tới tất cả các đoàn viên thanh niên về mục đích, ý nghĩa của phong trào, phối hợp chặt chẽ với các cấp công đoàn và lãnh đạo Trường để phong trào được phát động và tổ chức thường xuyên, có chỉ tiêu cụ thể gắn với thực tế nhà trường, động viên khuyến khích được đông đảo được mọi người tham gia. Có như vậy các phong trào mới được giữ vững và phát triển cùng với sự lớn mạnh của nhà trường.


2.2. Thực trạng môi trường văn hóa ở Trường CĐCN Nam Định.


2.2.1. Mức độ biểu hiện của các hành vi văn hoá vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường (ở người học).

Để thấy được mức độ biểu hiện của các hành vi VH vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường (ở người học), chúng tôi tiến hành khảo sát gần 300 SV Trường CĐCN Nam Định về các biểu hiện hành vi và mức độ nhận thức của họ về VHNT.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.4:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022