Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệp Nam Định - 2

1.2.1.2. Các chức năng cơ bản của quản lý.

Trong quá trình quản lý đã có nhiều hệ thống phân loại chức năng quản lý, song có thể khái quát lại thành các chức năng cơ bản [theo 3] là:

- Kế hoạch: Là chức năng khởi đầu, là tiền đề, là điều kiện của mọi quá trình quản lý. Kế hoạch là bản thiết kế, trong đó xác định mục đích, mục tiêu đối với tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.

Có ba nội dung chủ yếu của nội dung kế hoạch hoá:

+ Xác định, hình thành các mục tiêu phát triển của tổ chức, của hoạt động và các mục tiêu của quản lý tương thích.

+ Xác định chương trình hành động, các biện pháp cần thiết để đạt được các các mục tiêu của quản lý và các mục tiêu phát triển của tổ chức.

+ Xác định và phân phối các nguồn lực, các điều kiện cần thiết .

- Tổ chức: Là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc thực hiện thành công kế hoạch, chương trình hành động và nhờ đó mà đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận cùng các công việc của chúng và sau đó là vấn đề nhân sự, gồm việc xác định và nhóm gộp các hoạt động, giao phó quyền hành của người quản lý và tạo ra sự phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách khoa học, có hiệu quả.

- Chỉ đạo (lãnh đạo): Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có quá trình tác động chỉ đạo (directing, hay infuencing). Chỉ đạo (hay lãnh đạo) bao hàm cả việc liên kết các thành viên và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Kiểm tra: Là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Kiểm

tra là nhằm xác định kết quả thực tế so với yêu cầu tiến độ và chất lượng vạch ra trong kế hoạch, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra không chỉ là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, mà luôn cần thiết trong suốt từ đầu đến cuối quá trình thực thi kế hoạch.

Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệp Nam Định - 2

Ngoài 4 chức năng cơ bản, truyền thống nói trên, nghiên cứu quá trình quản lý trong điều kiện xã hội thông tin, gần đây nhiều công trình đã đưa Thông tin quản lý như là một chức năng không thể thiếu.


Kế hoạch

Thông tin quản lý

Tổ chức

Quá trình quản lý thường diễn ra theo một chu kỳ gọi là chu trình quản lý, chu trình quản lý được biểu hiện bằng sơ đồ sau:


Kiểm tra


Chỉ đạo

Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý


1.2.2. Quản lý giáo dục.


1.2.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dục.

Giáo dục là một hoạt động cơ bản xã hội, vì vậy QLGD là quản lý một quá trình xã hội. QLGD là bộ phận không thể tách rời của hệ thống quản lý XH.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa về QLGD:

- Theo M.I Kônđacốp: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [ 40].

- Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Việc quản lý nhà trường phổ thông (có thể mở rộng ra là việc QLGD nói chung) là quản lý hoạt động dạy - học, tức là làm sao được hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [ 20 ].

- Tác giả Nguyễn Minh Đường: QLGD được biểu hiện ở hai cấp độ: Theo nghĩa rộng: QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu XH hiện nay. Theo nghĩa hẹp: QLGD, quản lý trường học cụ thể là một chuỗi tác động hợp lý, (có mục đích tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể GV & SV, đến những lực lượng GD trong và ngoài trường, nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến [ 18 ].

Từ đó, có thể thấy: Bản chất của QLGD là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động GD nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD.

Như vậy, quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức (có mục đích, có tổ chức) của chủ thể quản lý tới khách thể, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu GD với hiệu quả mong muốn.


- Quản lý giáo dục hiểu theo cấp vĩ mô: là những tác động có hệ thống của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống QLGD (Bộ, Trung ương đến địa phương… tới trường) nhằm đạt tới mục tiêu của quản lý là nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động GD.

- Quản lý giáo dục hiểu theo cấp vi mô: Là những tác động có mục đích, kế hoạch, có hệ thống của lãnh đạo nhà trường, đơn vị đến tập thể CBGV, nhân viên, HSSV, cha mẹ học sinh, các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả đến mục tiêu GD của nhà trường.


1.2.2.2. Nội dung quản lý giáo dục.

Trong quá trình quản lý giáo dục cũng thể hiện đầy đủ các chức năng quản lý cơ bản. Nhưng nội dung QLGD mang những đặc trưng của quản lý hành chính nhà nước của mỗi quốc gia và cụ thể hoá theo phạm vi của cấp quản lý.

Ở Việt Nam, nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 99 - Luật giáo dục Việt Nam 2005 [ 38 ].


1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.

2. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy hoạch pháp luật giáo dục đào tạo, ban hành điều lệ nhà trường, quy định hoạt động cơ sở giáo dục - đào tạo.

3. Quy định mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, cơ sở vật chất thiết bị trường học, biên soạn, in, xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi và cấp văn bằng chứng chỉ.

4. Tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo, kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo.

5. Thực hiện công tác thống kê thông tin về tổ chức hoạt động giáo dục.

6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.

7. Tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

8. Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.

9. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.

10. Tổ chức quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo.

11. Quy định việc tặng danh hiệu cho người có nhiều công lao cho sự nghiệp giáo dục.

12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật giáo dục, giải quyết kiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo.


1.2.3. Quản lý nhà trường.


1.2.3.1. Khái niệm Quản lý nhà trường.

Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của XH, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm XH cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định, sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm XH đạt được mục tiêu XH đặt ra. Quản lý nhà trường là một loại hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp độ Quản lý giáo dục vi mô.

Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, các bộ phận chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước về GD cấp trên) nhằm làm cho quá trình GD nói chung và các hoạt động GD - dạy học cụ thể được tiến hành trong nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu GD của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường [5].

Trong nhà trường, Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất của nhà trường và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường. Đồng thời trong nhà trường (ĐH, CĐ) còn có các ban, phòng, khoa, tổ chuyên môn làm việc theo chế độ tập thể và các hội đồng làm việc theo chế độ tư vấn … để góp ý kiến, tư vấn, trợ giúp thủ trưởng xem xét, quyết định và thực thi đối với những vấn đề quản lý nhà trường.


1.2.3.2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà trường.

Ở Việt Nam, nội dung của quản lý nhà trường được quy định tại Điều 58 Luật Giáo dục Việt Nam, 2005 [38].

Đ iề u 5 8 . Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường

Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;

2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;

3. Tuyển sinh và quản lý người học;

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;

5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;

6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;

7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội;

8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;

9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.


1.2.3.3. Các biện pháp quản lý nhà trường.

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Trong nghiên cứu khoa học, biện pháp còn được hiểu là cách thức, con đường để đạt một mục tiêu cụ thể.

Biện pháp quản lý là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các biện pháp quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt phù hợp với đối tượng quản lý.

Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các biện pháp của mỗi phương pháp quản lý nhất định. Các biện pháp này sẽ giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý của mình mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy.

Biện pháp quản lý nhà trường là nội dung, cách thức, giải quyết các vấn đề của nhà trường cùng những lực lượng trong và ngoài nhà trường có liên quan đến các thành viên trong nhà trường nhằm hình thành nhân cách người học theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo, tiến dần đến mục đích đào tạo.


nhóm:

Các biện pháp quản lý nhà trường nhìn chung có thể phân thành bốn


Nhóm biện pháp tổ chức hành chính. Nhóm biện pháp kinh tế.

Nhóm biện pháp giáo dục. Nhóm biện pháp tâm lý xã hội.

Bốn nhóm biện pháp trên là những biện pháp quản lý cơ bản để chủ thể

quản lý đạt được mục tiêu quản lý. Tuỳ từng trường hợp, từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà vận dụng các biện pháp quản lý phù hợp.


- Đối với nhóm biện pháp tổ chức - hành chính thì CBQLGD phải:

+ Xây dựng quy chế hoạt động, nội dung hoạt động của đơn vị, cơ quan, quyết tâm thực hiện, quán triệt theo nội dung, quy chế đó.

+ Nắm vững hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên.

+ Tăng cường phổ biến văn bản pháp quy của ngành, của cấp trên tới CBGV, nhân viên, HSSV.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy đơn vị, văn bản của ngành.

- Đối với nhóm biện pháp tâm lý XH và nhóm biện pháp GD thì CBQL phải:

+ Xây dựng được các mối quan hệ trong tập thể.

+ Tổ chức cho CBGV, nhân viên thảo luận mục tiêu hoạt động chung của tổ chức, kế hoạch hoạt động của tổ chức, lấy ý kiến đóng góp CBGV về chủ trương xây dựng và phát triển của đơn vị.

+ Tổ chức cho CBGV, nhân viên học tập các văn bản pháp quy của ngành.

+ Xây dựng khối đoàn kết nội bộ, tạo ra bầu không khí tập thể đoàn kết có kỷ luật.

+ CBQL phải hiểu tâm tư, nguyện vọng CBGV. Thường xuyên lắng nghe ý kiến của họ. Tin tưởng vào khả năng của họ, giúp họ phát huy năng lực sở trường. Lựa chọn, bồi dưỡng CB cốt cách cho đơn vị. Biết uỷ quyền cho những người giúp việc. Chân thành giải toả những xung đột trong nội bộ. Xây dựng các mối quan hệ trong công tác. Tổ chức thi đua, khen thưởng và kỷ luật kịp thời. Thường xuyên cải thiện đời sống cho CBGV và nhân viên.

- Đối với nhón biện pháp kinh tế thì CBQL phải:

+ Nắm vững kinh tế học GD để vận dụng vào quá trình quản lý.

+ Xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với CB, định mức lao động.

+ Phát huy vai trò tự quản của CBGV và nhân viên.

+ Quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của CBGV và nhân viên.

+ Tổ chức bình bầu, đánh giá CB công bằng, khách quan, chính xác, khen thưởng, trách phạt.


1.2.4. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý nhà trường.


1.2.4.1. Tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng.

- Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường CĐ, các quy chế, quy định của Bộ GD & ĐT, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt.

- Hiệu trưởng trường CĐ phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, đã qua giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục ĐH, CĐ ít nhất là 5 năm;

+ Có học vị từ thạc sĩ trở lên;

+ Có sức khoẻ; tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng đối với Trường CĐ công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Những trường hợp đặc biệt cơ quan chủ quản thống nhất với Bộ trưởng Bộ GD & ĐT để quyết định. Tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng các trường CĐ ngoài công lập theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập.


1.2.4.2. Quyền và trách nhiệm của Hiệu trưởng.

Ở Việt Nam quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng được quy định trong Luật Giáo dục và được cụ thể hóa ở điều 14 trong Điều lệ trường CĐ (Theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT) [6].

Điều 14. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Tổ chức xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

2. Trình cơ quan chủ quản duyệt văn bản kế hoạch dài hạn và hàng năm của trường, trình duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính phê duyệt. Quản lý trường sở, tài chính, tài sản, thiết bị; quyết định sử dụng các nguồn vốn vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát triển trường.

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Điều lệ này.

4. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên. Quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ Trưởng khoa, Trưởng phòng hoặc tương đương trở xuống. Thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong tuyển dụng giảng viên, cán bộ, nhân viên và ký kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

5. Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển trường và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh.

6. Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường CĐ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị.

7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản quy định tại các Điều 30, 31,32, 33 của Điều lệ này và các quy định của Nhà nước về lao động - tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học của trường.

8. Quyết định mức chi phí quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, tuỳ theo nội dung và hiệu quả công việc quy định tại Điều 33 của Điều lệ này.

9. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng trường CĐ công lập được Bộ GD & ĐT hoặc cơ quan chủ quản uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Nhà nước.

10. Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận viện trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển nhà trường.

11. Bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động của trường.

12. Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.


Hiệu trưởng trong các nhà trường thực hiện phân quyền cần phải giữ cán cân cân bằng của rất nhiều vai trò. Ngoài vai trò tổ chức, lãnh đạo trực tiếp và điều khiển đội ngũ GV, Hiệu trưởng làm việc với nhiều đối tượng khác nhau như các thành viên của cộng đồng hay các nhà tài trợ, liên minh với thế giới bên ngoài nhằm tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kinh phí và vật chất, khuyến khích đội ngũ tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để tăng thêm nguồn lực cho nhà trường.

Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng trong các quyết định về nhân sự, chương trình, ngân sách tăng và đồng thời cũng tăng chất lượng học tập của HS. Họ phải là người lãnh đạo tập thể xuất sắc và đồng thời cũng là người đại diện, thương thuyết giỏi. Trong nhà trường các giá trị niềm tin này hướng đến lợi ích của HS, GV và đội ngũ công nhân viên. Vì vậy, Hiệu trưởng cần đặt lợi ích HS và chất lượng GD lên vị trí hàng đầu, làm việc hợp tác để nâng cao thành tích của nhà trường. Chính mục đích này sẽ giúp các thành viên của nhà trường đoàn kết, hợp tác trong công việc, tạo bầu không khí làm việc tích cực, cởi mở trong nhà trường.

Mặt khác, Hiệu trưởng cần phân quyền cho GV, xây dựng VH chia sẻ quyền lực trong đó đề cao vai trò lãnh đạo dạy học của GV, tham gia vào việc đưa ra các quyết định.


1.3. Văn hóa và Văn hóa tổ chức.


1.3.1. Văn hoá.


1.3.1.1. Khái niệm văn hoá.

Muốn nghiên cứu về VHNT và vai trò của VH đối với sự phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về VH cũng như cấu trúc của nó.

Có nhiều định nghĩa về văn hoá. Năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (Mỹ), đã tìm thấy không dưới 164 đinh nghĩa về VH. Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này.

- Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn học họp tại Mehico do Unesco tổ chức năm 1982, trên cơ sở của 200 định nghĩa khác nhau của VH, bản tuyên bố chung của hội nghị đã chấp nhận một quan niệm về VH như sau: “ Trong ý nghĩa rộng nhất VH là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một XH hay của một nhóm người trong XH. VH bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” [56]

Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì VH là một hiện tượng XH gắn với đời sống XH, còn nội dung của VH chính là sản phẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người.

Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng XH đặc thù mà nét trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối quan hệ XH.


Nhận thức về vũ trụ


Các loại hình văn hoá cơ bản hiện diện trong mỗi thành tố của hệ thống văn hoá

Tổ chức đời sống cộng đồng, tổ chức đời sống cá nhân

Tận dụng môi trường tự nhiên, Ứng phó với môi trường tự nhiên

Tận dụng môi trư ờng XH, ứng phó với môi

trường XH

HỆ THỐNG VĂN HOÁ

Văn hoá nhận thức

Văn hoá tổ chức cộng đồng và tổ chức cá nhân

Cấu trúc của hệ thống VH được thể hiện qua sơ đồ 1.2




Các thành tố tạo thành hệ thống văn hoá

Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội

Sơ đồ 1.2. Cấu trúc của hệ thống văn hoá


VH là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của đời sống trong XH.

Sự có mặt của những thành tố và mối quan hệ giữa chúng tạo nên bộ mặt chung nhất của hệ thống VH, còn những biểu hiện cụ thể của văn hóa nói chung và của mỗi thành tố nói riêng được phản ánh thông qua các loại hình văn hóa.


1.3.1.2. Môi trường văn hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022