Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Bắt Người Đang Bị Truy Nã Trong Giai Đoạn Hiện Nay

Định hướng về công tác bắt người đang bị truy nã có thể được hiểu là qua việc nhận định tình hình đối tượng bỏ trốn phải truy nã để có phương hướng xác minh, truy bắt các đối tượng một cách khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế đất nước đang phát triển mạnh mẽ, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới ngày càng nhanh, nhiều quan hệ xã hội mới xuất hiện sẽ tác động lớn đến tình hình tội phạm ở nước ta nói chung và tác động đến tình hình tội phạm lẩn trốn phải truy nã nói riêng. Do vậy, tình hình tội phạm lẩn trốn phải truy nã trong thời gian tới là:

- Trong thời gian tới, tình hình tội phạm vẫn có chiều hướng gia tăng, tính chất, mức độ tội phạm ngày càng tinh vi, vì vậy số đối tượng phạm tội bỏ trốn phải truy nã có thể tăng trong thời gian tới. Một số hành vi phạm tội mới đã và sẽ xuất hiện như: tội phạm trong lĩnh vực tin học, tội phạm trong lĩnh vực thị trường chứng khoán, tội phạm lừa đảo qua mạng internet, tội rửa tiền, tội khủng bố, tội buôn bán bộ phận, cơ thể người… vì những tội phạm mới xuất hiện nên khó phát hiện sớm, khi cơ quan có chức năng phát hiện thì những người phạm tội đã kịp thời lẩn trốn.

- Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, tăng cường giao lưu, hợp tác với nước ngoài trên mọi lĩnh vực, tội phạm mang tính chất quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia sẽ gia tăng, số lượng người phạm tội ở nước ngoài trốn vào Việt Nam; người Việt Nam học tập, làm việc, cư trú hoặc định cư ở nước ngoài phạm tội về nước lẩn trốn; người Việt Nam phạm tội trốn ra nước ngoài sẽ tăng mạnh.

- Phương thức, thủ đoạn lẩn trốn của đối tượng truy nã ngày càng tinh vi hơn, chúng có thể áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ cho việc lẩn trốn được kín đáo hơn, như có thể nằm im một chỗ và liên lạc với gia đình và đồng bọn bằng những phương tiện thông tin hiện đại; lẩn trốn vào những khu công nghiệp phát triển, đông người; thường xuyên thay đổi địa bàn

lẩn trốn do giao thông phát triển, đi lại dễ dàng; thay đổi đặc điểm nhận dạng, tạo vỏ bọc mới, hợp pháp hoá công ăn việc làm…

- Tình hình phạm nhân bỏ trốn trong thời gian tới có thể sẽ giảm do các cơ sở giam giữ được xây dựng kiên cố, việc canh gác, bảo vệ nghiêm ngặt hơn và bước đầu đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý phạm nhân.

Trước tình hình người phạm tội bỏ trốn phải truy nã trong thời gian tới như đã nêu, lực lượng Công an các cấp cần tổ chức tốt lực lượng truy bắt, trong thời gian tới, lực lượng truy bắt đối tượng truy nã cần được bố trí chuyên trách; công tác theo dõi, quản lý đối tượng cần được thực hiện chặt chẽ hơn, việc quản lý, canh gác tại các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an cần được thực hiện nghiêm chỉnh, chặt chẽ để hạn chế số lượng đối tượng, phạm nhân bỏ trốn; khi phát hiện đối tượng bỏ trốn cần tổ chức lực lượng truy bắt ngay, không để cho đối tượng trốn lâu ở ngoài xã hội gây khó khăn cho công tác xác minh, truy bắt; Công an các đơn vị, địa phương cần phối hợp, trao đổi thông tin chặt chẽ trong công tác bắt người đang bị truy nã; thực hiện tốt phong trào vận động quần chúng tham gia tích cực vào việc phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ tội phạm, phối hợp tốt với Cảnh sát quốc tế và khu vực để xác minh, truy bắt các đối tượng truy nã quốc tế; trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại… để phục vụ tốt công tác bắt người phạm tội lẩn trốn đang bị truy nã trong thời gian tới.‌

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Tổ chức tốt lực lượng trong công tác bắt người đang bị truy nã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện các quy định của pháp luật TTHS về bắt người đang bị truy nã, lực lượng CAND cần bố trí, sắp xếp, tổ chức tốt lực lượng để thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã đạt hiệu quả cao nhất.

Trước thực trạng tổ chức lực lượng làm công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian qua cho thấy còn nhiều bất cập: chưa có lực lượng chuyên trách bắt đối tượng truy nã, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm; những cán bộ làm công tác này chủ yếu là cán bộ dôi dư, tuổi đời đã cao nên còn hạn chế về trình độ, năng lực cũng như nhiệt tình công tác; còn có quan niệm cho rằng công tác bắt người đang bị truy nã là công việc thứ yếu, khi nào công việc rảnh rỗi thì tiến hành còn chủ yếu tập trung vào giải quyết những công việc hàng ngày, những vụ việc mới xảy ra; mặc dù theo mô hình tổ chức CQĐT mới theo quy định của PLTCĐTHS là lực lượng điều tra thụ lý án thì có trách nhiệm truy nã những đối tượng lẩn trốn thuộc hệ của mình nhưng vẫn còn hiện tượng coi nhiệm vụ bắt người đang bị truy nã là nhiệm vụ của lực lượng CSĐT về trật tự xã hội (Cảnh sát hình sự trước đây)... Những bất cập nêu trên đã ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian qua của lực lượng CAND, làm giảm hiệu quả của công tác bắt người đang bị truy nã.

Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam - 10

Qua những hạn chế về tổ chức lực lượng trong việc thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian qua cho thấy, để tổ chức tốt lực lượng trong công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay, cần thiết phải tổ chức lực lượng chuyên trách làm công tác bắt người đang bị truy nã theo hướng sau:

- Về tổ chức: cần nghiên cứu việc thành lập các phòng truy nã ở các cục CSĐT thuộc Bộ Công an, đội truy nã ở các phòng CSĐT thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ truy nã thuộc Công an cấp quận, huyện, thị xã. Văn phòng Cơ quan CSĐT ở Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan CSĐT ở Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Đội điều tra tổng hợp thuộc Công an cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với những tổ chức làm công tác bắt người đang bị truy nã chuyên trách này.

- Về biên chế: cần bố trí đủ biên chế theo quy định của Bộ Công an, trong đó chú ý việc tuyển chọn những cán bộ trẻ, khoẻ, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về võ thuật, có tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Đồng thời, Công an các đơn vị, địa phương cũng cần quán triệt và xác định rõ công tác bắt người đang bị truy nã là công tác rất quan trọng, phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm không chỉ riêng đối với lực lượng CAND mà đối với cả những cơ quan bảo vệ pháp luật.

3.2.2. Hoàn chỉnh cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bắt người đang bị truy nã

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là Quyết định số 1385/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 12-11-2007 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy chế về công tác truy nã, các lực lượng nghiệp vụ trong CAND cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bắt người đang bị truy nã. Bên cạnh việc thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong xác minh, truy bắt đối tượng truy nã, Công an các đơn vị, địa phương cần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, từ đó tạo ra thế trận vững chắc trong công tác đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống tội phạm nói chung, công tác bắt người đang bị truy nã nói riêng.

- Các Cơ quan CSĐT các cấp, qua công tác nghiệp vụ của mình, cần tập trung khai thác số đối tượng truy nã đã bị bắt và những đối tượng phạm tội khác để phát hiện sự liên quan, móc nối của bọn tội phạm nói chung, từ đó có thể lần tìm ra dấu vết của số đối tượng truy nã chưa bị bắt còn ở ngoài xã hội.

- Các lực lượng điều tra cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an xã tăng cường kiểm tra, rà soát những người ở nơi khác đến thuê nhà, thuê khách sạn, nhà nghỉ để phát hiện đối tượng truy nã, nhất là trong các dịp ngày lễ, Tết. Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội mà chủ yếu là lực lượng Cảnh sát khu vực thông qua công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, cấp phát chứng minh thư và các giấy phép hành nghề để rà soát, phát hiện những đối tượng truy nã thuộc

địa bàn quản lý chưa bắt được và xác minh những đối tượng cư trú tại địa bàn nhưng không rõ nguồn gốc lai lịch... để yêu cầu tra cứu hồ sơ phát hiện đối tượng truy nã.

- Lực lượng hồ sơ nghiệp vụ Công an các cấp thông qua công tác quản lý các hệ thống hồ sơ, tài liệu để đối chiếu, so sánh phát hiện những đối tượng truy nã đang bị giam giữ trong các trại giam về phạm tội mới mà ta chưa phát hiện được, thực tế cho thấy, đây là thủ đoạn lẩn trốn tinh vi của các đối tượng truy nã có mức án cao, thậm chí có những đối tượng có nhiều quyết định truy nã đã cố tình phạm tội mới với mức án nhẹ để vào trại giam lẩn trốn sự truy tìm của cơ quan chức năng và sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật. Trong công tác của mình, lực lượng hồ sơ nghiệp vụ của Công an các đơn vị, địa phương cần thực hiện nghiêm chỉnh chế độ lưu trữ, bảo quản hồ sơ theo quy định của pháp luật; áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học để lưu trữ và tra cứu thông tin về các đối tượng, đảm bảo việc phục vụ kịp thời, chính xác các lực lượng khác khi có yêu cầu tra cứu.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông trong quá trình làm nhiệm vụ của mình cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, đặc biệt là thời gian về đêm và tập trung chú ý những người có biểu hiện bất minh để phát hiện ra đối tượng truy nã. Vì đặc điểm tâm lý của đối tượng truy nã là thường thay đổi địa điểm ẩn náu, đi lại di động giữa các địa bàn để tránh sự chú ý của lực lượng Công an, cho nên các trên các tuyến giao thông và thời gian về đêm là lúc những đối tượng đang bị truy nã và những đối tượng phạm tội khác thường đi lại.

- Lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng phải có kế hoạch cụ thể giao cho các trại rà soát và phân loại số đối tượng trốn trại có quyết định truy nã từ trước đến nay, đồng thời xây dựng phương án và tổ chức xác minh, truy bắt. Thường xuyên tiến hành rà soát số phạm nhân đang cải tạo trong các trại giam để phát hiện đối tượng truy nã phạm tội mới để lẩn trốn hoặc những đối tượng trong quá trình điều tra ta

chưa phát hiện ra. Bên cạnh đó, cần tổ chức việc canh gác, tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt, không để cho phạm nhân bỏ trốn.

- Một trong những biện pháp rất quan trọng trong công tác bắt người đang bị truy nã là phát hành quyết định truy nã để mọi người biết và giúp đỡ cơ quan Công an phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc thực hiện phát hành quyết định truy nã chưa được tốt, quyết định truy nã chưa được phát hành rộng rãi, thông tin về đối tượng truy nã còn chưa đầy đủ, thậm chí số lượng quyết định truy nã thiếu ảnh còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc niêm yết tại những nơi công cộng còn hạn chế… Trong thời gian tới, Cơ quan ra quyết định truy nã cần tổ chức in ấn và phát đến tận các hộ gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp về các thông tin về đối tượng truy nã; niêm yết công khai tại những nơi công cộng và đến từng tổ dân phố để nhân dân biết và phối hợp với các lực lượng có trách nhiệm truy bắt đối tượng truy nã lẩn trốn. Thực tế, nhân dân đã phát hiện, giúp đỡ lực lượng Công an bắt giữ nhiều đối tượng truy nã, có trường hợp một người dân từ Thanh Hoá ra Hà Nội thăm người thân, khi đến đăng ký tạm trú tại Công an phường đã đọc được cuốn sổ tay truy nã và phát hiện một đối tượng truy nã trong cuốn sổ tay là người cùng quê đi làm ăn xa vừa về thăm nhà. Sau khi nhận được nguồn tin, cơ quan Công an đã tổ chức xác minh và bắt đúng đối tượng truy nã đã lẩn trốn một thời gian dài nay về thăm nhà.

- Để ngăn chặn, hạn chế "đầu vào" đối tượng truy nã, Công an các cấp cần quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng để phát hiện và bắt giữ kịp thời những đối tượng trong vụ án, không để đối tượng bỏ trốn phải ra quyết định truy nã. Trước khi ra quyết định truy nã phải kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tránh tình trạng điều tra viên ngại điều tra, xác minh, không nắm rõ thông tin đối tượng nên ra quyết định truy nã để khép kín hồ sơ, làm căn cứ tạm đình chỉ vụ án. Đồng thời, qua công tác rà soát và phân loại đối tượng truy nã, Công an các đơn vị, địa phương cần rà soát lại số đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng, bỏ trốn lâu năm, tuổi cao, chứng cứ phạm

tội yếu, không đủ chứng cứ để chứng minh hành động phạm tội, nếu bị bắt lại cũng không có khả năng truy tố, không xác minh được đối tượng hiện đang lẩn trốn ở đâu… để phối hợp với VKS, Toà án cùng cấp loại khỏi danh sách truy nã.

- Hiện nay, số đối tượng bỏ trốn nhiều năm nhưng chưa bắt được còn khá nhiều, đã gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng điều tra thụ lý án, là nguồn nguy hiểm cho xã hội vì đã bỏ trốn nhiều năm nên những đối tượng này đã có nhiều kinh nghiệm lẩn trốn, đối phó với lực lượng Công an; đã tạo được vỏ bọc kín đáo hoặc đã hợp pháp hoá được công ăn việc làm; phần lớn những đối tượng này lại tiếp tục móc nối thành những băng nhóm tội phạm để tiếp tục phạm tội… Đối với những đối tượng này và những đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm, những đối tượng có mức án cao hoặc án chung thân thì lực lượng Công an các cấp cần phải rà soát, lập danh sách, phải lập chuyên án và tổ chức lực lượng xác minh để truy bắt đến cùng, không để chúng ở ngoài xã hội tiếp tục gây án, móc nối, lôi kéo, tổ chức phạm tội mới.

3.2.3. Tăng cường kinh phí cho công tác bắt người đang bị truy nã

Công tác bắt người đang bị truy nã là một công tác rất khó khăn, vất vả, tốn kém về kinh phí, nhưng hiện nay, các quy định về kinh phí phục vụ cho công tác bắt người đang bị truy nã chưa thoả đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay. Khi nhận được tin báo tố giác tội phạm, cơ quan có chức năng phải cử cán bộ xác minh nguồn tin, việc xác minh nguồn tin có khi phải đi lại rất nhiều lần, địa bàn xa xôi, cách trở, trong khi đó công tác phí và kinh phí phục vụ cho công tác này còn hạn chế, trước hết đã ảnh hưởng đến thái độ, tâm lý của cán bộ được giao nhiệm vụ, đồng thời, những khó khăn trong việc đi lại, chi tiêu hàng ngày... đã làm giảm quyết tâm xác minh, truy bắt đối tượng truy nã của cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ truy bắt đối tượng truy nã. Trong điều kiện nền kinh tế xã hội đang khó khăn như hiện nay, lạm phát tăng cao, giá cả đắt đỏ, các cấp có thẩm quyền cần tăng kinh phí cho công tác bắt người đang bị truy nã để

đảm bảo bù đắp các chi phí đi lại, ăn ở và động viên, khen thưởng đối với cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ.

Mặt khác, theo cơ chế thị trường hiện nay, cần có quy định cụ thể về việc “mua tin”, nếu có quy định cụ thể về việc “mua” các thông tin về đối tượng truy nã, chắc chắn lực lượng Công an sẽ nhận được nhiều nguồn tin có giá trị, kịp thời, phục vụ tốt hơn cho công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay.

3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về công tác bắt người đang bị truy nã

Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay của Đảng và nhà nước ta, trong những năm qua, hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật về TTHS nói riêng đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời và ngày càng được hoàn thiện, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống tội phạm ở nước ta trong thời gian qua. Các quy định của pháp luật TTHS về bắt người đang bị truy nã cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn công tác, có thể thấy rằng, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực TTHS có quy định về công tác bắt người đang bị truy nã đã được ban hành trong thời gian qua như: BLTTHS năm 2003, PLTCĐTHS năm 2004, các thông tư liên tịch của TANDTC, VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, các văn bản hướng dẫn về công tác bắt người đang bị truy nã... Tuy nhiên, trên thực tiễn thi hành pháp luật, một số quy định đã không phù hợp với thực tế, còn chưa đầy đủ, không có tính khả thi, khó áp dụng. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã, cần thiết phải sửa đổi những quy định đó cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:

- Về chính sách hình sự đối với người tự thú

Ngày 02-6-1990, liên ngành VKSNDTC, TANDTC, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn thi hành chính sách hình sự đối với người phạm tội ra tự thú. Qua quá trình thực

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí