Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN VĂN HẢI


BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TIỀN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Hà Nội – 2016


Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN VĂN HẢI


BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TIỀN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ANH TUẤN


Hà Nội – 2016

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Văn Hải

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BLDS : Bộ luật Dân sự

BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự UBND : Ủy ban nhân dân

TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao VADS: Vụ án dân sự

BPKCTT : Biện pháp khẩn cấp tạm thời

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 10

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN TỐ TỤNG 10

1.1. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai

đoạn tiền tố tụng 10

1.1.1. Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng

10

1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 14

1.1.3. Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời 14

1.2. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 19

1.3. Cơ sở của việc xây dựng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng 21

CHƯƠNG 2 30

NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 30

2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 30

2.1.1 Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 30

2.1.2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng 34

2.1.3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm 36

2.1.4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động 37

2.1.5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động 39

2.1.6. Kê biên tài sản đang tranh chấp 41

2.1.7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp 44

2.1.8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp 45

2.1.9. Biện pháp cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác

46

2.1.10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước 47

2.1.11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ 48

2.1.12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định 49

2.1.13. Cấm xuất cảnh đối với có người có nghĩa vụ 50

2.1.14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình 51

2.1.15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu 52

2.1.16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án 53

2.1.17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác 54

2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 56

CHƯƠNG 3 64

XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN TỐ TỤNG, NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN GIẢI QUYẾT 64

3.1. Xây dựng chế định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng 64

3.1.1. Định hướng lựa chọn áp dụng một số loại biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định pháp luật tố tụng hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng 64

3.1.2. Người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng 68

3.2. Những vấn đề pháp lý cần giải quyết khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng 75

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là một trong những chế định pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS). Chế định BPKCTT trong Pháp luật tố tụng dân sự (PLTTDS) ghi nhận cách thức giải quyết tạm thời của tòa án khi vụ việc dân sự có tính khẩn cấp, theo đó tòa án sẽ nhanh chóng quyết định áp dụng ngay giải pháp trước mắt theo quy định pháp luật trên cơ sở yêu cầu khẩn cấp của các chủ thể có quyền, lợi ích theo luật định hoặc do chính tòa án xét thấy cần thiết để tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, để bảo vệ ngay bằng chứng, tài sản, bảo đảm cho việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự.

Xét về góc độ chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ta, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nêu rõ phương hướng “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”, “tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự”, “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”… Để thực hiện mục tiêu, phương hướng nêu trên thì việc xây dựng các chế định BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng là nhiệm vụ cấp bách để hoàn thiện “thủ tục tố tụng dân sự” nói riêng và góp phần đảm bảo quyền con người, quyền tài sản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 nói chung.

Trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), các chế định về BPKCTT được quy định tại Chương VIII với 28 Điều quy định 12 BPKCTT và được hướng dẫn bởi Nghị quyết số

02/2005/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành ngày 27/04/2005. So với Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì Bộ luật TTDS năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2016) đã bổ sung thêm nhiều BPKCTT mới (tổng là 16 BPKCTT), được quy định tại Chương VIII, bao gồm 32 điều luật quy định về nhiều nội dung khác nhau có liên quan về việc áp dụng BPKCTT trong khi giải quyết các vụ án dân sự như quyền yêu cầu, thẩm quyền quyết định áp dụng, trách nhiệm do áp dụng BPKCTT không đúng, thủ tục, khiếu nại, kiến nghị…Hiện nay, các chế định về BPKCTT trong BLTTDS năm 2015 chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn áp dụng. Xét dưới khía cạnh xây dựng pháp luật về BPKCTT và áp dụng các BPKCTT từ BLTTDS năm 2004 đến BLTTDS năm 2015 thì các quy định về BPKCTT và áp dụng các BPKCTT còn rất ít so với các chế định khác. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến hậu quả là thực tiễn trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, việc áp dụng BPKCTT còn nhiều khó khăn và chưa có cơ chế đảm bảo thực thi.

Việc áp dụng BPKCTT được quy định tại Điều 111 BLTTDS năm 2015, theo quy định trên thì các BPKCTT được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ thời điểm thụ lý vụ án hoặc trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 114 của BLTTDS năm 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho tòa án đó. Như vậy, việc áp dụng các BPKCTT trong BLTTDS năm 2015 chỉ được thực hiện trong giai đoạn tố tụng hoặc thực hiện kèm theo vụ kiện chính. Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng của Việt Nam cũng xuất hiện không ít những trường hợp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hoặc tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra đương sự chỉ yêu cầu Toà án áp dụng ngay lập tức các biện pháp cần thiết mà không khởi kiện về vụ kiện chính bởi giữa họ không có tranh chấp nào khác hoặc có tranh chấp về vụ kiện chính nhưng sau khi Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp các bên đã tự giải quyết được. Xét một cách tổng quát thì rõ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023