BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
ĐỖ HẢI YẾN
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA MƯU SINH CỦA CƯ DÂN
XÃ HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CÂNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch - 2
- Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Hương Sơn Và Vùng Văn Hóa Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Thành Phố Hà Nội
- Văn Hóa Thể Hiện Trong Các Các Nghi Lễ Gắn Với Mưu Sinh
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
HÀ NỘI, 2018
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
ĐỖ HẢI YẾN
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA MƯU SINH CỦA CƯ DÂN
XÃ HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CÂNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành : Văn hóa học Mã số : 62310640
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi
2. TS. Nguyễn Văn Lưu
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Thị Vân Chi và TS. Nguyễn Văn Lưu. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác giả luận án. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Đỗ Hải Yến
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 3
MỞ ĐẦU 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG SƠN 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2. Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa mưu sinh trong bối cảnh phát triển du lịch.20
1.3. Khái quát về địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 31
Tiểu kết 41
Chương 2: VĂN HÓA MƯU SINH CỦA CƯ DÂN XÃ HƯƠNG SƠN, TRƯỚC KHI PHÁT TRIỂN DU LỊCH (TRƯỚC NĂM 1990) 42
2.1. Văn hóa ứng xử với các nguồn lực mưu sinh 42
2.2. Văn hóa thể hiện trong các hoạt động mưu sinh 52
2.3. Văn hóa thể hiện trong các nghi lễ gắn với mưu sinh 64
Tiểu kết 66
Chương 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA MƯU SINH CỦA CƯ DÂN XÃ HƯƠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH (SAU NĂM 1990) 67
3.1. Biến đổi văn hóa trong ứng xử với các nguồn lực mưu sinh 67
3.2. Biến đổi văn hóa thể hiện trong các hoạt động mưu sinh 84
3.3. Biến đổi văn hóa thể hiện trong các nghi lễ gắn với mưu sinh 102
3.4. Đánh giá sự biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn trong bối cảnh phát triển du lịch 104
Tiểu kết 112
Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA MƯU SINH CỦA CƯ DÂN XÃ HƯƠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH 113
4.1. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn 113
4.2. Những xu hướng biến đổi 119
4.3. Những vấn đề đặt ra 121
4.4. Bàn luận về chiến lược phát huy giá trị văn hóa mưu sinh 130
Tiểu kết 144
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 160
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chú thích đầy đủ BĐ Biến đổi
BĐVH Biến đổi văn hóa
BĐVHMS Biến đổi văn hóa mưu sinh
BQL Ban quản lý
BVMT Bảo vệ môi trường CDXHS Cư dân xã Hương Sơn CĐCD Cộng đồng cư dân
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
DL Du lịch
DTTC Di tích thắng cảnh
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐĐDL Địa điểm du lịch HDVDL Hướng dẫn viên du lịch HĐND Hội đồng nhân dân
QLDTTC Quản lý di tích thắng cảnh
KDL Khách du lịch
KT-XH Kinh tế - Xã hội
MS Mưu sinh
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
SBĐ Sự biến đổi
SBĐVHMS Sự biến đổi văn hóa mưu sinh
TC-KH Tổ chức kế hoạch
TNMT Tài nguyên và môi trường TNH Trách nhiệm hữu hạn UBND TP Ủy ban nhân dân thành phố UBND Ủy ban nhân dân
VH Văn hóa
VHMS Văn hóa mưu sinh
VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Vé thắng cảnh và vé đò ở địa điểm du lịch Hương Sơn năm 2018 40
Bảng 3.1. Sự biến đổi hoạt động mưu sinh của CDXHS sau năm 1990 88
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp và so sánh VHMS của CDXHS
trước năm 1990 và sau năm 1990 109
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Khách du lịch đến Hương Sơn từ năm 2009- 2017 39
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ và danh mục ngành nghề trước 1990 ở xã Hương Sơn 46
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung phân tích của luận án 31
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, VH ngày càng có vai trò to lớn với sự phát triển của nhân loại và của các quốc gia, dân tộc. Văn hóa thâm nhập và tác động vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Văn hóa trong kinh tế: văn hóa sản xuất, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa sinh tồn. Đặc biệt là vấn đề văn hóa mưu sinh của các cộng đồng cư dân được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm.
Trong bối cảnh phát triển du lịch, cộng đồng cư dân vùng di sản văn hóa tiến hành công cuộc mưu sinh của mình qua các ngành nghề, bằng các công việc mưu sinh khác nhau như: hướng dẫn du lịch, chuyên chở KDL, cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ khác tại khu du lịch… Trong việc duy trì và phát triển mưu sinh bền vững của người dân địa phương cần nâng cao nhận thức về vai trò những giá trị tự nhiên, giá trị VH truyền thống của các vùng miền. Người dân cần có những biện pháp, con đường khác nhau để phát triển VHMS bền vững.
Điểm du lịch văn hóa, tâm linh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, thuộc địa bàn 4 xã Hương Sơn, An Tiến, An Phú, Hùng Tiến, với diện tích tự nhiên là 8.328 ha. Từ lâu, Hương Sơn đã được du khách biết đến với lễ hội Chùa Hương, lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam cùng hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo kết hợp hài hoà với những hang động, thung, suối đã tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt. Vì vậy, Hương Sơn được Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định là khu du lịch quốc gia. Sau năm 1990, hoạt động DL ở Hương Sơn phát triển rất mạnh, thu nhập của địa phương từ DL đạt hàng trăm tỷ đồng, công cuộc mưu sinh và đời sống của người dân nơi đây đã có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động DL đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở Hương Sơn nói riêng và huyện Mỹ Đức nói chung.
Tuy nhiên, bối cảnh phát triển DL và chuyển đổi nghề nghiệp ở Hương Sơn hiện nay vẫn tồn tại những vấn đề và mâu thuẫn, đe dọa sự phát triển bền vững VH truyền thống, VHMS, đời sống của cộng đồng cư dân… Những vấn đề đó được chỉ ra, làm
sáng tỏ trong một công trình nghiên cứu khoa học, để những nhà quản lý có thêm tư liệu, làm cơ sở đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong bối cảnh phát triển du lịch. Những vấn đề về: phương thức mưu sinh biến đổi như thế nào, phương thức mưu sinh mới có đảm bảo cuộc sống không? Ảnh hưởng đến những hoạt động kinh tế- xã hội của cư dân thế nào? đã và đang trở thành những vấn đề thời sự với các nhà quản lý, nghiên cứu VH hiện nay. Một nghiên cứu khoa học cụ thể về biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch rất cần, nhưng đến nay chưa có các công trình nào như thế.
Từ những lý do đó, NCS chọn đề tài: “Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch’’ làm luận án tiến sĩ. Luận án mong muốn đóng góp bước đầu về cơ sở lý luận về VHMS và cung cấp các dữ liệu khoa học cho việc hoạch định chính sách quản lý và phát triển KT-XH, định hình VHMS cho cư dân xã Hương Sơn trên nền tảng di sản VH truyền thống trong bối cảnh phát triển DL tại địa phương.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng, những phương thức và yếu tố tác động, xu hướng của những biến đổi của VHMS trong bối cảnh phát triển du lịch của cư dân xã Hương Sơn, Hà Nội; lý giải những nguyên nhân của sự chuyển đổi phương thức mưu sinh của cư dân địa phương; đồng thời cung cấp những cơ sở khoa học để các nhà quản lý, nghiên cứu hoạch định được chính sách và các giải pháp phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Hệ thống hóa khái niệm và vấn đề lý luận về biến đổi VH nói chung, VHMS và BĐVHMS trong bối cảnh phát triển DL; 2) Làm rõ thực trạng biến đổi VHMS của cộng đồng cư dân xã Hương Sơn, Hà Nội trước năm 1990 và trong bối cảnh phát triển DL; 3) Đánh giá phương thức, nội dung, xu hướng biến đổi VHMS của cộng đồng cư dân tại đây; bàn luận và xác định các yếu tố tác động, nguyên nhân của các biến đổi.