Tập Luyện Cơ: Người Bệnh Cố Gắng Thực Hiện Các Động Tác

Bóp đầu: Ngón cái 1 bên các ngón tay còn lại 1 bên và thực hiện bóp, hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên, bóp nhịp nhàng.

Tìm điểm đau (a thị huyệt) và day điểm đau: Tùy điểm đau cự án hay thiện án mà day cho thích hợp.

Ấn day huyệt: Đầu duy, Bách hội, Phong phủ, Phong trì. Tứ thần thông, Thái dương, Ế phong. Tùy vị trí mà sử dụng huyệt hợp lý

Rung: Hai tay ôm lấy đầu và thực hiện kỹ thuật rung với tần số nhanh.

- Xoa bóp vùng cổ gáy tư thế nằm ngửa

Bóp và ấn day huyệt Phong trì: dùng đầu các ngón tay bóp huyệt Phong trì và day tròn với áp lực vừa phải để kích thích huyệt .

Bóp nắn cơ: Dùng tay bóp nắn cơ thang và cơ ức đòn chũm từ phía đầu xuống phía vai từng bên vai.

Bóp gáy: Bóp 2 bên vai cân đối.

Vuốt vai: Dùng ngón cái vuốt từ cổ đến vai.

Rung cơ: Dùng tay áp sát các vùng cơ cổ rung từ phía vai kéo về phía gáy.


- Bấm huyệt: Thông thường chọn một số huyệt tại vùng mặt như: Giáp xa, Tứ bạch, Nghinh hương, Ðịa thương, Ấn đường, Ngư yêu, Thái dương, Ế phong, Phong trì, Hợp cốc

Mỗi ngày xoa bóp bấm huyệt khoảng 20 phút cho đến khi khỏi bệnh.


Xoa bóp – bấm huyệt rất phù hợp để điều trị liệt VII vì kích thích đến từng điểm, từng nhóm cơ trên vùng đầu – mặt – cổ mà dây VII chi phối. Trước khi thực hiện điều trị bệnh nhân được bác sĩ khám trước và việc điều trị sẽ có trọng tâm và thứ tự ưu tiên cho việc hồi phục những điểm chưa hoàn thiện trên mặt bệnh nhân tùy theo mức độ nặng nhẹ (bị mắt nhắm không kín là chủ yếu hay méo miệng là chủ yếu ….). Xoa bóp bấm huyệt được thực hiện một cách tỉ mỉ giúp điều chỉnh đến từng chi tiết và tạo độ hồi phục hoàn hảo nhất có thể. Tuy nhiên, để đạt kết quả mĩ mãn nhất, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về việc tập luyện tại nhà, sử dụng các phương pháp khác nếu cần thiết (cứu ấm, châm…)

5.3.3. Tập luyện cơ: người bệnh cố gắng thực hiện các động tác


- Nhắm hai mắt lại.

- Mỉm cười.

- Huýt sáo và thổi.

- Ngậm chặt miệng.

- Cười thấy răng và nhếch môi trên.

- Nhăn trán và nhíu mày.

- Hỉnh 2 cánh mũi.

- Phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i …


ĐAU VAI GÁY


MỤC TIÊU


Sau khi học xong học viên PHẢI


1.Nêu được định nghĩa và những yếu tố dịch tễ học của bệnh đau vai gáy


2.Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh đau vai gáy theo lý luận YHCT 3.Chẩn đoán được các thể lâm sàng đau vai gáy theo YHCT.

4.Trình bày được những nguyên tắc điều trị đau vai gáy theo YHHD và YHCT.


5.Trình bày được phương pháp điều trị đau vai gáy (dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền).

6.Giải thích được cơ sở lý luận cuả việc điều trị đau vai gáy bằng YHCT.


NỘI DUNG


1. ĐẠI CƯƠNG


1.1. Khái niệm:


Đau vai gáy thường xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, ức đòn chũm khi gặp lạnh, sau khi gánh vác nặng, tư thế (gối cao một bên...)

Hội chứng căng đau vai gáy có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi trung niên, đặc biệt với những người làm việc công sở phải ngồi nhiều. Hội chứng căng đau vai gáy thông thường không có gì nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng khó chịu cho người bệnh và làm giảm chất lượng cuộc sống.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh


Nguyên nhân do tư thế, sinh hoạt: ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, kẹp điện thoại vào một bên vai vừa nghe vừa ghi chép, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái ôtô, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi...Ngồi trước quạt hay ngồi máy lạnh lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm… làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ cũng dẫn đến hội chứng căng đau vai gáy.

Nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hẹp ống sống, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Những trường hợp này cần được thăm khám đầy đủ vì bệnh có thể tiến triển nặng hơn, có thể cần phẫu thuật, khuyến cáo người bệnh đi khám sớm khi có các dấu chứng cảnh báo nguy hiểm như tê/đau lan xuống tay, teo cơ, yếu tay….

Theo YHCT: YHCT cho rằng do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch, cân cơ ở vai gáy mà gây ra đau.

2. TRIỆU CHỨNG


2.1. Lâm sàng


- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật.

- Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay (khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp ngoại trừ các trường hợp nặng).

- Có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

- Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ.

- Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh.

- Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài).

- Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.

2.2. Cận lâm sàng:


Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Ngoài ra còn có các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán như chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

3. ĐIỀU TRỊ


3.1. YHHĐ


- Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang của tổ chức y tế thế giới: Acetaminophen ( paracetamol, efferalgan ), efferalgan codein, morpphin… tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

- Thuốc chống viêm không steroid: Chọn một trong các thuốc sau:

Diclophenac ( voltaren )

Meloxicam ( Mobic )

Piroxicam ( Felden )

Celecoxib ( Celebrex )

- Thuốc giãn cơ: chọn một trong các thuốc

Mydocalm

Myonal

3.2. Y học cổ truyền:


- Trong y học cổ truyền đau vùng cổ gáy xếp vào chứng Tý.

- Triệu chứng: đột nhiên vai gáy cứng đau, quay cổ khó, ấn vào các cơ thang, cơ ức đòn chũm thấy đau, co cứng so với bên lành; toàn thân hơi sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

- Pháp trị: khu phong tán hàn, hành khí (thông kinh hoạt lạc).

- Các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc: thuốc thang, xoa bóp, châm cứu,


chườm thuốc.

Bài thuốc 1:






Quế chi

08g

Kê huyết đằng

12g


Tang chi

12g

Ý dĩ

12g


Gừng

04g

Uất kim

08g


Bạch chỉ

08g

Thiên niên kiện

08g


Bài thuốc 2: Bài thuốc Ma hoàng quế chi thang gia giảm

Ma hoàng

08g

Phòng phong

08g

Quế chi

08g

Cam thảo

06g

Gừng

04g

Đại táo

12g

Bạch chỉ

08g



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 15


Bài thuốc 3: Quyên tý thang gia giảm gồm: Khương hoạt 8g, Phòng phong 8g, Khương hoàng 12g, Chích thảo 6g, Đương quy 8g, Xích thược 12g, Gừng 4g, Đại táo 12g, Hoàng kỳ 12g.

- Châm cứu: Phong trì, Đại chùy, Kiên tỉnh, Liệt khuyết, A thị huyệt. Điện châm kết hợp với cứu ấm. Hoặc nhĩ châm các huyệt vùng vai gáy.

- Xoa bóp dùng các thủ thuật: day, ấn, lăn trên vùng lưng bị co cứng. Các động tác vận động cột sống cổ (quay cổ, nghiêng cổ, ngửa cổ, tổng hợp các động tác cổ)

- Chườm ngoài: Dùng muối hột rang nóng chườm lên vùng đau. Dùng cồn xoa bóp (Ô đầu sống, Quế chi, Đại hồi) xoa lên vùng đau. Hoặc lá ngải cứu sao rượu đắp nóng tại chỗ.

PHÒNG BỆNH:

- Để phòng ngừa đau vai gáy, những người có nguy cơ cao như: tuổi trung niên, người lao động ở tư thế cúi gập, khuân vác,.. bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế.

- Cần chú ý không làm việc ở tư thế quá lâu, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.

- Cần giữ cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.

- Không nằm gối đầu cao dễ làm sai tư thế của cột sống cổ, khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm.

- Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.

- Không bẻ cổ kêu răng rắc, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa khi bẻ hoặc vặn mạnh sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.

- Tư thế nằm khi ngủ có thể là quan trọng nhất, tư thế nằm sai rất dễ làm căng đau vai gáy. Các cơ bậc thang dễ bị xoắn vặn và chèn ép vào các dây của đám rối thần kinh cánh tay khi đầu ngoẹo sang một bên hoặc khi tay vươn lên quá đầu về đêm. Điều này xảy ra khi ngủ nằm nghiêng (với gối để dưới vai) hay khi nằm sấp hoặc nằm ngửa với các tay đưa lên quá đầu.

- Tránh đeo vác các đồ vật nặng, khi cần thiết, các dây đeo phải rộng bản. Với balô đeo lưng thì dùng cả hai dây đeo, tựa lên hông với các dây đeo qua ngực. Chỉ mang các balô hay các hộp nhỏ gọn nhẹ, tránh tư thế cứng nhắc và nên có đệm vai.

- Không kẹp điện thoại vào cổ khi nói chuyện.

- Khi lái ôtô, môtô cần ngồi đúng tư thế, tránh ngả người quá mức ra trước hoặc ra sau.

- Nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức, áp dụng các động tác trong bài tập vận động cột sống cổ để tăng khả năng chịu đựng, tăng sức dẻo dai của hệ thống gân cơ, dây chằng quanh cột sống.

- Nên đi tắm biển, bơi lội có tác dụng chữa bệnh cơ xương khớp hoặc tối thiểu là tập thể dục giữa giờ làm việc.


ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN


MỤC TIÊU


Sau khi học xong học viên PHẢI


1.Nêu được định nghĩa của bệnh đau thần kinh liên sườn


2.Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh đau thần kinh liên sườn theo lý luận YHCT 3.Chẩn đoán được các thể lâm sàng đau thần kinh liên sườn theo YHCT.

4.Trình bày được những nguyên tắc điều trị đau thần kinh liên sườn theo YHHD và YHCT.


5.Trình bày được phương pháp điều trị đau thần kinh liên sườn (dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền).

6.Giải thích được cơ sở lý luận cuả việc điều trị đau thần kinh liên sườn bằng YHCT.


NỘI DUNG


1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa


Đau thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh lý hay gặp. Đau thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây nên, cũng có khi không tìm thấy nguyên nhân gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.

Thuật ngữ thần kinh liên sườn là chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 - D12. Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh: nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng)

chi phối cho da và cơ lưng; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn.

Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch, thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì liên quan của nó như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa các dây thần kinh liên sườn cũng là các dây thần kinh nằm ở nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh.

1.2. Nguyên nhân.


- Do thoái hóa cột sống: thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường không rõ ràng. Tính chất đau là ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách chính giữa cột sống 2-3cm) bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu.

- Do lao cột sống hoặc ung thư cột sống: thường gặp ở những người tuổi trung niên trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau là đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng bệnh nhân, dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc dạ dày. Ấn cột sống sẽ có điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân nặng như hội chứng nhiễm độc lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân...). Có thể thấy biến dạng cột sống nếu ở giai đoạn nặng...

- Do bệnh lý tủy sống: đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất của nó thường đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.

- Do chấn thương cột sống: phải có yếu tố chấn thương.

- Đau dây thần kinh liên sườn ở các bệnh lý cột sống, tủy sống thường là các triệu chứng sớm nên nếu được phát hiện sẽ có giá trị chẩn đoán sớm các bệnh lý trên. Nếu ở giai đoạn muộn thì đau dây thần kinh liên sườn chỉ là triệu chứng phụ. Bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, người ta có thể phát hiện được sớm các bệnh lý cột sống, tủy sống.

- Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một, hai ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước và xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo, sờ mó có thể có sốt, mệt mỏi. Sau khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di chứng. Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.

- Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: một số tác giả cho là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có

thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Ấn vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Các xét nghiệm cho kết quả bình thường.

- Các nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh ít gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn.

2. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN

Căn bệnh này thường được dân gian mô tả bằng các từ "đau ngực", "tức ngực", "đau mạng sườn". Đây là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn.

Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực (xương ức) lan theo "mạng sườn" ra phía sau ở cạnh cột sống. Có thể có điểm đau và hiện tượng tăng cảm giác ở vùng đau khi thầy thuốc khám thăm dò...

Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi có các bệnh nhiễm khuẩn (cúm, lao, thấp khớp), các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) hay tổn thương ở đốt sống lưng (lao, ung thư nguyên phát hay di căn, thoái hóa, u tủy).

Nhiều trường hợp bệnh nhân đau từ ngoại vi (vùng ngực, xương ức) trở vào cột sống, cảm giác này tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Nhiều trường hợp đau do zona liên sườn (virus tấn công vào dây thần kinh). Biểu hiện ban đầu là đau, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua. Cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức. Bệnh nhân cần chú ý không để vỡ mụn nước vì sẽ làm dải ban đỏ - mụn nước lan rộng, gây chèn ép nhiều nơi.

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, do đó cần phải theo một trình tự chẩn đoán:

- Phát hiện sớm chứng đau của bệnh tim, phổi và bệnh nhiễm khuẩn.

- Theo dõi kỹ, kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng.

- Đối với zona liên sườn, nên cho người bệnh bôi acyclovir (vacrax) mỗi ngày 2-3 lần vào dải mụn nước. Để xử lý chung cho chứng đau, có thể dùng các thuốc giảm đau, nếu cần cho thêm một ít thuốc an thần.

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. YHHĐ


Trước hết cần điều trị nguyên nhân gây đau.

Nếu là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát có thể tham khảo phác đồ sau:


- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac...

- Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin.

- Thuốc giãn cơ vân: myonal, mydocalm...

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12

- Phong bế cạnh sống (do bác sĩ chuyên khoa thực hiện).


Điều trị đau thần kinh liên sườn do zona.

- Giai đoạn cấp:

Bôi tại chỗ hồ nước, xanh methylen. Không sử dụng thuốc mỡ bôi lên vùng tổn thương.

Thuốc kháng virut: acyclovir

Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin.

Thuốc kháng histamin

Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

An thần: thuốc an thần nhẹ như rotunda, rotundin...

- Giai đoạn di chứng:

Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin.

Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

An thần.

3.2. YHCT

Đau dây thần kinh liên sườn là một chứng bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng hiếp thống của YHCT.

Cần chẩn đoán các nguyên nhân gây ra bệnh bằng các phương tiện của Y học hiện đại để tìm những tổn thương thực thể của cột sống, gây chèn ép dây thần kinh liên sườn như viêm khớp ….

Sau đây xin giới thiệu cách chữa chứng đau dây thần kinh liên sườn do nguyên nhân cơ năng: lạnh, thần kinh bị kích thích (do ho quá nhiều v.v…).

- Triệu chứng: đau dọc theo đường đi của dây, đau nhất ở vùng rễ sau lưng, đường nách giữa, sụn ức đòn; ho thở đều đau, nếu do lạnh thì sợ lạnh, mạch phù.

- Pháp trị: thông kinh hoạt lạc. Nếu do lạnh: khu phong tán hàn hoạt lạc; nếu do thần kinh bị kích thích: hành khí hoạt huyết.

Vì mạng sườn là nơi mà kinh mạch hai kinh Can, Đởm đi qua nên thường cho thêm các thuốc sơ Can lý khí như Hương phụ, Thanh bì, Uất kim.

- Bài thuốc:

Bài 1: chữa đau liên sườn do lạnh: Quế chi 8g; Bạchchỉ 8g; Phòng phong 8g; Khương hoạt 8g; Thanh bì 6g; Uất kim 8g; Chỉ xác 8g; Xuyên khung 8g; Đan sâm 12g.

Bài 2: Tiêu dao tán gia giảm, nếu có triệu chứng về tinh thần như suy nghĩ thở dài, ngực sườn đầy tức: Bạch truật 8g; Bạch thược 8g; Bạch linh 8g; Sài hồ 8g; Bạch hà 6g; Thanh bì 8g; Uất kim 8g; Đan sâm 8g; Hương phụ 6g; Gừng 4g; Cam thảo 6g.

- Châm cứu: châm các huyệt a thị: vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, vùng nách giữa (nơi thần kinh đi qua) và điểm đau nhất, có thể châm huyệt Nội quan, Dương lăng tuyền.

- Xoa bóp: miết dọc theo liên sườn, ấn day vùng rễ nơi thần kinh xuất phát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024