Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 23


PHỤ LỤC


Phụ lục 1

TÌNH HÌNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT

Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA


1. Khái quát

Trong những năm gần đây, vơi


sư nghiêp


đôi


mơi


trong đương lôí ,

chu

trương, chính sach cua

Đang va

Nha

nươć . Đất nươc

ta đa co

nhưng

bước phát triển nhanh, manh me,

rõ rêṭ , thu đươc

nhiêu

thanh tưu

đang kê.

Thực tế cho thây, nhiêu

thanh phố lơn, nhiêu

khu công nghiêp, khu du lich,

đời sông ngươi

dân được cải thiện và nâng cao, viêc

đô thị hoa

nhanh, đăc

biệt la mơ

rông hợp tác quốc tê

trong qua

trinh hôi

nhâp

đang tao

đa phat

triên, là điều kiện quan trong để tiên

han

h công nghiêp

hoa, hiên

đai

hoa

đât

nước. Tuy nhiên, thì tin

h hinh tôi

pham

vân

ngày một gia tăng, trưc

tiêp đe

dọa đến trật tự an toàn xã hội, kìm ham

sự phat

triên

nên

kinh tế đât

nươc

cung như xâm pham

đên

quyên

cua

công dân. Trong đo,

đăc

biêt

là tôi

pham

do ngươi

chưa thanh niên thực hiên. Cac

em ở độ tuôi

chưa thanh niên nên

nhận thức còn chưa đây

đu,

dễ bị kẻ xâu

lôi keo, dụ dô,

có trương hơp vi

hoan canh gia đình

khó khăn cun

g dân

đên

pham

tôị . Đây không chỉ là trach

nhiêm

cua

cơ quan tư phap

hin

h sự, mà là trách nhiêm

của toàn xã hội trong việc

giao

duc

, giup

đỡ cac

em măc

lôi

có cơ hôi

sưa

chưa

, lam

lai

cuôc

đơì . Trong

những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính

sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự

phát triển toàn diện của trẻ

em và

NCTN. Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và chính quyền các cấp đã đề ra

nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật nói chung trong đó có vi phạm pháp luật của NCTN nói riêng. Tuy nhiên, tình hình NCTN vi phạm pháp luật và phạm tội ở nước ta


hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt có một

bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ

chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Trước hết, trong bối cảnh chung tình hình tội phạm vẫn diễn biến

theo chiều hướng phức tạp và chưa giảm về số lượng nhưng tính chất,

mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng nghiêm trọng, tội phạm do NCTN thực hiện cũng diễn biến theo xu thế đó. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 7 năm (2004 - 2010) trên toàn quốc đã khởi tố hình sự 48.291 NCTN phạm tội trong tổng số 639.387 người phạm tội nói chung. Trung bình mỗi năm có 6.898 NCTN phạm tội, chiếm khoảng 7% tổng số người phạm tội bị khởi tố.

Bảng 3.1: Số liệu NCTN bị khởi tố giai đoạn 2004 - 2011


TT

Năm

Tổng số

Tỷ lệ % so với năm 2004

1

2004

5.138

100

2

2005

6.420

124,9

3

2006

7.818

152,1

4

2007

8.394

163,3

5

2008

8.821

171,6

6

2009

5.271

102,5

7

2010

6.429

125,1

8

2011

6.601

128,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 23

Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, VKSNDTC.

Theo số liệu trên, từ năm 2004 đến năm 2008 số NCTN bị khởi tố hình sự tăng 71%, bình quân mỗi năm tăng 17,75%. Nếu so sánh với tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 1,8% thì diễn biến tội phạm NCTN tăng gần gấp 10 lần so với tốc độ tăng dân số.


Về cơ cấu tội phạm của NCTN, qua nghiên cứu và phân tích số

liệu có 48.291 NCTN bị khởi tố hình sự trong 8 năm (từ 2004 - 2011) cho thấy họ hầu hết phạm các tội danh đã được quy định trong các chương của BLHS. Tuy nhiên, do đặc điểm về tâm - sinh lý, về lứa tuổi, về năng lực chịu TNHS, cũng như tính chất của từng loại tội phạm cho nên trong cơ cấu các loại tội phạm do NCTN gây ra không thấy xuất hiện hoặc ít xuất hiện, hoặc có thì thường NCTN chỉ là đồng phạm như các tội phạm

về xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về

chức vụ, về

tham

nhũng, một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp, một số tội phạm kinh tế, các loại tội phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân… Chúng ta có

thể

khái quát về cơ

cấu tội phạm do NCTN thực hiện từ

năm 2004 -

2011 thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2: Cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện giai đoạn 2004 - 2011


TT

Mã chương

Nhóm tội danh

Tỷ lệ % so với tổng số NCTN phạm tội

1

18

Về ma túy

2,84

2

12

Xâm phạm tính mạng, sức khỏe…

21,64

3

13

Xâm phạm quyền tự do, dân chủ…

0,068

4

19

Xâm phạm về an toàn công cộng…

9,9

5

20

Xâm phạm trật tự quản lý hành chính

0,67

6

14

Xâm phạm sở hữu

64,20

7

16

Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

0,34

8

22

Xâm phạm hoạt động tư pháp

0,22

Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, VKSNDTC.

Theo thống kê thì hành vi vi phạm PLHS của NCTN tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó, NCTN phạm vào các tội xâm phạm về sở hữu


chiếm tỷ lệ cao nhất, 64,2 %, mà phổ biến nhất là trộm cắp tài sản chiếm: 40%, cướp tài sản chiếm: 7%, cưỡng đoạt tài sản chiếm: 5% trong tổng số tội phạm do NCTN thực hiện. Nguyên nhân các đối tượng phạm nhóm tội này chủ yếu là do đua đòi, ăn chơi, thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình và bị kẻ xấu lợi dụng, rủ rê tham gia.

Ví dụ: Khoảng 20h30’ ngày 30/5/2006, ba đối tượng, Nguyễn Minh Đức - 1991, Nguyễn Văn Phú - 1991, Nguyễn Như Khánh - 1992 đã chuẩn

bị dao, gậy đến khu vực tỉnh Ủy Bắc Ninh thuộc đường Kinh Dương

Vương đe dọa một đôi trai gái đang ngồi tâm sự và cướp đi 01 chiếc xe

máy nhãn hiệu LISOHAKA, BKS: 99F8-2530. Cơ quan CSĐT Công an

thành phố Bắc Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Đức và Phú để đề

nghị

truy tố. Đồng thời lập hồ sơ

đưa đối tượng Nguyễn Như Khánh đi

trường giáo dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến vụ cướp trên là do các em ham chơi điện tử, vì không có tiền nên đã bàn bạc và rủ nhau đi cướp tài sản để lấy tiền chơi điện tử.

Bên cạnh đó, NCTN phạm nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cũng chiếm tỷ lệ cao như tội cố ý gây thương

tích chiếm 13%, tội giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do

NCTN thực hiện. Nguyên nhân các đối tượng phạm nhóm tội này là do sự bồng bột, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu suy nghĩ, giáo dục của gia đình, một số đối tượng chơi bời, bỏ học hay gây gổ, trả đũa vì thù tức, thích thể hiện cái tôi, đôi khi cũng là do người đã thành niên dụ dỗ, lôi kéo. Ví dụ:

Nguyễn Cầu Tuyền, sinh ngày 18/01/1990 ở Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội

chuẩn bị sẵn dao nhọn. Vào hồi 19h ngày 04/10/2006, Tuyền thuê xe ôm

của anh Nguyễn Đình Sơn về đến xã Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh đã đâm vào gáy anh Sơn. Khi thấy anh Sơn chưa chết hẳn còn bóp cổ anh đến chết để cướp xe máy.

Ví dụ khác: Khoảng 22h30’ ngày 19/5/2005 Nguyễn Quang Lâm

sinh năm 1988 và Nguyễn Mậu Quang sinh năm 1988 đều ở Vũ Dương -


Bồng Lai - Quế Võ - Bắc Ninh đã có hành vi cưỡng hiếp chị Nguyễn Thị Sang Sn 1985 ở cùng thôn tại bờ mương thôn Vũ Dương - Bồng Lai - Quế Võ - Bắc Ninh.

Về địa bàn hoạt động, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do NCTN thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh thu hút nhiều lực lượng lao động, nhiều thành phần xã hội sinh sống, thì tỷ lệ NCTN vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn. Theo thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 có 385 NCTN bị đưa ra xét xử, đến năm 2008 con số này là gần 700 người (tỷ lệ tăng gần 100% sau 4 năm). Tại các thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thì tỷ lệ này cũng cao hơn và tăng nhanh hơn các tỉnh khác.

Từ thực trạng nêu trên, chúng ta có thể thấy trong những năm gần

đây, số vụ

và số

lượng NCTN vi phạm pháp luật và phạm tội có chiều

hướng ngày càng gia tăng. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do NCTN thực hiện ngày càng nghiêm trọng. Nếu như những năm 2000 trở về trước, NCTN thường thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại lớn, thì những năm gần đây tính chất, mức độ của tội phạm lại nguy hiểm hơn như: hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ. Sự gia tăng về số lượng, mức độ vi phạm pháp luật của NCTN có sự khác nhau giữa các địa phương, theo đó tỷ lệ tăng nhiều nhất chủ yếu tập trung ở các thành phố.

2. Đặc điểm tội phạm NCTN ở Việt Nam thời gian qua

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khái quát tình hình tội

phạm của NCTN phạm tội trong thời gian qua có những đặc điểm sau:


Một là, tội phạm do NCTN gây ra có xu hướng gia tăng cả về số lượng vụ việc, số người phạm tội. Tính chất hành vi phạm tội cũng càng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm về ma túy.

Hai là, khuynh hướng phạm tội có sử dụng bạo lực gia tăng làm cho tình hình trật tự, an toàn xã hội thêm phức tạp. Các tội liên quan đến…. tệ nạn xã hội như tội phạm về ma túy, tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ… cũng xuất hiện có tính phổ biến hơn trong cơ cấu NCTN phạm tội.

Ba là, tội phạm của NCTN gây ra tập trung chủ

yếu

ở các thành

phố, thị xã, các nơi giao lưu buôn bán, các tỉnh có cửa khẩu. Đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…tội phạm của NCTN gây ra ở đây nhiều nhất so với các địa bàn khác.

Bốn là, tội phạm của NCTN gây ra đa số là trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, chiếm khoảng 87 %, số từ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm 13%; số nữ chiếm 2,89%. Số NCTN là đồng phạm với người đã thành niên trong các vụ phạm tội chiếm khoảng 26% trong tổng số NCTN phạm tội bị khởi tố….

Năm là, trình độ văn hóa của những NCTN phạm tội rất thấp. Một số học hết cấp I, cấp II, thậm chí có không ít trường hợp không biết chữ. Trong đó, số đã bỏ học chiếm đến 47 % trong tổng số NCTN phạm tội.


Phụ lục 2

MỘT SỐ VỤ ÁN ĐIỂN HÌNH


Ván thnht: Vụ án Lê Khả Tấn, phạm tội “Cố ý gây thương

tích” (khi phạm tội, Tấn mới 17 tuổi).

Đặng Công Hùng, Nguyễn Quang Vinh, Trần Văn Minh đều là những trẻ em nghịch ngợm, khi đi ngang qua nhà Tấn, thấy cây mận của nhà Tấn, Hùng leo lên hàng rào để hái trộm thì em của Tấn là Lê Thị Anh Thư nhìn thấy và yêu cầu xuống. Hùng, Vinh, Minh đã chửi và xúc phạm Thư. Thư chạy vào nhà bảo với Tấn. Tấn chạy ra và hai bên đã cãi nhau, Tấn rượt đuổi. Hùng, Vinh, Minh sau khi chạy đã quay lại thách đố Tấn ra ngoài đánh nhau. Tấn chạy ra ngoài đường nhặt một cục gạch vỡ, ném trúng mặt Hùng, rồi đến dùng tay chân đánh vào mặt và người Hùng gây thương tích, tỷ lệ 22%. Với hành vi như trên, Tấn bị Viện kiểm sát quận Thanh Khê truy tố về tội “cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 104 BLHS với khung hình phạt từ 9 tháng đến 12 tháng tù giam. Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân quận Thanh Khê đã áp dụng khoản 2, Điều 104; điểm b, đ, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60; Điều 69; Điều 74 BLHS và khoản 4 Điều 227 BLTTHS xử phạt Lê Khả Tấn 12 tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 24 tháng kể từ ngày tuyên án và tuyên trả tự do ngay tại phiên tòa, giao Tấn cho chính quyền địa phương nơi bị cáo thường trú để giám sát, giáo dục.

Trong vụ án này, khi phạm tội Tấn mới 17 tuổi. Nguyên nhân mà

Tấn phạm tội có một phần do lỗi của phía người bị hại (bị hại có 3 người được xác định là những trẻ em hư, sau khi trèo hái trộm quả còn có hành vi

xúc phạm em gái Tấn và rủ Tấn đánh nhau). Mặc dù Tấn là một người

ngoan ngoãn, hiền lành, chưa vi phạm pháp luật lần nào, nhưng do vẫn còn trong độ tuổi chưa thành niên nên nhận thức vẫn chưa đầy đủ về hành vi của mình. Hành vi của Tấn nhặt cục gạch ném Hùng hoàn toàn là bột phát.


Việc Viện kiểm sát đề nghị áp dụng khung hình phạt tù giam là chưa phù hợp, chưa bảo vệ được lợi ích của Tấn. Tuy nhiên, Tòa án đã áp dụng các

quy định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, tạo điều kiện

thuận lợi cho bị cáo hòa nhập công động nên Tòa án đã cho bị cáo được hưởng án treo.

Vụ án thứ

hai: Vụ

án Trương Công Định và đồng bọn phạm tội

“Trộm cắp tài sản”.

Trương Công Định (khi phạm tội chưa đủ 18 tuổi, bị cáo bị bắt tạm giam 3 tháng) rủ Nghiêm Quốc Lộc (18 tuổi; trình độ văn hóa: 7/12; không nghề nghiệp, bố đã chết, có 1 tiền sự về hành vi “trộm cắp tài sản”, bị cáo bị bắt tạm giam 3 tháng) đến khu vực tổ 37 phường Hòa Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng để trộm cắp tài sản. Định và Lộc phát hiện một chiếc xe đạp (trị giá 600.000đồng) của anh Trần Công Hưng để trước hiên nhà. Lộc ở ngoài canh chừng để Định lẻn vào ăn trộm xe đạp. Khi đi được một đoạn thì bị nhân dân phát hiện và bắt quả tang. Định là NCTN và không có tiền án, tiền sự, nhưng do chơi thân với Lộc là người đã có 1 tiền sự về hành vi trộm cắp nên ít nhiều Định cũng bị ảnh hưởng những đức tính xấu từ Lộc. Sau

khi xảy ra sự

việc, bị

cáo Định đã biết ăn năn hối cải, tài sản có giá trị

không lớn và đã thu hồi được để trả cho người bị hại, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên không cần phải cách lý bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà giao về chính quyền địa phương quản lý giáo dục, cũng đủ tác dụng bị cáo. Với các lẽ trên, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Định 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng. Giao bị cáo Định về chính quyền địa phương nơi bị cáo thường trú để giám sát, giáo dục.

Trong vụ án này, cả hai bị cáo đều có hoàn cảnh gia đình giống nhau, bố mất sớm, chỉ còn mẹ. Chúng tôi đã gặp và phỏng vấn trực tiếp bị cáo Định và mẹ của bị cáo Định. Gia đình của bị cáo có hoàn cảnh kinh tế đặc

biệt khó khăn, mẹ bị cáo cũng không có việc làm ổn định. Mọi sinh hoạt

của gia đình đều trông chờ vào việc đi bán vé số dạo của mẹ. Do đặc thù

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022