nghiên cứu pháp luật về BHYT của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã thực hiện thành công mô hình BHYT toàn dân cho thấy bên cạnh BHYT bắt buộc họ vẫn duy trì hình thức BHYTTN bổ sung nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế cho các đối tượng người dân khác nhau. Điều này xuất này xuất phát từ chính nhu cầu được cung cấp các dịch vụ y tế của người dân. Khi xuất hiện nhu cầu cung ứng dịch vụ, nhà cung cấp cần đáp ứng trong nhu cầu khả năng và điều kiện của mình và không có lý do gì để bỏ sót nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe vừa đảm bảo tính kinh tế, tính xã hội của nhóm dân cư có thu nhập cao trong xã hội vì mục tiêu chung của ASXH. Ví dụ như Pháp, hơn 90% dân số tham gia BHYTTN bổ sung để được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cao hơn mức dịch vụ y tế cơ bản của BHYT bắt buộc. Thực tế cho thấy, việc thực hiện hình thức BHYTTN vừa giúp phân phối lại thu nhập trong xã hội, vừa thể hiện tính tương trợ cộng đồng cao. Xét trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, hệ thống BHYT còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt về cơ sở vật chất kỹ thuật, do đó, việc xây dựng lộ trình thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014 có phần hơi ngắn, hơi gấp. Do đó, tác giả cho rằng trong thời gian tới chúng ta có thể thiết lập chế độ BHYTTN bổ sung ngoài BHYT bắt buộc theo hướng BHYT bắt buộc vẫn giữ vai trò nòng cốt, chủ yếu trong hệ thống BHYT còn BHYTTN sẽ là hình thức bổ sung. Cụ thể là: BHYTTN bổ sung sẽ là hình thức bảo hiểm nhằm hướng đến nhóm đối tượng có thu nhập cao muốn hưởng các dịch vụ y tế cao hơn so với gói quyền lợi cơ bản của BHYT bắt buộc. Đồng thời, khi triển khai hình thức BHYTTN bổ sung này, chúng ta cũng nên cho phép các cơ sở khám chữa bệnh công và tư được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh theo nhu cầu của người bệnh.
Mô hình BHYTTN sẽ được triển khai cụ thể như sau:
- Đối tượng tham gia BHYTTN:
Định hướng BHYT toàn dân chính thức được thể chế hóa trong luật BHYT đã mở rộng đối tượng tham gia BHYT ở nước ta, BHYT đã bao phủ
toàn dân với hình thức tham gia bắt buộc. Do đó, hình thức BHYTTN khi được triển khai sẽ dành cho những đối tượng có điều kiện kinh tế và muốn được hưởng những dịch vụ y tế chất lượng cao hơn mức thông thường của BHYT bắt buộc trong xã hội.
- Mức đóng BHYTTN:
Mức đóng BHYTTN sẽ được chia làm các mức độ khác nhau để người tham gia bảo hiểm lựa chọn, tương ứng là các mức quyền lợi về y tế mà người tham gia được hưởng. Pháp luật nên quy định nhiều mức đóng bảo hiểm để các đối tượng khác nhau trong xã hội có thể linh hoạt lựa chọn dựa trên khả năng và nhu cầu của mình.
- Quyền lợi của người tham gia BHYTTN:
Người tham gia BHYT bắt buộc hiện nay được hưởng quyền lợi về chăm sóc ý tế khá toàn diện bao gồm dịch vụ khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh. Để đáp ứng nhu cầu được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao hơn của người tham gia BHYTTN thì ngoài việc quy định những quyền lợi cao hơn về chăm sóc sức khỏe ở các dịch vụ y tế trên, pháp luật BHYTTN nên chi trả thêm một số trường hợp ví dụ như dịch vụ thẩm mỹ nha khoa thẩm mỹ ở mức tương ứng với mức đóng BHYT mà họ đã lựa. Tùy vào mức đóng bảo hiểm mà họ lựa chọn mà quỹ bảo hiểm sẽ chi trả một phần hay toàn bộ những chi phí cho các dịch vụ y tế này. Pháp luật cần xác định rò mức bảo hiểm chi trả tối đa cho mỗi đợt điều trị hoặc xác định thời gian chữa bệnh tối đã được bảo hiểm chi trả theo mức quy định chung, khi hết khoảng thời gian đó người bệnh phải chi trả thêm một khoản chi phí chữa bệnh để tránh tình trạng quá tải cho quỹ bảo hiểm. Ví dụ: Pháp luật Đức quy định về chi trả bảo hiểm trong trường hợp điều trị nội trú như sau: Người tham gia BHYT được hưởng bất kỳ hình thức điều trị tại bệnh viện nào mà họ yêu cầu. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nằm viện trên 28 ngày trong một năm, mỗi ngày nằm thêm họ phải trả 10 Euro.
Ngoài ra, pháp luật BHYT Việt Nam nên cân nhắc quy định BHYT bắt buộc hoặc BHYTTN chi trả cho trường hợp khám bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với một số nhóm đối tượng người lao động làm việc trong môi trường độc hại, có nguy cơ cao để xác định từ sớm các vấn đề về sức khỏe cho những đối tượng này, giảm chi phí cho BHYT khi họ mắc bệnh mới rồi được điều trị.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Phạm Vi Được Hưởng Bhyttn Của Người Tham Gia Tương Tự Như Những Đối Tượng Tham Gia Bhyt Bắt Buộc, Căn Cứ Điều 21
- Bảng Thống Kê Số Người Tham Gia Bhyt Theo Các Nhóm Đối Tượng
- Những Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện
- Bảo hiểm y tế tự nguyện trong Luật Bảo hiểm y tế Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
- Tổ chức quản lý và thực hiện BHYTTN:
BHYTTN tiếp tục được tổ chức quản lý và thực hiện bởi cơ quan quản lý và thực hiện BHYT theo quy định của Luật BHYT hiện hành, cụ thể: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về BHYTTN; tại các địa phương Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYTTN, Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYTTN, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYTTN. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật về tài chính liên quan đến BHYTTN và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với BHYTTN, quỹ BHYT.
3.2.1.2. Xây dựng mô hình bảo hiểm y tế tự nguyện theo mô hình tài khoản cá nhân có tính toán hợp lý các khoản thu của quỹ để cân đối thu chi bảo hiểm.
Trải qua gần 20 năm phát triển, BHYT ở Việt Nam được xây dựng theo mô hình tài chính đóng góp trên cơ sở đóng góp của người tham gia theo tỷ lệ nhất định từ tiền lương, thu nhập (nguồn tài chính chủ yếu) và Nhà nước hỗ trợ đóng góp cho một số đối tượng đặc biệt. Hiện nay, quỹ BHYT của chúng ta đang đứng trước nguy cơ bội chi. Tiếp thu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới đang vận hành rất tốt và hiệu quả quỹ BHYT như Singapore, chúng ta có thể xây dựng mô hình BHYTTN bên cạnh BHYT bắt
buộc dựa trên cơ chế thị trường để đảm bảo an toàn cho người lao động và tạo cho họ cơ hội lựa chọn những dịch vụ y tế tốt nhất. Chúng ta có thể xây dựng mô hình BHYTTN theo mô hình tài khoản cá nhân - mô hình một quỹ tiết kiệm phúc lợi xã hội. Theo đó, mức hưởng BHYTTN được xác định dựa trên mức đóng, hay nói cách khác, khi người tham gia BHYTTN đi khám chữa bệnh, những quyền lợi về chăm sóc sức khỏe mà họ được hưởng sẽ được xác định tương ứng với khoản đóng góp của bản thân họ cùng với lợi tức thu được từ khoản đầu tư này theo một thang quy định chung của pháp luật với từng đối tượng và từng mức độ đóng góp. Với cách làm này, người tham gia hình thức bảo hiểm này sẽ chủ động trong việc đóng góp, các khoản thu của hệ thống cũng ổn định và nhiều hơn.
3.2.1.3. Sửa đổi quy định về cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Quy định về cơ sở khám chữa bệnh BHYT trong Luật BHYT hiện hành chỉ bao gồm các cơ sở sau: trạm y tế xã và tương đương, nhà hộ sinh; phòng khám đa khoa, chuyên khoa và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa (Điều 24 Luật BHYT 2008). Trong khi đó với sự phát triển của xã hội hiện nay, hình thức tổ chức của các cơ sở khám chữa bệnh rất đa dạng, do vậy, tác giả cho rằng Luật BHYT cần bổ sung thêm quy định về việc đánh giá cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện trước khi tham gia khám chữa bệnh BHYT để đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm.
3.2.1.4. Đổi mới quản lý y tế thông qua thẻ bảo hiểm y tế thông minh Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đều áp dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ thông tin trong quản lý y tế. trong đó tiêu biểu phải kể đến thẻ BHYT thông minh của Pháp. Thẻ được làm bằng nhựa PVC nên dễ bảo quản, không lo rách, nát. Trên thẻ có hình của chủ sở hữu thẻ và bên trong gắn một con chip nhỏ có chức năng lưu giữ các thông tin y tế về người sở hữu để tránh tình trạng mượn thẻ BHYT của người khác. Việc áp dụng thẻ vào quản lý
BHYT còn giúp việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh nhanh chóng và tiện lợi hơn bởi khi khám chữa bệnh bệnh nhân đưa thẻ qua máy đọc thẻ, con chip trong thẻ sẽ xử lý dữ liệu bằng các ứng dụng thẻ mạch tích hợp, các thông tin cần thiết sẽ được chuyển giao và chi phí khám chữa bệnh sẽ được thanh toán trực tiếp giữa quỹ BHYT và cơ sở y tế.
Việt Nam chúng ta đang từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý y tế. Với điều kiện hiện nay, BHXH Việt Nam đã ban hành BHYT có mã vạch 2 chiều từ 01/01/2014 để nâng cao hiệu quả quản lý về BHYT, rút ngắn thời gian chờ đợi ở khâu đăng nhập thông tin người bệnh, giảm bớt tình trạng ùn ứ người bệnh ở các bệnh viện, hạn chế các sai sót khi cập nhật thông tin người bệnh. Trong tương lai, chúng ta nên xem xét ứng dụng thẻ thông minh trong quản lý BHYT để mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao hơn trong quản lý nhà nước về BHYT.
3.2.2. Về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện
3.2.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT.
Để thực hiện có hiệu quả BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về BHYT có vai trò không thể thiếu. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về BHYT cần phải được thực hiện thông qua nhiều hình thức cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động đến các cơ quan, đoàn thể và nhiều đối tượng người dân khác nhau như thông qua đài, tivi, sách, báo, tờ rơi, tổ chức hội thảo, buổi nói chuyện v.v. không ngừng cập nhật và đổi mới về nội dung để đạt hiệu quả cao. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phải hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT nói chung, lợi ích của BHYTTN nói riêng đối với mỗi người dân và toàn xã hội, về vai trò của BHYT trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo ASXH của đất nước. Đối với mỗi người dân cần ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia BHYT. Người dân cần nắm rò các quy định của pháp luật để có thể sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ và thực hiện quyền lợi của mình trong đời sống.
3.2.2.2. Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, mở rộng cơ sở khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
Để nâng cao chất lượng hạ tầng của hệ thống thực hiện BHYT, trước hết cần rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới bệnh viện cả nước để đảm bảo cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa.
Bên cạnh đó, nếu không có nguồn tài chính dồi dào để chi cho các sự án chăm sóc sức khỏe, trong đó có việc đầu tư cho hệ thống cơ sở khám chữa bệnh, mua sắm thiết bị y tế và sản xuất thuốc thì khó có thể phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh. Nhà nước một mặt cần tiếp tục thực hiện đầu tư, huy động đầu tư từ các nguồn lực trong xã hội, mặct khác cũng nên tạo cơ chế thuận lợi để hệ thống cơ sở y tế tư nhân đạt tiêu chuẩn quy định được phát triển để mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của các đối tượng người dân tham gia bảo hiểm.
3.2.2.3. Tăng cường sự tham gia của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế
Để chăm sóc sức khỏe thực sự đạt được các mục tiêu đặt ra cần có các cơ quan chịu trách nhiệm ở mỗi lĩnh vực khác nhau trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sự phối hợp hoạt động một cách tích cực giữa họ. Ví dụ, liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, ở Thụy Điển có Bộ Y tế và Các Vấn đề Xã hội là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm soạn thảo pháp luật về y tế, đảm bảo nguồn tài chính và cung cấp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho các công dân của Thụy Điển, 8 cơ quan trực tiếp tham gia chăm sóc sức khỏe cấp quốc gia, chịu trách nhiệm về y tế công cộng, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, quyết định ứng dụng sáng kiến y tế và điều trị y tế, phát triển an toàn y tế, sản xuất và tiếp thị thuốc mới và các sản phẩm y tế, kiểm tra việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Với sự phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan nêu trên, hệ thống y tế đã có những bảo trợ thích hợp và chất lượng của công tác chăm sóc sức khỏe đạt được ở mức cao.
3.2.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm y tế
Để đảm bảo kỷ cương trong lĩnh vực BHYT, đảm bảo hiệu lực của các quy phạm pháp luật, không thể buông lỏng các hoạt động quản lý. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra cần được phân định rò ràng trong công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách BHYT của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó còn cần thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt theo quy định đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
3.2.2.5. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và củng cố hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trước hết cần nghiên cứu để xây dựng mô hình quản lý và tổ chức thực hiện BHYT đảm bảo hiệu quả và chất lượng phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Sau đó, trách nhiệm của hệ thống thực hiện chính sách BHYT phải được tăng cường, cụ thể cơ quan BHXH phải tăng tính trách nhiệm xã hội hay trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT.
Cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, cá nhân làm công tác quản lý và thực hiện BHYT thông qua xây dựng các mục tiêu và chương trình đào tạo có hệ thống để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các cá nhân, cán bộ cán bộ có trách nhiệm.
Thêm vào đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng một hệ thống báo cáo thống kê hoàn chỉnh và thống nhất trên cả nước không thể thiếu trong quá trình quản lý BHYT.
KẾT LUẬN
Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, việc chú trọng phát triển kinh tế đất nước luôn được đặt trong tương quan gắn liền với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo chất lượng ASXH ngày càng cao. Là một trụ cột của hệ thống ASXH, BHYT đã và đang đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược y tế quốc gia. Kể từ khi có hiệu lực cho đến nay, Luật BHYT năm 2008 đã thể chế hóa chính sách BHYT của nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân. Quá trình thực hiện chính sách BHYT ở nước ta nói chung và thực hiện Luật BHYT năm 2008 nói riêng đã khẳng định tính hợp lý, đúng đắn, góp phần to lớn vào công cuộc xã hội hóa lĩnh vực y tế với mức độ bao phủ về đối tượng tham gia và gói quyền lợi BHYT ngày càng nâng cao. Là một hình thức BHYT, BHYTTN đóng vai trò không nhỏ trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do những biến động kinh tế, xã hội cùng với tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, phức tạp cùng với những hạn chế trong các quy định của pháp luật về BHYT, vai trò và hiệu quả của BHYTTN đang gặp nhiều khó khăn cần khắc phục. Qua nghiên cứu pháp luật Việt Nam về BHYT, đặc biệt là BHYTTN, luận văn đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về BHYTTN và nâng cao hiệu quả áp thực hiện hình thức BHYT này. Em hy vọng sẽ đóng góp một phần vào công cuộc hoàn thiện pháp luật BHYT ở nước ta trong tương lai.