Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10

cho NLĐ phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện các chế độ BHTN. Để đạt hiệu quả cao cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phục vụ NLĐ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong hệ thống cơ quan quản lý BHTN từ trung ương tới địa phương.

- Xây dựng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHTN.

- Thường xuyên rà soát, kiểm tra lại việc thu, truy đóng BHTN, thống kê lại toàn bộ sổ đã cấp trong phạm vi toàn quốc, trên cơ sở đó xây dựng phần mềm quản lý liên thông để đối chiếu, kiểm soát trước khi chi trả quyền lợi; phát hiện để loại bỏ hoặc sửa đổi những thủ tục hành chính không phù hợp một cách kịp thời; nghiêm túc thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp, NLĐ, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền.

- Công tác BHTN bao gồm nhiều bộ phận như: thu, chi trả trợ cấp, tư vấn, giới thiệu việc làm, tiếp nhận thông báo về tình trạng việc làm...Do vậy, cần có cán bộ chuyên trách cho từng mảng công việc. Qua đó, giúp cơ quan quản lý BHTN nắm chắc tình hình biến động lao động, quỹ lương, đôn đốc đóng BHTN...

- Thực hiện nghiêm túc quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức ngành. Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giải quyết chế độ BHTN. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ gây khó khăn cho NLĐ khi giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

- Cần động viên, khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, công chức, các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở thực hiện tốt các quy định của chính sách BHTN.

3.2.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ BHTN, có cơ chế xử lý đủ mạnh để xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp về BHTN.

Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra mới chỉ tập trung phát hiện được số lao động không được đăng ký tham gia BHTN và xác minh được số tiền doanh nghiệp nợ quỹ bảo hiểm, chứ chưa đi sâu vào kiểm tra về các khoản trợ cấp, mức trợ cấp mà người

thất nghiệp đang được hưởng có chính xác không, nhằm đảm bảo hơn nữa quyền lợi của người thụ hưởng. Do đó, trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực thi nếu phát hiện vi phạm pháp luật về BHTN phải xử lý nghiêm minh, đồng thời khôi phục lại quyền lợi bảo hiểm cho người bị xâm phạm. Để làm tốt điều này đòi hỏi phải có cơ chế xử lý đủ sức răn đe đối với các bên liên quan có sai phạm trong việc thực hiện chính sách, đặc biệt là những doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng và trốn tránh trách nhiệm BHTN, đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, công minh triệt để, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ tham gia BHTN. Và để mang lại hiệu quả hơn nữa cần quy định trách nhiệm của cơ quan lao động trong việc kiểm tra, kiểm soát tình hình việc làm của người lao động. Bên cạnh đó, biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, giải quyết triệt để những tranh chấp về BHTN, tránh để xảy ra khiếu kiện dài ngày gây ảnh hưởng đến niềm tin của người tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Kết luận chương 3

BHTN là một trong những chính sách quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Là chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến một tầng lớp đông đảo NLĐ. Thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN đã đạt được kết quả nhất định như giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách... Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy vẫn còn một số điểm bất cập cần bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, hoàn thiện pháp luật về BHTN là yêu cầu cấp thiết, nhằm khắc phục những bất hợp lý trong quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, đảm bảo quyền được trợ giúp của những người yếu thế, đáp ứng công bằng xã hội, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa.

Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10

Trong quá trình hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp cần có những giải pháp cụ thể như mở rộng đối tượng tham gia để đảm bảo công bằng xã hội, tăng cường hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành, giải thích pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; bổ sung quy chế ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động...

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Và để mang lại hiệu quả cao hơn nữa, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BHTN. Từ đó giúp giải quyết triệt để hậu quả của tình trạng thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

KẾT LUẬN


Cần khẳng đinh, thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, pháp luật về BHTN xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 và đến nay hầu hết các nước đều đã ban hành quy định pháp luật về vấn đề này. Nhìn chung, đối tượng mà pháp luật BHTN hướng tới là người lao động thất nghiệp; mục đích của BHTN là giảm bớt gánh nặng tài chính cho NLĐ khi bị mất việc làm, đồng thời đưa ra các hình thức hỗ trợ họ; và dù là một nhánh của BHXH nhưng BHTN vẫn mang rất nhiều đặc thù riêng biệt, không lẫn lộn với các hình thức BHXH khác. BHTN là biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo ASXH, góp phần giải quyết những bất ổn về chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật BHTN phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng nước. Vì thế, pháp luật mỗi nước đặt ra trên cơ sở các nguyên tắc chung của tổ chức Lao động Quốc tế nhưng đều có những tiêu chí riêng nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật BHTN của mình. Việt Nam tiếp thu, học tập những bài học kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật về BHTN ở các nước trên thế giới cũng đã xây dựng các chính sách về BHTN và đưa vào triển khai từ năm 2009 đến nay, chính sách đã đi vào cuộc sống.

Sau 8 năm thực hiện, chính sách về BHTN đã phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách ASXH, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo NLĐ. Cụ thể, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp dựa trên các nguyên tắc nhất định đã đặt ra những chế độ bảo hiểm thất nghiệp, quy định điều kiện cho việc tham gia cũng như vấn đề hưởng quyền lợi bảo hiểm của người thất nghiệp, đồng thời định ra nguồn hình thành nên quỹ bảo hiểm thất nghiệp, làm cơ sở cho việc chi trả quyền lợi cho đối tượng tham gia. Ngoài ra, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp còn chỉ ra những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho quỹ bảo hiểm cũng như cách thức xử lý đối với hành vi xâm phạm các quy định của bảo hiểm thất nghiệp.

Cho đến nay, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại những thành tựu đáng kể, nhất định. Điển hình như pháp luật BHTN đã bước đầu có quy định rộng về đối tượng tham gia BHTN, đảm bảo được sự bình đẳng của các đối tượng tham gia, phù

hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế; quy định điều kiện hưởng TCTN theo hướng có lợi cho người tham gia BHTN; Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cũng đạt được nhiều kết quả khả quan... Điều này chứng tỏ rằng việc ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để hậu quả do tình trạng thất nghiệp mang lại, đòi hỏi việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải bám sát hơn nữa các nguyên tắc của BHTN, gắn liền trợ cấp thất nghiệp với giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo khuyến khích người thất nghiệp chủ động tìm kiếm việc làm. Nhưng nhìn chung, có thể nói, đây là một chính sách thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp của Việt Nam so với mặt bằng chung trên thế giới.

Trong quá trình hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp cần có những giải pháp cụ thể như mở rộng đối tượng tham gia để đảm bảo công bằng xã hội, tăng cường hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành, giải thích pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; bổ sung quy chế ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động...

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Và để mang lại hiệu quả cao hơn nữa, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BHTN. Từ đó giúp giải quyết triệt để hậu quả của tình trạng thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vân Anh, “Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2015 tăng 11,6% so với năm 2014”, http://laodong.com.vn/tu-van-lao-dong/so-nguoi-tham-gia-bao-hiem-that-nghiep-nam-2015-tang-116-so-voi-nam-2014-523126.bld, đăng ngày 01/03/2016.

2. Báo Người Lao động, “Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong năm 2016: Giải quyết chế độ BHXH cho 8,67 triệu lượt người”, http://vlhanoi.vieclamvietnam.gov.vn/ChiTietTin/tabid/11230/n/64544/c/56/Default.aspx? tin=B%E1%BA%A3o+hi%E1%BB%83m+x%C3%A3+h%E1%BB%99i+Vi%E1%BB

%87t+Nam+trong+n%C4%83m+2016%3a+Gi%E1%BA%A3i+quy%E1%BA%BFt+ch

%E1%BA%BF+%C4%91%E1%BB%99+BHXH+cho+8%2c67+tri%E1%BB%87u+l%C6%B0%E1%BB%A3t+ng%C6%B0%E1%BB%9Di, đăng ngày 05/01/2017.

3. Báo Dân sinh, “Cả nước có 10.724 000 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp”, http://vllaichau.vieclamvietnam.gov.vn/TinTuc/tabid/4162/n/63896/c/56/Default.aspx? tin=C%E1%BA%A3+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+c%C3%B3+10.724+000+ng%C6

%B0%E1%BB%9Di+tham+gia+b%E1%BA%A3o+hi%E1%BB%83m+th%E1%BA

%A5t+nghi%E1%BB%87p, đăng ngày 5/12/2016.

4. B.D, “Hơn 82,5 nghìn lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam”, http://laodongthudo.vn/hon-825-nghin-lao-dong-nuoc-ngoai-dang-lam-viec-tai-viet-nam-38831.html, đăng ngày 19/06/2016.

5. CIA factbook (2014), “Dân số, xã hội, kinh tế, năng lượng”,cefr.uel.edu.vn/ArticleId/409b807f-9ab0-4243-b65b-9082153c944c/dan-so-xa-hoi- kinh-te-nang-luong

6. Phạm Thái Dương,“Bảo hiểm thất nghiệp ở Cộng hòa liên bang Đức”, Bảo hiểm xã hội, 2001.

7. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1948), “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền”, http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen-1948/65774/noi-dung.aspx.

8. Trịnh Thị Hoa, “Những lý luận cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội tháng 6/2005.

9. Quang Lê, “Trên 11 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2016”, http://vieclamvietnam.gov.vn/Thatnghiep.aspx?catid=3553&itemid=64501, đăng ngày 03/01/2017.

10. Quang Lê - Theo vieclamvietnam.gov.vn, “Kết quả 6 năm thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội”, http://vlkhanhhoa.vieclamvietnam.gov.vn/TinTuc/tabid/2552/n/51473/c/818/Default.aspx?tin=K%C3%AA%CC%81t+qua%CC%89+6+n%C4%83m+th%C6%B0%CC%A3c+hi%C3%AA%CC%A3n+Ba%CC%89o+hi%C3%AA%CC%89m+th%C3%A2%CC%81t+nghi%C3%AA%CC%A3p+theo+quy+%C4%91i%CC%A3nh+cu%CC%89a+ Lu%C3%A2%CC%A3t+Ba%CC%89o+hi%C3%AA%CC%89m+xa%CC%83+h%C3

%B4%CC%A3i.+, đăng ngày 29/7/2015.

11. Ngọc Minh, “Nợ Bảo hiểm thất nghiệp tăng 14 lần”, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/no-bao-hiem-that-nghiep-tang-14-lan-2893238.html, đăng ngày 11/10/2013.

12. Hà Phương, “Lao động thất nghiệp thờ ơ với chính sách hỗ trợ học nghề”, http://dantri.com.vn/viec-lam/lao-dong-that-nghiep-tho-o-voi-chinh-sach-ho-tro-hoc-nghe-20160528122115016.htm, đăng ngày 28/5/2016.

13. Lê Thị Hoài Thu (2008), Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí khoa học, ĐHQGHN, kinh tế-luật số 24.

14. Tổ chức Lao động Quốc tế (28/6/1952), “Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội”, http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Cong-uoc-102-nam-1952-quy-pham-toi-thieu-an-toan-xa-hoi-103333.aspx.

15. Tổ chức Lao động Quốc tế (1988), “Công ước về xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp”, http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Cong-uoc-168-nam-1988-xuc-tien-viec-lam-bao-ve-chong-that-nghiep-102294.aspx.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022