* Cấu tạo
Hình 2.1.9. Cấu tạo của máy nén kiểu xoắn ốc
* Nguyên lý làm việc
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống hòa khí Nghề Công nghệ ô tô - CĐ TC - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 1
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống hòa khí Nghề Công nghệ ô tô - CĐ TC - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 2
- Lớp Chịu Áp Lực Bằng Polyester 2-Lớp Cao Su Chịu Giản Nở
- Giới Thiệu Một Số Dụng Cụ Thông Thường Phục Vụ Công Việc Sửa Chữa Hệ Thống Đhkk Ôtô
- Hệ Thống Điều Khiển Máy Điều Hoà Không Khí Kiểu Thermostat Khi Ly Hợp Điện Từ Đóng
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Hình 2.1.10. Nguyên lý làm việc của máy nén kiểu xoắn ốc
e. Máy nén có lưu lượng thay đổi
Công suất máy nén này thay đổi vì sự thay đổi thể tích hút và đẩy theo tải nhiệt nên công suất cũng được điều chỉnh tối ưu theo tải nhiệt.
Hình 2.1.11. Nguyên lý làm việc của máy néncó lưu lượng thay đổi
Công suất máy nén này thay đổi vì sự thay đổi thể tích hút và đẩy theo tải nhiệt nên công suất cũng được điều chỉnh tối ưu theo tải nhiệt.
Máy nén thay đổi lưu lượng theo tải nhiệt có thể thay đổi góc ngiêng của đĩa th. Sự thay đổi hành trình của piston giúp công suất máy nén luôn được điều chỉnh và đạt cao nhất.
2.2. Ly hợp điện từ (magnetic clutch)
Tất cả các máy nén của hệ thống lạnh trên ôtô đều được trang bị bộ ly hợp kiểu điện từ.
Khi động cơ hoạt động, pulley máy nén quay theo nhưng trục máy vẫn đứng yên cho đến khi bật công tắc A/C, bộ ly hợp điện từ sẽ khớp với pulley vào trục của máy nén cho trục khuỷu động cơ dẫn động.
Hình 2.1.12. Cấu tạo ly hợp điện từ
Khi bật công tắc máy lạnh A/C, dòng điện chạy qua cuộn dây của bộ ly hợp điện từ và sinh ra từ trường lớn. Lực điện từ kéo ly hợp vào pulley và nối chặt chúng lại với nhau và trục của máy nén quay cùng với pulley của máy nén.
2.3. Bộ ngưng tụ hay giàn nóng (condenser)
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng.
Hình 2.1.13. Cấu tạo giàn nóng
Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh đang ở thể hơi với áp suất và nhiệt độ cao từ máy nén bơm tới biến thành thể lỏng, ở nay nó tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Hơi nóng của môi chất lạnh bơm vào bộ ngưng tụ qua ống nạp bố trí phía trên giàn ống dẫn và đi dần xuống phía dưới, nhiệt của môi chất lạnh truyền qua cánh tản nhiệt và được làm mát bằng gió.
2.4. Bình lọc và hút ẩm
Bình lọc và hút ẩm có vỏ làm bằng kim loại, bên trong có lưới lọc và túi chứa chất khử ẩm (desicant). Chất khử ẩm là một vật liệu có đặc tính hút ẩm lẫn trong môi chất rất tốt như oxyt nhôm, silica alumina và chất silicagel.
Hình 2.1.14. Cấu tạo bình lọc-bình hút ẩm
Trên bình lọc có trang bị van an toàn, van này mở khi áp suất trong bình lọc tăng lên đột ngột vì nguyên nhân nào đó. Sau khi môi chất được khử ẩm sẽ đi đến van tiết lưu.
Một số loại hệ thống lạnh có bình khử nước được lắp giữa bình lọc, hút ẩm và van tiết lưu. Bình khử nước một lần nữa hút sạch hơi nước còn sót lại trong môi chất lạnh có tác dụng bảo vệ van tiết lưu không bị đóng băng. Ngoài ra phần trên của bình lọc có bộ phận làm bằng kính trong suốt giúp cho quá trình quan sát, kiểm tra tình trạng của môi chất lạnh.
Một số loại có lắp cảm biến áp suất trên bình lọc. Tín hiệu áp suất cao của môi chất được chuyển thành tín hiệu điện áp báo về cho ECU để điều khiển tốc độ quạt và máy nén.
2.5. Van tiết lưu (expansion valve)
Van tiết lưu được lắp giữa bộ bốc hơi và bình lọc có tác dụng:
- Phối hợp với cảm biến nhiệt độ để điều khiển lưu lượng của môi chất lạnh và nhiệt độ của giàn lạnh.
- Giảm áp suất môi chất sau khi đi qua van tiết lưu.
Thông thường van tiết lưu có hai loại: loại hộp và loại dạng kim (hay loại thường).
Hình 2.1.15. Cấu tạo van tiết lưu
2.6. Bộ bốc hơi (evaporator) hay giàn lạnh
Môi chất sau khi qua van tiết lưu làm áp suất giảm nhanh, nhiệt nhận vào trong quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí này. Môi chất lạnh được dẫn đến giàn lạnh nhờ các ống xếp thành hình chữ U cùng với các cánh tản nhiệt. Tại đây, nhiệt độ thấp của giàn lạnh được dẫn ra ngoài bởi quạt giàn lạnh.
Hình 2.1.16. Cấu tạo giàn lạnh
Ở một số nước nhiệt độ thấp, giàn lạnh có hai nhiệt điện trở, một cho thiết bị chống đóng băng, một đóng vai trò là cảm biến giàn lạnh. Cảm biến giàn lạnh phát hiện nhiệt độ khí đi qua giàn lạnh và chỉ dùng cho hệ thống điều hòa không khí tự động điều khiển bằng bộ vi xử lý.
2.7. Mắt gas
Mắt gas cho phép quan sát dòng chảy của môi chất lạnh trong hệ thống lạnh. Nó dùng để kiểm tra mức độ điều đầy của môi chất lạnh.
Có hai loại mắt gas: một loại đặt ở ngõ ra của bình lọc gas và một loại đặt giữa bình lọc và van tiết lưu.
Hình 2.1.17. Cấu tạo mắt gas
2.8. Bộ tiêu âm (muffler)
Bộ tiêu âm có tác dụng giảm tiếng ồn phát sinh do máy nén. Thông thường bộ tiêu âm được lắp tại van xả của máy nén. Một vài kiểu kết cấu có bọc cao su bên ngoài của bộ tiêu âm ngăn tiếng ồn truyền vào xe. Ngoài ra, để giảm được lượng dầu bôi trơn ứ đọng trong bộ tiêu âm, cửa vào của nó bố trí bên trên, cửa ra được bố trí dưới đáy.
2.9. Quạt trong hệ thống lạnh
Quạt giàn lạnh có tác dụng thổi luồng không khí xuyên qua. Quạt trong hệ thống lạnh có hai loại:
- Loại cánh: thường lắp trước giàn nóng để giải nhiệt cho giàn nóng.
Hình 2.1.18. Cấu tạo quạt làm mát giàn nóng
xe.
- Loại lồng sóc: thường được lắp ở giàn lạnh để thổi khí lạnh vào trong
Hình 2.1.29. Cấu tạo quạt làm mát giàn lạnh (kiểu lồng sóc)
2.10. Hệ thống đường ống áp thấp và áp cao.
Trong hệ thống lạnh trên ôtô có hai loại ống chính và cũng được phân thành hai nhánh riêng:
+ Nhánh có áp suất thấp được giới hạn bởi phần môi chất sau van tiết lưu và cửa vào (van nạp) của máy nén. Đường ống này có đường kính lớn và trở nên lạnh khi hệ thống hoạt động.