CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ý nghĩa của việc xác định cực tính động cơ ?
2. Phương pháp xác định cực tính ở trên dựa trên nguyên lí nào ?
3. Trong trường hợp không có ôm mét, chỉ có đèn thử và các phụ kiện khác, ta có thể xác định được cực tính của động cơ không ? Nếu được, hãy trình bày phương pháp xác định.
BÀI 3: DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
Mục tiêu:
- Trình bày được một số khái niệm chung về dây quấn động cơ không đồng bộ;
- Vẽ được các kiểu sơ đồ dây quấn thông dụng trên stato động cơ không đồng bộ một pha và ba pha;
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ không đồng bộ Nghề Cơ điện nông thôn - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 1
- Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ không đồng bộ Nghề Cơ điện nông thôn - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 2
- Phương Pháp Kiểm Tra Xác Định Cực Tính Động Cơ
- Sơ Đồ Trải Dây Quấn Động Cơ 3 Pha Kiểu Đồng Khuôn Hai Lớp Bước Ngắn
- Tẩm Sấy Động Cơ: Sau Khi Vận Hành Thử Động Cơ Hoạt Động Bình Thường, Ta Thực Hiện Sấy Động Cơ Tuthuộc Điều Kiện Cụ Thể Mà Lựa Chọn Một Trong
- Tẩm Sấy Động Cơ: Sau Khi Vận Hành Thử Động Cơ Hoạt Động Bình Thường, Ta Thực Hiện Sấy Động Cơ Tuthuộc Điều Kiện Cụ Thể Mà Lựa Chọn Một Trong
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp.
Nội dung:
1. Khái niệm chung về dây quấn
- Dây quấn của động cơ KĐB 3 pha là các cuộn dây riêng biệt được đặt trong các rãnh của stato;có thể gồm một hoặc nhiều vòng dây quấn nối tiếp nhau một lớp hoặc nhiều lớp.
- Dây quấn có một vòng dây thường gọi là dây quấn thanh thường dùng cho roto dây quấn.
- Dây quấn stato có 2 loại 1 lớp và 2 lớp quấn kiểu đồng tâm hoặc đồng khuân, dây quấn xếp kép hoặc xếp đơn.
1.1. Nhiệm vụ và các yêu cầu cơ bản
1.1.1 Nhiệm vụ của dây quấn:
- Tạo nên từ trường quay cho máy, từ trường này quét lên dây quấn roto trên dây quấn sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng và một dòng điện, dòng điện trong dây quấn roto tác dụng lên từ trường dây quấn stato tạo nên momen quay trên truch động cơ thực hiện biến đổi điện năng thành cơ năng.
- Nếu từ trường tạo nên bởi dây quấn stato phân bố theo hình sin trên lõi thép thì động cơ chạy êm.
1.1.2. Các yêu cầu cơ bản
- Trị số điện áp giữ các pha bằng nhau.
- Các pha phải đặt lệch nhau 1200 hoặc 2400.
- Điện trở và điện kháng các pha phải bằng nhau(động cơ 3 pha).
- Các số nhánh song song đảm bảo đấu đúng.
- Dây quấn phải có cách điện giữa các pha, các vòng dây, cách điện với vỏ đảm bảo ứng suất cơ khi ngắn mạch bên ngoài.
- Khi động cơ mang tải bình thường động cơ không được phát nóng quá trị số cho phép.
1.2. Phân loại dây quấn
- Căn cứ vào số cạnh tác dụng trong mỗi rãnh chia ra: Dây quấn 1 lớp và dây quấn 2 lớp.
+ Dây quấn 1 lớp: Trong mỗi rãnh có 1 cạnh tác dụng.
+ Dây quấn 2 lớp: Trong mỗi rãnh có 2 cạnh tác dụng; 1 cạnh ở lớp trên, 1 cạnh ở lớp dưới.
- Căn cứ vào hình dạng của nhóm bối dây ta có:
+ Dây quấn đồng tâm:
Dây quấn đồng tâm 3 mặt phẳng. Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng. Dây quấn đồng tâm xếp lớp.
+ Dây quấn đồng khuôn.
Dây quấn đồng khuôn 1 lớp. Dây quấn đồng khuôn 2 lớp. Dây quấn đồng khuôn móc xích.
- Căn cứ vào giá tri của q: + Dây quấn q nguyên.
+ Dây quấn q phân số.
1.3. Các thông số cơ bản của sơ đồ dây quấn stato động cơ.
1.3.1. Cực từ:
*. Định nghĩa: Cực từ là được hình thành bởi một bối dây hay nhóm bối dây sao cho khi dòng điện đi qua sẽ tạo được các từ cực N, S xen kẽ kế tiếp nhau trong cùng các nhóm bối dây của 1 pha, số lượng từ cực N, S luôn là số chẳn.
Quy ước: Khi nhìn đối diện cực từ nếu chiều dòng điện đi tư trên xuống dưới thì nó là cực nam (S), ngược lại là cực bắc (N). *.
Bước cực từ: Là bề rộng của một cực từ hay là khoảng cách giữa hai tâm cực từ kế cận nhau.
Hình 3.1: Sự hình thành cực từ
1.3.2. Bối dây:
* Bối dây được biểu diễn trong hình 3.2. Là một hay nhiều vòng dây được quấn định hình theo một kích cỡ nào đó và đặt vào trong rãnh của lõi thép. Trên sơ đồ dây quấn, bối dây được thể hiện bằng hình vẽ một nét.
* Bối dây gồm có:
- Cạnh tác dụng: Là một hay nhiều vòng dây được quấn định hình theo kích cỡ nào đó và đặt vào trong rãnh của lõi thép, mỗi bối dây có 2 cạnh tác dụng.
- Phần đầu nối: Là phần dây quấn không nằm trong lõi thép mà dùng để nối liên kết 2 cạnh tác dung lại với nhau.
- Bước bối dây (bước dây quấn y): Là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng của cùng một bối dây y=7-1=6 rãnh.
Ký hiệu là Y ,bước quấn Y tuỳ theo các hình thức quấn dây có thể là bước đủ, bước dài hay bước ngắn. Để thuận tiện trong việc vẽ và đọc sơ đồ, người ta qui ước trục của bối dây và đầu đầu (Đ), đầu cuối (C) của bối dây như hình 13.2b.
Hình 3.2
1.3.3. Nhóm bối dây:
Bao gồm một hoặc nhiều bối dây mắc nối tiếp nhau. Mỗi nhóm bối có hai đầu dây ra (hình 3.3).
Hình 3.3:Nhóm bối dây phân loại theo hình dạng
1.3.4. Cuộn dây pha:
Là bao gồm các nhóm bối dây của một pha được nối với nhau theo nguyên tắc đấu dây tạo thành cuộn dây pha.
1.3.5. Nguyên tắc đấu cực của bộ dây Stato
- Số nhóm bối dây trong 1 pha bằng số cực từ (2p) (đấu dây cực từ thật): đấu cuối cuộn dây này với cuối cuộn dây kia và đầu cuộn dây này với đầu cuộn dây kia (Đấu đầu- đầu, cuối - cuối). - Số nhóm cuộn dây trong 1 pha bằng số đôi cực (p) (đấu dây cực từ giả): đấu cuối cuộn dây này với đầu cuộn kia (đấu đầu -cuối và cuối - đầu)
Hình 3.4
1.3.6. Số rãnh của một pha phân bố dưới một cực từ. Ký hiệu: q, đơn vị: rãnh
(rãnh) m: số pha
1.3.7. Góc lệch pha giữa hai pha liên tiếp.
A-B-C= 2q+1 (rãnh)
2. Các kiểu sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ ba pha (q là số nguyên)
2.1. Dây quấn 1 lớp
2.1.1. Dây quấn đồng tâm một lớp
* Đặc điểm: các cuộn dây có hình dạng giống nhau nhưng kích thước khác nhau được nối với nhau thành một cuộn dây mỗi cuộn dây có hai cạnh tác dụng nằm trong các rãnh khác nhau được tính khoảng cách bằng bước dây quấn y.
Số cuộn dây trong một pha phụ thuộc vào số rãnh dưới 1 cực của một pha. Ví dụ Z=24; 2p=4; m=3 thì q=2 rãnh
* Sơ đồ trải dây quấn đồng tâm một lớp
Hình 3.4: Sơ đồ trải dây quấn động cơ 3 pha kiểu đồng tâm một lớp có Z=24; 2p=4; m=3
Hình 3.5: Sơ đồ trải dây quấn động cơ 3 pha kiểu đồng tâm một lớp có Z=36; 2p=4; m=3
Hình 3.6: Sơ đồ trải dây quấn động cơ 3 pha kiểu đồng tâm bổ đôi có Z=24; 2p=2; m=3
2.1.2. Dây quấn đồng khuân một lớp
- Đặc điểm: các bối dây có hình dạng và kích thước giống nhau, mỗi rãnh chỉ đặt một cạnh tác dụng cộn dây nên có iu điểmlà khi quấn chỉ cần 1 kích thước khuôn, bộ dây đẹp.
- Sơ đồ trải:
Hình 3.7: Sơ đồ trải dây quấn động cơ 3 pha kiểu đồng khuân một lớp có Z=24; 2p=4; m=3
Hình 3.8: Sơ đồ trải dây quấn động cơ 3 pha kiểu đồng khuôn một lớp có Z=36; 2p=4; m=3
Hình 3.9: Sơ đồ trải dây quấn động cơ 3 pha kiểu đồng khuôn một lớp có Z=36; 2p=6; m=3
2.2. Dây quấn 2 lớp kiểu xếp
2.2.1. Dây quấn xếp kép bước đủ
Dùng với nhiều động cơ cỡ trung bình do có những đặc tính iu việt mà dây quấn xếp đơn không có như:
- Chọn được bước dây quấn thích hợp nhất để cỉa thiện đường cong sức điện động từ trường quay
- Chọn được số rãnh dưới 1 cực của 1 pha là phân số
- Tiết kiệm vật liệu, có thể quấn nhiều bối dây trên 1 máy.
- Tuy nhiên do nhiều bối dây chồng chéo nhua nên khó cách điện các pha.
Hình 3.10: Sơ đồ trải dây quấn động cơ 3 pha kiểu đồng khuôn hai lớp bước đủ có Z=36; 2p=4; m=3