Phân Loại Giấy Tờ Có Giá Và Ý Nghĩa Của Việc Phân Loại

Như vậy, quyền tài sản của chủ thể sở hữu GTCG theo quy định của Luật CCCCN chính là quyền của người thụ hưởng trong việc yêu cầu người phát hành, người bị ký phát thanh toán một số tiền xác định vào một thời điểm xác định cho người thụ hưởng. Quyền yêu cầu của người thụ hưởng xuất phát từ việc người ký phát, người phát hành thực hiện phát hành CCCN trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cho vay, giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật.

Cũng xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định, nhưng quyền tài sản của chủ sở hữu chứng khoán lại là quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn góp của tổ chức phát hành. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán thì chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

Tùy thuộc vào loại chứng khoán khác nhau (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán hay hợp đồng góp vốn đầu tư) mà quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán loại đó sẽ có nội dung và phạm vi khác nhau. Ví dụ, loại chứng khoán là "Quyền mua cổ phần" sẽ "mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định" [22, khoản 6 Điều 6] còn loại chứng khoán là "Hợp đồng góp vốn đầu tư" sẽ "mang lại cho người góp vốn lợi nhuận và được phép chuyển đổi thành chứng khoán khác" [26, khoản 8a Điều 6].

Như vậy, giấy tờ có giá dù là loại nào đi nữa thì cũng luôn mang đặc điểm là bằng chứng xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định, tuy rằng nội dung và phạm vi của quyền tài sản mà loại GTCG đó ghi nhận là không giống nhau.

Thứ hai, giấy tờ có giá trị giá được bằng tiền.

Một trong những đặc điểm nổi bật khác của GTCG đó là GTCG có thể trị giá được bằng tiền, nghĩa là có thể hoán đổi GTCG thành tiền.

Thật vậy, qua khái niệm về GTCG như đã phân tích ở trên có thể thấy rằng vì bản thân GTCG xác nhận quyền yêu cầu trả nợ, quyền yêu cầu thanh toán một khoản tiền trong một thời hạn nhất định và khoản tiền đó luôn được xác định rõ trên GTCG nên GTCG có thể trị giá bằng tiền.

Đặc điểm trị giá được bằng tiền của GTCG thể hiện rất rõ trong các mối quan hệ pháp lý liên quan đến GTCG như quan hệ giữa người sở hữu GTCG với tổ chức phát hành GTCG để huy động vốn, quan hệ chiết khấu, tái chiết khấu GTCG hay bảo đảm tiền vay bằng GTCG.

Trong mối quan hệ giữa người sở hữu GTCG với tổ chức phát hành GTCG, khi đến hạn thanh toán của GTCG, người sở hữu GTCG có quyền yêu cầu tổ chức phát hành trả nợ một khoản tiền bằng mệnh giá của GTCG cộng với số tiền lãi tính trên mệnh giá GTCG. Như vậy, đến ngày đáo hạn, GTCG đã được quy ra một khoản tiền và tổ chức phát hành có nghĩa vụ trả cho người sở hữu số tiền đó.

Xét trong mối quan hệ chiết khấu GTCG, khi bên nhận chiết khấu đồng ý chiết khấu GTCG của khách hàng thì bên nhận chiết khấu phải trả cho khách hàng số tiền chiết khấu (gọi là giá chiết khấu) dựa trên giá trị GTCG khi đến hạn thanh toán, lãi suất chiết khấu và thời hạn còn lại của GTCG.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG, mức cho vay được xác định dựa trên giá trị của GTCG. Mức cho vay thường không vượt quá giá trị của GTCG.

Ngoài ra, đặc điểm trị giá được bằng tiền của GTCG còn thể hiện ở chỗ, có nhiều loại GTCG còn được coi như tiền, làm phương tiện thanh toán trong thị trường. Khoản 1 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN (số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003) trước đây đã từng quy định GTCG là một loại tiền tệ theo đó tiền tệ là phương tiện thanh toán, bao gồm tiền giấy, kim loại và các giấy tờ có giá như tiền. Mặc dù vậy, trên thực tế, các loại GTCG tuy có giá trị như tiền nhưng được sử dụng trong các giao dịch

Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 3

dân sự thông thường hạn chế hơn so với tiền hoặc chỉ được dùng làm phương tiện lưu thông giữa một số chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật (ví dụ, séc).

Thứ ba, người sở hữu giấy tờ có giá có thể chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự.

Đặc điểm đặc trưng khác của GTCG đó là GTCG được chuyển nhượng, tức là người sở hữu GTCG có thể chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự.

Pháp luật hiện hành xem GTCG là một loại tài sản, vì vậy, người sở hữu GTCG được quyền chuyển nhượng GTCG cho chủ thể khác theo cách thức và thông qua các hình thức giao dịch phù với quy định của pháp luật như mua, bán, cho, tặng, trao đổi, thừa kế,...

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người sở hữu GTCG đều có thể tự do chuyển nhượng quyền sở hữu GTCG đó cho người khác. Thực tế, việc chuyển nhượng quyền sở hữu GTCG trong nhiều trường hợp là không được thực hiện hoặc thực hiện trong những điều kiện, giới hạn nhất định.

Việc một GTCG không được hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thường do loại GTCG đó thuộc trường hợp pháp luật quy định không được chuyển nhượng. Các văn bản pháp luật hiện hành như Luật CCCCN, Luật Doanh nghiệp, Quy chế phát hành GTCG, Luật Các TCTD … quy định rất cụ thể các trường hợp cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng GTCG, đặc biệt GTCG là cổ phiếu hoặc CCCN.

Ngoài ra, giấy tờ có giá không được hoặc bị hạn chế chuyển nhượng do tình trạng pháp lý của GTCG đó tại thời điểm xác lập giao dịch chuyển nhượng chưa thỏa mãn hết các điều kiện để được tham gia giao dịch (ví dụ, cổ phiếu mà cổ đông chưa thanh toán hết tiền mua cổ phiếu hoặc cổ phiếu mà các bên thỏa thuận không được dùng làm tài sản bảo đảm).

Việc xem xét một loại GTCG cụ thể có được tự do chuyển nhượng cho chủ thể khác hay không có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các giao dịch dân sự liên quan đến GTCG như giao dịch tặng, cho, mua bán, giao dịch bảo đảm bằng GTCG. Nếu một người sở hữu loại GTCG thuộc diện không được chuyển nhượng hoặc hạn chế chuyển nhượng thì người đó sẽ không thể chuyển nhượng GTCG đó cho chủ thể khác hay nếu muốn chuyển nhượng thì phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật đã đặt ra hoặc tổ chức phát hành đã ấn định.

Như vậy, GTCG bản thân nó là một loại tài sản có ba đặc điểm đặc trưng cơ bản là xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định, trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự. Đây là ba đặc điểm để nhận biết GTCG và để phân biệt GTCG với các loại giấy tờ khác, cũng như với loại tài sản khác.

1.1.3. Phân loại giấy tờ có giá và ý nghĩa của việc phân loại

Các loại GTCG tồn tại theo các hình thức pháp lý khác nhau. Mỗi loại GTCG có đặc trưng riêng. Tuy nhiên, căn cứ vào các tiêu chí nhất định, GTCG được phân loại thành các nhóm trong đó GTCG thể hiện được một số đặc điểm chung. Sau đây là một số tiêu chí phân loại cơ bản về GTCG:

Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn của GTCG, GTCG được phân thành GTCG dài hạn và GTCG ngắn hạn.

Giấy tờ có giá ngắn hạn: "là GTCG có thời hạn dưới một một năm bao gồm kỳ phiếu, tín phiếu và các GTCG ngắn hạn khác" [12, Khoản 4 Điều 4].

Giấy tờ có giá dài hạn: "là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên, bao gồm trái phiếu và các GTCG dài hạn khác" [12, Khoản 5 Điều 4].

Thời hạn GTCG là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày đến hạn thanh toán.

Việc phân loại GTCG theo thời hạn của GTCG có ý nghĩa quan trọng trong các giao dịch liên quan đến GTCG như mua, bán, tặng cho… đặc biệt là

giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay bằng GTCG và giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu GTCG của NHNN hoặc TCTD.

Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG, thời hạn của GTCG là cơ sở để NHNN và các TCTD xác định thời hạn cho vay trên cơ sở đảm bằng GTCG. Thời hạn cho vay không quá thời hạn còn lại của GTCG. Thời gian gia hạn nợ không vượt quá ngày đến hạn của GTCG. Ngoài ra, trong giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu GTCG thì "thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu không vượt quá thời hạn còn lại của giấy tờ có giá" [11, Khoản 1 Điều 9].

Thứ hai, căn cứ vào chủ thể phát hành GTCG, các GTCG được chia thành GTCG do TCTD phát hành và GTCG do các tổ chức khác phát hành.

Giấy tờ có giá do TCTD phát hành là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua bao gồm tín phiếu, trái phiếu và các GTCG khác.

Các tổ chức khác phát hành GTCG như doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân. Các loại GTCG do các tổ chức này phát hành chủ yếu là trái phiếu, cổ phiếu (đối với doanh nghiệp) và có thể liệt kê một số loại GTCG như dưới đây:

- Trái phiếu doanh nghiệp: "là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu" [2, Khoản 1 Điều 2].

- Trái phiếu Chính phủ: "là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước" [5, Khoản 1 Điều 2].

- Trái phiếu chính quyền địa phương: "là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương" [5, Khoản 3 Điều 2].

- Tín phiếu kho bạc: "là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam. Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần" [5, khoản 1 Điều 10].

- Trái phiếu kho bạc: "là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một

(01) năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi" [5, Khoản 2 Điều 10].

- Công trái xây dựng Tổ quốc: "là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và được phát hành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước" [5, Khoản 3 Điều 10].

Thứ ba, dựa vào hình thức của GTCG, GTCG được phân thành GTCG ghi danh (ghi tên) và GTCG vô danh (không ghi tên).

Giấy tờ có giá ghi danh: "là GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu" [12, Khoản 4 Điều 4].

Giấy tờ có giá vô danh: "là GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ GTCG" [12, Khoản 5 Điều 4].

Như vậy, đối với GTCG ghi danh thì người sở hữu GTCG được ghi rõ trên GTCG. Số lượng người sở hữu GTCG có thể chỉ là một cá nhân, một tổ chức, pháp nhân hoặc có thể là nhiều cá nhân, nhiều tổ chức, nhiều pháp nhân hoặc vừa tổ chức vừa là cá nhân nhưng luôn xác định được. Chính vì vậy, chỉ có những chủ thể được ghi tên trên GTCG mới có quyền quyết định chuyển nhượng GTCG cho chủ thể khác thông qua việc bán, tặng cho, để lại thừa kế,... Thủ tục chuyển quyền sở hữu loại GTCG này cho chủ thể khác thường phức tạp khi phải đăng ký và phải có xác nhận của cơ quan phát hành GTCG đó.

Trong nhiều trường hợp, pháp luật còn đưa ra các điều kiện đối với người sở hữu GTCG ghi danh và hạn chế việc chuyển nhượng đối với loại giấy tờ này như cổ phần của một số đối tượng nhất định phải được phát hành dưới hình thức cổ phiếu có ghi tên và việc chuyển nhượng cổ phần của những đối tượng này thực hiện thủ tục xin chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 14 Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 4 tháng 9 năm 2001 của Thống đốc NHNN quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại nhà nước và nhân dân).

Đối với GTCG vô danh, trên GTCG không ghi tên người sở hữu, giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó. Do đó, việc chuyển quyền sở hữu GTCG vô danh sẽ đơn giản hơn so với chuyển giao quyền sở hữu GTCG ghi danh, không cần thông qua thủ tục đăng ký, xác nhận của cơ quan phát hành GTCG. Ngoài ra, vì GTCG vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ GTCG nên pháp luật quy định người sở hữu GTCG vô danh phải tự chịu trách nhiệm về việc bảo quản GTCG và tổ chức phát hành sẽ không chịu trách nhiệm trong các trường hợp GTCG vô danh bị mất cắp hoặc bị sử dụng với mục đích lừa đảo (Khoản 6 Điều 6 Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch/trung tâm giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Thứ tư, căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn, GTCG được phân thành GTCG thuộc công cụ nợ và GTCG thuộc công cụ vốn.

Một tài sản tài chính mang lại cho người nắm giữ nó "quyền hưởng một khối lượng tiền cố định, được ấn định trước", được gọi là công cụ nợ (debt instrument), như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty, hay các khoản cho vay. Một tài sản tài chính mà buộc người phát hành phải trả cho người nắm giữ "một số tiền căn cứ vào lợi nhuận thu được (nếu có)", sau khi đã thanh toán xong những khoản nghĩa vụ, được gọi là công cụ vốn (equity instrument), như cổ phiếu.

Nếu xét về mặt hình thức cũng như bản chất của GTCG, thì GTCG thuộc công cụ nợ là loại GTCG có mệnh giá, có thời hạn, có lãi suất, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu GTCG đó (người sở hữu GTCG là chủ nợ của tổ chức phát hành). Giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn là loại GTCG có mệnh giá, xác nhận vốn góp của người sở hữu GTCG tại tổ chức phát hành (người sở hữu GTCG là chủ sở hữu tổ chức phát hành).

Như vậy, dựa vào định nghĩa về công cụ nợ và công cụ vốn như vừa nêu thì GTCG thuộc công cụ nợ gồm kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu và GTCG thuộc công vụ vốn có cổ phiếu.

Sự khác nhau cơ bản giữa GTCG thuộc công cụ vốn và GTCG thuộc công cụ nợ là số tiền mà người nắm giữ GTCG đó được tổ chức phát hành GTCG thanh toán có cố định và có được ấn định trước hay không. Đối với GTCG thuộc công cụ nợ, số tiền được thanh toán (gốc, lãi) đã được xác định rõ trên GTCG, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành. Còn GTCG thuộc công cụ vốn thì số tiền lãi được trả căn cứ vào lợi nhuận mà tổ chức phát hành thu được. Ngoài ra, giá trị của GTCG thuộc công vụ vốn cũng luôn biến động trên thị trường.

Chính sự khác biệt giữa hai loại GTCG này sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư GTCG của nhà đầu tư trên thị trường, cũng như ảnh hưởng đến chính sách cho vay có bảo đảm bằng GTCG của các tổ chức, cá nhân cho vay. Những nhà đầu tư muốn có khoản thu nhập ổn định từ GTCG sẽ đầu tư vào GTCG thuộc công cụ nợ vì số tiền thu được từ loại GTCG đó đã được xác định trước, không phụ thuộc vào biến động của thị trường và ít rủi ro. Những nhà đầu tư "thích mạo hiểm" lại đầu tư vào GTCG thuộc công cụ vốn vì khoản thu mà nhà đầu tư thu được có thể sẽ rất cao khi thị trường tốt và nhưng có thể xuống thấp khi thị trường không ổn định, người sở hữu GTCG loại này lại có các quyền và lợi ích hợp pháp khác với tư cách là chủ sở hữu tổ chức phát hành (ví dụ, người sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí