Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay - 10

bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động và kết luận của Ban kiểm soát, hạn chế được việc Hội đồng quản trị thâu tóm, mua chuộc tất cả hoặc đa số thành viên trong Ban kiểm soát để bưng bít những giao dịch tư lợi trước khi Đại hội đồng cổ đông diễn ra.


Thứ ba, quy định rò nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý của Ban kiểm soát


Như đã phân tích ở trên, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp hiện tại không nêu rò trách nhiệm mà Ban kiểm soát phải gánh chịu nếu như không làm tròn vai trò của mình.


Liên quan đến quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và vai trò trung gian của Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 25 Nghị định 102, cần có những quy định đặt ra về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý đối với Ban kiểm soát trong trường hợp (i) Ban kiểm soát không tiến hành khởi kiện khi có căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của người quản lý công ty hoặc (ii) Ban kiểm soát đứng về phía người quản lý công ty nhằm xoá bỏ chứng cứ, gây cản trở, khó khăn cho cổ đông, nhóm cổ đông trực tiếp thực hiện quyền khởi kiện. Chỉ khi có những quy định như vậy, vai trò trung gian bảo vệ cổ đông của Ban kiểm soát mới được thực hiện trên thực tế, khi đó, lợi ích của cổ đông và công ty mới được bảo đảm.


Do đó, để các thành viên Ban kiểm soát nhận thức được trách nhiệm của mình khi thực hiện nhiệm vụ, cũng như “lo lắng” đến hậu quả họ phải gánh chịu nếu không làm tròn vai trò của mình, Luật Doanh nghiệp đưa ra các quy định theo hướng cụ thể, chi tiết và đầy đủ về trách nhiệm pháp lý đối với Ban kiểm soát khi họ không làm tròn vai trò của mình, cũng như trong trường hợp Ban kiểm soát vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Ví dụ, có thể tham khảo các thông lệ về quản trị công ty, tất cả các thành viên của Ban kiểm soát phải ký vào báo cáo của Ban kiểm soát và:

- Người không ký vào báo cáo sẽ phải giải thích lý do; hoặc

Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay - 10

- Chỉ ra ai là thành viên từ chối ký báo cáo mà không giải thích lý do từ chối.


Hơn nữa, thành viên Ban kiểm soát tham dự họp Đại hội đồng cổ đông nên dành cho cổ đông cơ hội để hỏi và thảo luận kết quả thẩm tra của Ban kiểm soát.


Thứ tư, thành lập một bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc Ban kiểm soát để giúp Ban kiểm soát thực hiện chức năng của mình.


Thực tế hoạt động của Ban kiểm soát tại công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty đại chúng, công ty niêm yết đã nêu ở trên đã chỉ ra rằng, Ban kiểm soát không làm tròn vai trò của mình do không đủ nguồn nhân lực, cũng như việc thiếu vắng một bộ máy giúp việc trong quá trình hoạt động.


Việc thành lập một bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập là một giải pháp bổ sung nguồn nhân lực, tăng cường bộ máy giúp việc cho Ban kiểm soát. Thực tế, trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định cụ thể về chức năng kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc Ban kiểm soát để tạo điều kiện cho Ban kiểm soát thực hiện tốt hơn chức năng, vai trò của mình. Những quy định này cũng cần được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp và bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập cũng đã đến lúc xuất hiện trong cơ cấu tổ chức của Ban kiểm soát, để hỗ trợ đắc lực cho Ban kiểm soát thực hiện chức năng của một cơ quan kiểm tra, giám sát thực sự.


Bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập cần am hiểu hoạt động kinh doanh cốt lòi của doanh nghiệp từ đó xác định ra các rủi ro có thể phát sinh, các kiểm soát cần phải thiết lập để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, hiểu các yêu cầu, quy định doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, có kinh nghiệm thực hiện các công việc rà soát, kiểm toán.


Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống quản trị doanh

nghiệp (ERP) ghi nhận các nghiệp vụ tài chính, sử dụng ERP làm công cụ quản lý tự động cho một số các quy trình như quy trình mua/bán, quản lý tài chính, ngân sách do đó bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập cũng cần có kiến thức công nghệ thông tin để có thể thực hiện công việc rà soát, kiểm toán số liệu tài chính một cách hiệu quả.


Thứ năm, quy định về thù lao Ban kiểm soát rò ràng, độc lập với việc đề xuất của Hội đồng quản trị


Vấn đề thù lao là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động của Ban kiểm soát công ty. Thành viên Ban kiểm soát, xét cho cùng, cũng là những người lao động làm công ăn lương và việc kiểm soát lại “những ông chủ” trực tiếp quyết định thu nhập của họ là điều không phải ai cũng dám làm.


Chính vì vậy, cần có những quy định để đảm bảo rằng, thành viên Ban kiểm soát sẽ không còn “bận tâm và lo lắng” về vấn đề thù lao khi thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát của mình.


Theo đó, Luật Doanh nghiệp nên quy định bổ sung cơ chế công khai thù lao thành viên Ban kiểm soát cũng như cơ sở, cách thức hưởng thù lao và các lợi ích khác các thành viên Ban kiểm soát. Quyết định vấn đề mức thù lao cho thành viên Ban kiểm soát cần có những cân nhắc khi trao nó cho Hội đồng quản trị xem xét đề đạt trước khi trình lên Đại hội đồng cổ đông.


Thứ sáu, quy định về việc công bố báo cáo của Ban kiểm soát


Báo cáo của Ban kiểm soát thường được trình cho Đại hội đồng cổ đông vào mỗi kỳ họp. Thời gian giữa các kỳ họp lại quá xa và như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không còn tính thời sự. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành về chế độ kế toán, các báo cáo hàng năm của công ty cổ phần phải nộp cho cơ quan thuế chỉ gồm bản

cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính [3].


Trong quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng, nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm cũng chỉ bao gồm các tài liệu trên [2].


Như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không phải là tài liệu bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định. Như đã nêu ở trên, báo cáo của BKS là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp từ góc độ mà các bản báo cáo tài chính không đề cập đến. Thông tin trong báo cáo của Ban kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Do đó, cần phải xem xét việc yêu cầu công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của Ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính.


Tiểu kết:


Ban kiểm soát là một trong những ban góp phần tạo nên sức mạnh của quản trị nội bộ doanh nghiệp, thu hút được phần nào sự quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Sự tác động cân bằng giữa các bộ phận là đối ứng, chỉ có điều sự tác động, chi phối của Ban kiểm soát này còn mờ nhạt do thói quen tập tục gia trưởng của một thiết chế “gia tộc” – của lối kinh doanh theo mô hình kiểu gia đình truyền thông. Không quen có sự kiểm soát từ bất kỳ nguồn nào từ bên ngoài. Với đặc tính doanh nghiệp kinh doanh là công ty cổ phần, người ta hiểu:


- Chủ đầu tư tương lai chỉ bỏ vốn mua doanh nghiệp khi họ được thực hiện quyền làm chủ và các quyền lợi họ được đảm bảo;

- Công bố, minh bạch thông tin sẽ đem lại sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, đảm bảo tính chắc chắn về những gì họ đánh đổi bằng tiền của họ thông qua đầu tư;

- Một đội ngũ lãnh đạo có uy tín sẽ là một chỗ dựa vững chắc cho những người ủy thác vốn đầu tư [15].

Đảm bảo những thuộc tính đó, là gắn với nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát mà Luật Doanh nghiệp đã quy định. Có thể nhận định và rút ra trong hoạt động của công ty cổ phần để thấy được nguyên nhân và những khó khăn tất yếu đã, đang và sẽ vướng mắc trong quá trình nội bộ nói chung và Ban kiểm soát nói riêng


3.2.2. Những giải pháp bổ trợ khác


Bên cạnh những giải pháp pháp lý nêu trên, thực tế triển khai các quy định pháp luật về Ban kiểm soát cần xem xét đến những giải pháp bổ trợ nhằm thiết lập một cơ chế thực thi có hiệu quả các quy định này.


Nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của Ban kiểm soát


Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra, nhằm thực thi các nhiệm vụ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và cổ đông, nhưng đang thể hiện vai trò khá mờ nhạt. Nhận thức chưa đúng đắn về vai trò của Ban kiểm soát là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu hiệu quả của Ban kiểm soát.


Về phía Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty: thực tế tại các công ty cổ phần cho thấy, đang có sự nhầm lẫn ngay từ trong nhận thức của lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty không biết vô tình hay hữu ý quên rằng Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, mà coi đó như một phòng, ban trong công ty.


Trong khi đó, về phía Ban kiểm soát: chính những thành viên Ban kiểm soát lại có tâm lý coi mình được ông chủ doanh nghiệp cất nhắc, nên giống như “cánh tay nối dài” của Ban lãnh đạo công ty.


Về phía cổ đông công ty: lập ra Ban kiểm soát để bảo vệ lợi ích cho mình nhưng đôi khi chính cổ đông lại không hiểu đúng vai trò của họ. Đại hội đồng cổ đông chỉ họp một, hai lần trong một năm và mỗi phiên họp thường diễn ra trong một ngày. Do đó, có trường hợp, do thời gian quá gấp rút, Đại hội đồng cổ đông chỉ

kịp bầu ra Ban kiểm soát, và trao quyền cho chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát.


Như vậy, bản thân các thiết chế nội bộ trong công ty còn có những nhận thức không đúng đắn, không đầy đủ hoặc xem nhẹ vai trò của Ban kiểm soát đã dẫn đến việc Ban kiểm soát được xây dựng và hoạt động một cách hời hợt, thành lập đủ ban bệ trong công ty, chức năng giám sát, kiểm tra trong nội bộ công ty không được thực thi hoặc thực thi không hiệu quả.


Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện về thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát, cần thiết phải thay đổi nhận thức của các thiết chế trong công ty về vai trò của Ban kiểm soát.


Ban kiểm soát không thể hoạt động thực chất và hiệu quả khi Ban kiểm soát đó

(i) được thành lập bởi những cổ đông không cần đến Ban kiểm soát bảo vệ cho lợi ích của họ, lợi ích của công ty (thông qua việc để cho Hội đồng quản trị xây dựng quy chế hoạt động của Ban kiểm soát…), (ii) Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc chi phối , điều khiển hoạt động của Ban kiểm soát và (iii) bản thân thành viên Ban kiểm soát cũng không biết hoặc bỏ mặc cho những sai phạm, những vấn đề mình cần phải phát hiện, kiểm tra, giám sát hoặc “vào hùa” với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc.


Ban kiểm soát sẽ có điều kiện thể hiện được vai trò của mình khi có một khung pháp lý hoàn thiện về tổ chức, hoạt động của Ban kiểm soát và bản thân các thành viên Ban kiểm soát và các thiết chế khác trong công ty nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của Ban kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động của công ty.


Ban kiểm soát cần tăng cường “bản lĩnh” của mình


Theo thông lệ về quản trị công ty, để hoàn thành nhiệm vụ, cũng như phát huy đúng vị trí của mình, Ban kiểm soát phải dám “nói ngược” với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty về những hành vi vi phạm pháp luật và Điều lệ công ty của

Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đạo công ty, chứ không thể là người “dễ bảo” như thường thấy.


Theo đó, Ban kiểm soát phải gồm những "người hay cãi", dám đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm điều lệ công ty của Hội đồng quản trị. Ban Giám đốc công ty, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, cổ đông...


Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về Ban kiểm soát sẽ là điều kiện tốt để Ban kiểm soát thể hiện được vai trò kiểm soát Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của mình. Bởi lẽ, khi đã là một cơ quan độc lập (độc lập về cả tài chính và vị trí công tác), được các quy định pháp luật và Điều lệ công ty trao quyền, được các cổ đông tin tưởng và kỳ vọng, Ban kiểm soát sẽ có thêm sự tự tin đến đứng lên đấu tranh với những sai phạm của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc. Một Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong quản trị nội bộ công ty cổ phần, tạo điều kiện để phát triển một công ty phát triển bền vững.


Tăng cường chuyên môn của Ban kiểm soát


Bên cạnh việc bổ sung các quy định pháp luật về chuyên môn bắt buộc đối với những thành viên Ban kiểm soát, thiết nghĩ, bản thân các thành viên Ban kiểm soát với vai trò giám sát “tối quan trọng” của mình đối với hoạt động của công ty, cần phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của mình.


Ngoài ra, bản thân công ty cổ phần cần thiết xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo dành riêng cho Ban kiểm soát để Ban kiểm soát có điều kiện bổ sung, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu đối với vị trí công việc.


KẾT LUẬN


Quản trị tốt công ty hiện nay là một điều kiện tiên quyết cho công ty có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường khốc liệt. Sức mạnh của công ty phần nhiều đến từ cơ chế quản trị có hiệu quả, dưới sự hòa hợp của các thành phần cấu thành cấu trúc quản trị trong công ty.


Luật Doanh nghiệp 2005 đã xây dựng nên một cấu trúc quản trị tương đối hoàn thiện để các công ty có thể áp dụng. Đó là một cấu trúc có thể chế ước và phân quyền giữa các bộ phận trong cấu trúc một cách có hiệu quả. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan bầu ra cả Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, do đó, Ban kiểm soát có quyền lực độc lập để có thể giám sát hoạt động quản trị của Hội đồng quản trị một cách thiết thực mà Hội đồng quản trị vẫn có đủ quyền lực để điều hành hoạt động của công ty. Học tập từ những mô hình quản trị đi trước với những ưu và nhược điểm của nó, cấu trúc quản trị nội bộ của Việt Nam được các nhà làm luật thiết kế khá sáng tạo và hiệu quả.


Những nỗ lực xây dựng một thiết chế Ban kiểm soát tốt trong công ty là một bằng chứng cho lòng quyết tâm củng cố, làm lành mạnh hóa và phát triển khối doanh nghiệp Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và ổn định cho toàn nền kinh tế trong tiến trình hội nhập quản trị công ty theo phương thức kiểu nước ngoài. Hi vọng với những tín hiệu đổi mới của thời đại, cấu trúc quản trị nội bộ của Việt Nam cũng sẽ có những đổi mới phù hợp hơn nhằm góp phần cho các công ty cổ phần Việt Nam có được một hệ thống tốt đẹp hơn cho hoạt động của mình.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí