Giai Đoạn Lựa Chọn Quy Phạm Pháp Luật Áp Dụng Đối Với Bị Cáo

án đã được HĐXX lập biên bản thu giữ theo qui định, và được xem xét, đánh giá trong quá trình xét xử vụ án. Theo pháp luật TTHS thì chứng cứ được xác định bằng: vật chứng, lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, kết luận giám định, biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Việc đánh giá chứng cứ của HĐXX không chỉ diễn ra trong quá trình nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị cho hoạt động xét xử sơ thẩm mà còn diễn ra trong hoạt động xét xử tại phiên tòa. Đặc biệt theo yêu cầu của cải cách tư pháp đang đặt ra hiện nay thì việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

HĐXX muốn đánh giá chứng cứ tại phiên tòa thì thực hiện thông qua việc xét hỏi đối với bị cáo và những người tham gia tố tụng (trừ người bào chữa) đồng thời thông qua quá trình phân tích, đánh giá các quan điểm, chứng cứ do các bên tham gia để có những kết luận chính xác, khách quan.

Trong các bước của quá trình giải quyết vụ án xét hỏi tại phiên tòa là bước quan trọng để HĐXX đánh giá chứng cứ một cách toàn diện, khách quan. Đây được xem là cuộc điều tra công khai, trong đó HĐXX không chỉ hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng mà còn công bố tài liệu, lời khai, chứng cứ và những nội dung liên quan tới vụ án. Thông qua đó, HĐXX kiểm tra tính khách quan, chính xác của các chứng cứ trong vụ án. Đối với những phiên tòa xét xử NCTN phạm tội, trong khi xét hỏi ngoài việc tuân thủ những yêu cầu chung trên đây để làm rò hành vi phạm tội, hậu quả do tội phạm gây ra còn phải chú trọng xác định rò độ tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội, điều kiện sinh hoạt, môi trường giáo dục, nguyên nhân và điều kiện phạm tội…

Trong phiên tòa đòi hỏi HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết về

từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự hợp lý không được bỏ qua một chi tiết nào, sự việc nào. Việc xét hỏi phải đảm bảo khách quan tránh lối xét hỏi mang định kiến chủ quan từ trước, áp đặt và truy bức người được hỏi. Để tránh sự phiến diện, chủ quan trong xét hỏi của HĐXX, pháp luật TTHS qui định tại phiên tòa xét xử ngoài HĐXX hỏi thì Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền được hỏi. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ; người giám định được hỏi về những vấn đề liên quan đến việc giám định. Nội dung lời khai theo câu hỏi do những người này đặt ra là sự bổ sung quan trọng và cần thiết giúp HĐXX nhìn nhận vấn đề trên dưới cách tiếp cận khác nhau để từ đó có những quyết định đúng đắn trong việc giải quyết vụ án.

Tại phiên tòa, cùng với hoạt động xét hỏi, HĐXX còn đánh giá chứng cứ thông qua việc xem xét vật chứng, xem xét thực địa nơi vụ án diễn ra hoặc địa điểm khác có liên quan, công bố lời khai của bị cáo và những người liên quan, công bố tài liệu, nhận xét báo cáo của các cơ quan tổ chức thu thập được một cách công khai trước phiên tòa. Ở mỗi vụ án khác nhau thì việc công khai nguồn chứng cứ nào là phù hợp, có ý nghĩa bổ sung cho việc xem xét giải quyết đúng đắn vụ án của HĐXX.

Theo qui định của BLTTHS đối với phiên tòa mà bị cáo là NCTN phạm tội có khác với phiên tòa thông thường. Để việc xét xử diễn ra khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật phải có đại diện gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên… Đây là những đại diện nắm bắt tâm tư và có khả năng hiểu biết tâm lý lứa tuổi này. Theo qui định tại Điều 207 BLTTHS năm 2003 thì những người này khi tham gia phiên tòa có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ để bảo vệ người chưa thành niên. Những ý kiến đó cần được HĐXX hết

sức quan tâm để xác định rò những vấn đề thuộc về tâm lý lứa tuổi, trình độ nhận thức và điều kiện sinh sống, giáo dục của bị cáo là NCTN. Khi mà trình độ hiểu biết và khả năng nhận thức của bị cáo là NCTN phạm tội còn hạn chế thì sự tham gia tố tụng và hoạt động tranh luận của những người này là sự đảm bảo quan trọng cho việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của NCTN phạm tội; đồng thời nó thể hiện tính dân chủ khách quan trong đánh giá chứng cứ đối với các vụ án có NCTN phạm tội. Chính vì vậy chủ tọa phiên tòa và HĐXX phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa xét xử bị cáo là NCTN phạm tội theo đúng qui định về thủ tục tố tụng đối với NCTN. Có như vậy việc đánh giá chứng cứ thông qua xét hỏi mới đảm bảo tính toàn diện khách quan, bảo vệ các quyền của bị cáo là NCTN và những người tham gia tố tụng khác.

Bên cạnh đó, đối với các phiên tòa sơ thẩm xét xử NCTN phạm tội, pháp luật tố tụng đã chú trọng ghi nhận quyền tranh luận của bị cáo thông qua qui định thực hiện quyền bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội qui định tại các Điều 57, Điều 58 và Điều 305 BLTTHS năm 2003.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tuy nhiên nếu chỉ thông qua xét hỏi tại phiên tòa để đánh giá chứng cứ và đi đến quyết định ADPL thì sẽ tránh khỏi chủ quan, phiến diện và thiếu dân chủ. Bởi lẽ hoạt động xét hỏi tại phiên tòa suy cho cùng vẫn chủ yếu được tiến hành bởi những người tiến hành tố tụng. Trong mô hình tố tụng thẩm vấn, HĐXX có tư cách là một bên công quyền, đối lại là bên người thực hiện hành vi phạm tội. Đối với bị cáo thường quyền năng bị hạn chế do pháp luật qui định và do ít có khả năng bảo vệ mình. Để khắc phục nhược điểm của tố tụng xét hỏi, pháp luật TTHS Việt Nam, đặc biệt là đến BLTTHS năm 2003 đã qui định rò hơn việc tranh luận tại phiên tòa. Để các tình tiết khách quan của vụ án được làm sáng tỏ thì việc tranh tụng tại phiên tòa là cần thiết. Tranh luận là sự đối đáp của các bên tham gia tại phiên tòa, thể hiện ý kiến, quan

điểm của mình về các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ cũng như lý lẽ của bên buộc tội (trong đó có quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát); lý lẽ gỡ tội của bên bị cáo. Theo qui định về tranh luận trong BLTTHS hiện hành thì những người tham gia tố tụng có quyền tranh luận với nhau và với Kiểm sát viên giữ quyền công tố để chứng minh và bảo vệ quyền lợi của mỗi người. Đồng thời Kiểm sát viên cũng có nghĩa vụ phải đáp lại những ý kiến có liên quan tới vụ án do những người tham gia tố tụng đưa ra. Ví như người làm chứng, người phiên dịch nêu ý kiến đòi hỏi Kiểm sát viên phải tiếp thu và trả lời. Tất cả những hoạt động tranh luận tại phiên tòa trên phải tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa và HĐXX, trên cơ sở tôn trọng các bên tham gia tranh luận. Có thể nói, HĐXX là người “cầm cân nẩy mực” sẽ tiếp thu thông tin nhiều chiều và có sự chắt lọc khách quan để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về chứng cứ được đưa ra tại phiên tòa, đó chính là cơ sở để HĐXX xem xét giải quyết đúng đắn vụ án.

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá - 6

Tóm lại, đây là giai đoạn đầu của quá trình áp dụng pháp luật của Tòa án trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội, nhưng đây là hoạt động chủ yếu chiếm phần lớn thời gian trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và có ý nghĩa quan trọng cho việc đạt tới mục đích ra văn bản áp dụng pháp luật của Tòa án.

1.2.2. Giai đoạn lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo

Lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo là bước tiếp theo rất quan trọng trong qui trình áp dụng pháp luật của Tòa án nhằm xác định bị cáo có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì phạm tội gì? Điều khoản nào của BLHS qui định về tội phạm ấy.

Lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo là một trong những nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình xét xử vụ án hình sự của Tòa án nói chung, xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với

bị cáo trong hoạt động xét xử của Tòa án là việc Tòa án xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bị cáo thực hiện phạm vào một tội nào đó được qui định trong BLHS. Cần lưu ý rằng, việc xác định bị cáo có tội hay không có tội mặc dù chỉ do Tòa án thực hiện tại phiên tòa và kết luận trong bản án hình sự, nhưng không có nghĩa là việc lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng chỉ diễn ra trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa. Lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng là hoạt động của những người tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên diễn ra trong giai đoạn điều tra, truy tố và còn là hoạt động của Thẩm phán trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ chuẩn bị cho việc xét xử tại phiên tòa được diễn ra khách quan, đúng trình tự. Sau đó, HĐXX với tư cách là chủ thể ADPL sẽ thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa, lựa chọn quy phạm pháp luật, áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.

Lựa chọn quy phạm pháp luật là tiền đề để Tòa án quyết định TNHS đối với bị cáo. Như vậy, lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo, về mặt lý luận là giai đoạn chủ thể ADPL lựa chọn QPPL để đưa ra quyết định ADPL. Như vậy, để lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng, áp dụng hình phạt đối với người phạm tội HĐXX phải đánh giá các chứng cứ của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan qua nghiên cứu hồ sơ và diễn biến tại phiên tòa. Do vậy, đây là một giai đoạn trong qui trình ADPL của Tòa án, lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo có những đặc thù so với việc ADPL nói chung, vì việc áp dụng pháp luật của Tòa án được giới hạn bằng qui định của việc xét xử tại Điều 196 BLTTHS. Theo đó việc lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo của Tòa án phải căn cứ vào các tình tiết thực tế của vụ án và về nguyên tắc phải căn cứ vào tội danh truy tố của Viện kiểm sát và theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án. Nhưng điều luật cũng có qui định Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác

bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Do giới hạn như vậy nên khi Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử, thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa nếu thấy hành vi phạm tội thực tế của bị cáo phạm vào tội khác nặng hơn tội bị truy tố hoặc phạm vào tội danh bị truy tố nhưng ở khoản khác của điều luật qui định trách nhiệm hình sự nặng hơn đến mức nếu cứ xét xử sẽ ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị cáo, vi phạm về thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp hoặc không đảm bảo thành phần HĐXX thì trong cả hai trường hợp trên Tòa án không được xét xử và ra phán quyết về những tội ấy. Xuất phát từ đặc điểm của tội phạm là được qui định trong BLHS hay tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự, nên việc lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo phải dựa vào cơ sở pháp lý duy nhất là BLHS. Lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo là chuyển hóa những qui định của BLHS mà trước hết là về một tội phạm cụ thể. Trong trường hợp có một hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội xảy ra trên thực tế, nhưng nếu nó không đồng nhất với bất cứ một mô hình pháp lý cụ thể nào được BLHS qui định thì Tòa án cũng không thể lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi ấy được. Bởi lẽ từ BLHS năm 1985 ra đời đến nay đã không cho phép áp dụng pháp luật tương tự trong lĩnh vực hình sự. Có thể nói, lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo không phải chỉ chuyển hóa những nội dung của điều luật qui định về tội phạm cụ thể. Mỗi mô hình pháp lý về tội phạm cụ thể trong BLHS thông thường không phản ánh đầy đủ các đặc điểm, các dấu hiệu về tội phạm. Vì vậy tự bản thân nó chưa là cơ sở đầy đủ cho việc lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng. Về cấu trúc, các tội phạm cụ thể qui định trong BLHS thường chỉ là sự mô tả về cơ bản những dấu hiệu thuộc về khách thể và mặt khách quan mà không mô tả những dấu hiệu về chủ thể, mặt chủ quan như: lỗi, năng lực TNHS. Từ những hành vi khách quan được mô tả trên thực tế từng vụ án cụ thể mới xác định

được mức lỗi và hậu quả do hành vi đó gây ra để định tội và áp dụng hình phạt cho khách quan, chính xác. Mặt khác, tội phạm có thể được thực hiện do nhiều người cùng cố ý (Đồng phạm); tội phạm có thể được thực hiện ở từng giai đoạn khác nhau như: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn phạm tội chưa đạt, giai đoạn tội phạm hoàn thành hoặc rơi vào trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội… Tất cả những vấn đề trên được qui định trong phần chung của BLHS. Việc lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo của HĐXX phải căn cứ cả vào phần chung cả phần tội phạm cụ thể được qui định trong BLHS. Tổng thể những dấu hiệu khác nhau về khách quan cũng như chủ quan qui định trong BLHS chính là cấu thành tội phạm. Đó chính là cơ sở cho việc lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đối với bị cáo của HĐXX. Khoa học luật hình sự phân các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thành 4 nhóm còn gọi là 4 yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể:

- Khách thể của tội phạm: Là những quan hệ xã hội được các QPPL hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

- Mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cho xã hội. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội…

- Chủ thể của tội phạm: Là cá nhân con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với tội phạm do người chưa thành niên thực hiện yếu tố chủ thể cần được xem xét xác định chính xác về độ tuổi và loại tội mà họ đã thực hiện.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Là mặt bên trong của tội phạm. Bao gồm thái độ, diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Để xác định chính xác thái độ, diễn biến tâm lí bên trong của NCTN

phạm tội cần xác định rò tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN.

Tóm lại, lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng là hoạt động quan trọng của cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là hoạt động có tính chất quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội thì lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng với tư cách là một giai đoạn của ADPL, giai đoạn này có ý nghĩa trung tâm trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là giai đoạn tiền đề cho việc quyết định TNHS đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội... Lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng đúng sẽ tạo cơ sở cho việc chuyển hóa các qui định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong các qui phạm pháp luật hình sự được chính xác, đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Tuy nhiên, việc lựa chọn và chuyển hóa qui phạm pháp luật hình sự của Tòa án vào văn bản ADPL trong giai đoạn lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng mới chỉ dừng lại ở mức vật chất hóa các qui định về tội phạm trong BLHS, còn việc chuyển hóa các qui định về hình phạt trong QPPL hình sự sẽ được giải quyết ở giai đoạn sau.

1.2.3. Giai đoạn ban hành quyết định hoặc bản án hình sự

Sau khi đã xem xét,nghiên cứu,đánh giá một cách toàn diện,khách quan về thủ tục tố tụng và các chứng cứ trong vụ án hình sự,đồng thời lựa chọn được quy phạm pháp luật hình sự để áp dụng. HĐXX sẽ ban hành quyết định ADPL để xác định rò trách nhiệm pháp lý bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với chủ thể bị ADPL.

Trong xét xử sơ thẩm hình sự nói chung, xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội nói riêng, thông thường HĐXX quyết định ADPL bằng bản án hình sự sơ thẩm. Bản án hình sự sẽ chính thức hóa việc bị cáo có tội hay không có tội

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí