ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN - THỰC TIỄN TẠI TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Phương Nhung
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm
sát nhân dân 7
1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai
đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân 7
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền
công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân 28
1.1.3. Vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công
tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân 34
1.2. Quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở
giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân 36
1.2.1. Nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tình tiết, chứng cứ, điều kiện, hoàn cảnh có liên quan đến sự kiện pháp lý, đối tượng và quyết định xử lý
do Cơ quan điều tra cung cấp 37
1.2.2. Lựa chọn quy phạm pháp luật, làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của các quy phạm pháp luật được áp dụng trong thực hành quyền công tố ở
giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân 38
1.2.3. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật 39
1.2.4. Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật 39
1.3. Các yếu tố bảo đảm hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân 39
1.3.1. Các yếu tố khách quan 39
1.3.2. Các yếu tố chủ quan 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 46
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY (TỪ NĂM 2011 - 2015) 47
2.1. Kết quả áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái từ 2011 -
2015 và nguyên nhân đạt được 47
2.2. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Yên Bái (2011 - 2015) và nguyên nhân 65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 81
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiếm sát nhân dân 81
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm
sát nhân dân 85
3.2.1. Nhóm các giải pháp về hoàn thiện pháp luật 85
3.2.2. Nhóm các giải pháp đối với ngành Kiểm sát 94
3.2.3. Nhóm các giải pháp khác 101
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 106
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ADPL: Áp dụng pháp luật
2. BLHS: Bộ luật hình sự
3. BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
4. CQĐT: Cơ quan điều tra
5. ĐTV: Điều tra viên
6. KSV: Kiểm sát viên
7. TNHS: Trách nhiệm hình sự
8. TTHS: Tố tụng hình sự
9. VAHS: Vụ án hình sự
10. VKS: Viện kiểm sát
11. VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
12. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1: | Số vụ án, bị can khởi tố mới (vụ/bị can) | 47 |
Bảng 2.2: | Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can | 55 |
Bảng 2.3: | Số bắt hình sự - xử lý | 58 |
Bảng 2.4: | Viện kiểm sát thụ lý kiểm sát điều tra (vụ/bị can) | 60 |
Bảng 2.5: | Viện kiểm sát thụ lý giải quyết (vụ/bị can) | 61 |
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 2
- Khái Niệm Thực Hành Quyền Công Tố Ở Giai Đoạn Điều Tra Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
- Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 4
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Song những ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Kết quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan tư pháp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đang tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là cơ quan được Nhà nước trao thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hoạt động áp dụng pháp luật (ADPL) của VKSND trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra giúp cho CQĐT hoạt động đúng hướng, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can được đúng người đúng tội, hoạt động điều tra được đầy đủ, chính xác và kịp thời. Do vậy, hoạt động ADPL của VKSND trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải được chú trọng và nâng cao chất lượng mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Yên Bái là một tỉnh miền núi có địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại còn khó khăn, có nhiều dân tộc cùng chung sống với nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống khác nhau. Cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội của Yên Bái đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên Yên Bái vẫn là một tỉnh nghèo, trình độ dân trí nói chung và trình độ hiểu biết pháp luật nói
riêng còn thấp so với cả nước, tình hình vi phạm, tội phạm trên địa bàn có những diễn biến phức tạp, tính chất nghiêm trọng ngày càng tăng.
Qua tổng kết, đánh giá thực tế tại VKNSD tỉnh Yên Bái những năm vừa qua cho thấy, công tác thực hành quyền công tố vẫn còn bộc lộ một số yếu kém, hạn chế so với yêu cầu cải cách tư pháp như: có những Kiểm sát viên (KSV), có những đơn vị không thực hiện được công tác thực hành quyền công tố ngay từ giai đoạn đầu, còn thụ động chờ đợi kết quả điều tra của cơ quan điều tra (CQĐT); hoặc là vì sợ trách nhiệm nên làm thay một số thao tác của Điều tra viên (ĐTV), không theo dòi đề ra yêu cầu điều tra; hoặc là bỏ mặc cho Điều tra viên tự tiến hành điều tra, dẫn tới nhiều vụ án bị kéo dài, phải gia hạn thời hạn điều tra, còn để lọt tội phạm... Những vi phạm trên cho thấy chất lượng và hiệu quả của công tác ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND vẫn còn bộc lộ yếu kém, dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có lúc, có nơi chưa được tôn trọng và bảo vệ, tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm bị hạn chế. Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do ý thức pháp luật và năng lực ADPL trong hoạt động thực tiễn của CQĐT, VKSND.
Xuất phát từ thực tế nêu trên và từ nhận thức việc ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự là một trong những vấn đề quan trọng, cần có sự quan tâm hơn nữa cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn để việc ADPL trong thực hành quyền công tố của VKSND tỉnh Yên Bái đạt kết quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Vì những lý do này, học viên chọn đề tài: "Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái" làm luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu vấn đề liên quan đến ADPL trong thực hành quyền công tố những năm qua đã được một số nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, công bố trong nhiều công trình khoa học. Có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, một số giáo trình giảng dạy, bài viết trên tạp chí và một số sách chuyên khảo đã nghiên cứu về vấn đề này, đáng chú ý là các công trình sau: