Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay - 11


KẾT LUẬN


Từ cam kết của Chánh án Toà án nhân dân tối cao nước ta tại tuyên bố Bắc Kinh cùng với Chánh án Toà án tối cao 19 nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 1995 tới hưởng ứng chương trình nghị sự 2015- 2030 của Liên hợp quốc. Việt Nam luôn tích cực trong công tác xây dựng và phát triển toà án với vai trò là cơ quan tư pháp độc lập, cơ quan trọng tâm có chức năng thực thi quyền tư pháp. Việc trang bị cho Toà án của chúng ta những công cụ hữu hiệu để hoàn thành mục tiêu đặt ra là cần thiết và hợp lý. Và cùng với việc xây dựng Toà án là cơ quan xét xử độc lập nhất, phán quyết công bằng và vì công lý thì chúng ta xây dựng những công cụ pháp lý cho Toà án thực thi chức năng của mình là hệ thống quy phạm pháp luật thành văn và án lệ mang đặc thù Việt Nam. Qua các nội dung trình bày tại chương 1, chương 2 có thể khẳng định việc sử dụng án lệ ở nước ta rất mới và là một sản phẩm đặc thù mang nhiều nét thú vị của nền tư pháp Việt Nam nói chung và cũng rất độc đáo trên thế giới. Hệ thống pháp luật Việt Nam từ quan niệm thông thường cho rằng nó có kết cấu như hệ thống pháp luật thành văn với hàng loạt những công việc là bộ pháp điển hoá của Bộ Tư pháp và các cơ quan ban ngành nhằm có một hệ thống pháp luật hoàn bị nhất đến nay chúng ta đã có được một phương thức mới cho việc đưa hệ thống pháp luật của chúng ta thêm hoàn bị hơn là án lệ. Khi hệ thống pháp luật được pháp điên của chúng ta có những quy định mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau thì không còn sự lo lắng rằng những xung đột nội tại đó đe doạ phá vỡ cấu trúc của hệ thống pháp luật. Đó là từ chức năng, vai trò của Toà án nhân dân tối cao trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật và án lệ của chúng ta chỉ bao hàm án lệ được Toà án nhân dân tối cao công bố và án lệ có hiệu lực pháp luật do luật định. Từ đó giải quyết những yêu cầu của thực tế xét xử trong đó có các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, do tính mới và đặc thù của án lệ của chúng ta mà chưa có vụ án nào được xét xử áp dụng án lệ trong thời điểm hiện tại. Trong nội dung luận văn tác giả chưa giải quyết trọn vẹn được câu hỏi khoa học là án lệ của Toà án nhân dân tối cao là dân luật hay thông luật. Nội dung luận văn chỉ gợi


mở mà chưa giải quyết được câu hỏi án lệ của chúng ta là toàn bộ bản án hay một phần nội dung bản án và án lệ là có hiệu lực bắt buộc hay thuyết phục. Tuy nhiên, có một ý tưởng tác giả muốn nêu ra trong suốt chiều dài của quá trình nghiên cứu là “Án lệ của Việt Nam có quy trình ban hành độc đáo riêng”. Sự độc đáo của quy trình ban hành án lệ tại Việt Nam bắt đầu từ việc: (1) rà soát, phát hiện bản án, quyết định để có tham mưu, đề xuất phát triển thành án lệ, (2) lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, (3) thông qua án lệ, (4) công bố án lệ. Quy trình này quả là chặt chẽ và có lẽ không kém gì việc xây dựng và ban hành một Nghị quyết chứa đựng các quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao. Như vậy, hạn chế của quy trình cũng bộc lộ là giảm đi tính linh hoạt vốn có của án lệ từ những tìm hiểu ban đầu khi nghiên cứu hệ thống án lệ của nước Anh, nước Mĩ.

Trong điều kiện nước ta thì án lệ là mới, do đó sự thận trọng là cần thiết; việc lựa chọn và áp dụng án lệ theo một quy trình chặt chẽ đảm bảo tính hợp hiến, phợp lý lại phù hợp với thực tiễn xét xử của Việt Nam là cần thiết. Quá trình thực hiện sẽ có tổng kết, đánh giá, xem xét ưu điểm và khuyết điểm cùng với tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện chế định án lệ ở Việt Nam.

Thực tế giải quyết các tranh chấp dân sự đang rất thiếu án lệ về lĩnh vực này và thiếu một sự dũng cảm từ các thẩm phán khi áp dụng những án lệ về dân sự đã có để giải quyết vụ án. Cần hơn nữa sự đột phá trong hướng dẫn áp dụng án lệ cho thực tiễn xét xử các tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


1. Bộ luật dân sự Pháp, năm 1840

Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay - 11

2. Bộ luật dân sự năm 2015

3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

4. Đề tài khoa học cấp Bộ của Toà án nhân dân tối cao năm 2012 là “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Toà án Việt Nam”, Ths Trương Hoà Bình.

5. Đỗ Thành Trung, 2013, Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Tp HCM, truy cập 29 tháng 11 năm 2015,

6. Đỗ Thành Trung, 2013, Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Tp HCM, truy cập 29 tháng 11 năm 2015,

7. Hiến pháp Việt Nam, năm 1992

8. Hiến pháp 1992 sửa đổi

9. Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sửa đổi năm 2013.

10. Hiến pháp nước Cộng Hoà Pháp

11. Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014

12. Nguyễn Văn Nam: “Án lệ trong hệ thống Civil Law các nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam”; Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 6 tháng 3/2011.

13. Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

14. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị

15. Nghị quyết 48-NQ/TW về: “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

16. Nghiên cứu chung Việt – Nhật về việc phát triển án lệ tại Việt Nam, công trình xuất bản năm 2008 của Nhà xuất bản Thanh

17. PGS, TS. Tăng Văn Nghĩa, ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC - đề tài: “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Tòa án Việt Nam”-Thư viện


Toà án nhân dân tối cao.

18. Ths Chu Thành Quang – Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Toà án nhân dân tối cao, tham luận giới thiệu về án lệ tại buổi toạ đàm với Toà phá án về án lệ, 02/2017 niên

19. ThS. Lê Mạnh Hùng, “Áp dụng án lệ trong giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân”, Tạp chí dân chủ và pháp luật

20. TS. Nguyễn Văn Cường, đề tài: “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Tòa án Việt Nam”- Thư viện Toà án nhân dân tối cao.

21. Từ điển Black’s Law Dictionary, 1979, 5th edition, tr.1059

22. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu,“Nghiên cứu so sánh nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh”, số 3/2007

23. Viện khoa học xét xử Toà án nhân dân tối cao, Thông tin khoa học xét xử số 5/2003. Nguồn: tra cứu ngày 30/3/2017

Tiếng Anh

24. ANDRÉ POUILLE, LE POUVOIR JUDICIARE ET LES TRIBNAUX 11, 20 (1984).

25. Earl Maltz, The Nature of Precedents, 66 N.C.L.Rev. 367, p.371, 1988.

26. Koller, Peter, Theorie des Rechts, Boelau Verlag Wien-Koeln-Weimar, 1999 tr. 211, http://lexetius.com/2002,2999, truy cập ngày 20/3/2017

27. Joseph Dainow, tr.432; Richard Ward & Amanda Wragg, tr.81.

28. Montesquie, “theo thuyết tam quyền phân lập”

29. Michael Zander QC, The Law-Making Process, 6th Ed, Cambridge University Press, 2004, pp.216-256.

30. Stefanie Lindquist & Frank Cross, https://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://www.nyulawrevie w.org/issues/volume-80-number-4/empirically-testing-dworkins-chain-novel- theory-studying-path-precedent&prev=search truy cập ngày 20/02/2017.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí