Mô Hình Nghiên Cứu Của Rajesh (2013)



(1)Môi trường

Nhận thức của du

khách

(2)Yếu tố tự nhiên (3)Văn hoá – lịch sử (4)Khả năng tiếp

cận

(5)Cơ sở hạ tầng

(6)Vui chơi – giải

Hình ảnh điểm

đến

Sự hài

lòng

Lòng trung

thành

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Rajesh (2013)

2.5.5 Nghiên cứu của Munhurrun & ctg (2014)

Nghiên cứu của Munhurrun, Seebaluck & Naidoo (2014) về “Nghiên cứu các mối quan hệ giữa của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung thành: trường hợp nghiên cứu tại nước Cộng hòa Mauritius”. Nghiên cứu được thực hiện tại một quốc gia ở phía Tây Nam Ấn Độ Dương, đối tượng khảo sát chính là khách du lịch ngoại quốc có mặt tại sân bay quốc tế của quốc gia này. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xây dựng nên mô hình thể hiện được các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố hình ảnh điểm đến, giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách.

Kết quả phân tích từ 370 du khách cho thấy cả hai yếu tố hình ảnh điểm đến và giá trị cảm nhận đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách, trong đó ảnh hưởng chủ yếu là yếu tố hình ảnh điểm đến (môi trường du lịch, sức hấp dẫn của địa điểm, dịch vụ,…). Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng yếu tố giá trị cảm nhận và sự hài lòng đều tác động đến lòng trung thành của du khách.


Hình ảnh điểm đến

Sự hài lòng

Lòng trung thành

Giá trị cảm nhận

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Munhurrun và ctg (2014)

2.5.6 Nghiên cứu Dương Quế Nhu & ctg (2013)

Mô hình nghiên cứu về “Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế”. Nhóm tác giả thừa kế các nghiên cứu trước đề xuất mô hình nghiên cứu với mục đích xem xét dự định quay trở lại điểm đến của du khách quốc tế (lòng trung thành) thông qua các nhân tố (1) hình ảnh thuộc về nhận thức; (2) hình ảnh thuộc về cảm xúc có tác động như thế nào đến (3) tổng quan hình ảnh điểm đến và (4) dự định quay trở lại điểm đến.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hình ảnh điểm đến Việt Nam được hình thành từ năm nhóm nhân tố thuộc về nhận thức, bao gồm: (1) nét hấp dẫn về văn hóa, ẩm thực;

(2) môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, (3) yếu tố chính trị và cơ sở hạ tầng du lịch, (4) môi trường kinh tế xã hội và (5) tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ và một nhóm nhân tố hình ảnh thuộc về cảm xúc (bầu không khí của điểm đến). Tất cả các nhóm nhân tố này đều có ảnh hưởng tích cực đến dự định quay trở lại điểm đến du lịch Việt Nam của du khách quốc tế. Kết quả của nghiên cứu này đã xác nhận lại kết quả của các nghiên cứu trước đây là nếu hình ảnh điểm đến trong tâm trí du khách càng tích cực thì sẽ làm tăng dự định quay trở lại của họ và trong những nhóm nhân tố được xem xét, thì nhóm nhân tố tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ; môi truờng tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hai nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất đối với dự định quay trở lại của du khách.


Hình ảnh thuộc về nhận thức

- Văn hóa - ẩm thực

- Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng

- Yếu tố chính trị

- Môi trường kinh tế xã hội

- Tài nguyên và ngôn ngữ

Tổng quan hình ảnh điểm đến

Sự hài lòng

Lòng trung thành

Hình ảnh thuộc về cảm xúc

- Bầu không khí điểm đến

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu Dương Quế Nhu và ctg (2013)

2.5.7 Nghiên cứu Phan Minh Đức (2016)

Nghiên cứu của Phan Minh Đức (2016) về “Hình ảnh điểm đến, giá trị tâm lý xã hội tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đến Đà Lạt”. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của hình ảnh điểm đến, giá trị tâm lý xã hội đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách. Nghiên cứu đưa ra các yếu tố tạo nên hình ảnh điểm đến của TP. Đà Lạt gồm (1) yếu tố tự nhiên, (2) cơ sở hạ tầng, (3) tiện ích du lịch, (4) yếu tố chính quyền địa phương.

Kết quả phỏng vấn 503 du khách cho thấy các yếu tố hình ảnh có tác động trực tiếp đến sự hài lòng và tác động gián tiếp đến ý định quay trở lại của du khách. Tuy nhiên, các thành phần cấu thành nên hình ảnh điểm đến trong nghiên cứu chỉ áp dụng cho trường hợp địa điểm du lịch là Đà Lạt và mỗi điểm đến khác nhau thì có các thành phần cấu tạo nên hình ảnh điểm đến cũng không như nhau.


Hình ảnh điểm đến

- Đặc điểm tự nhiên

- Tiện nghi du lịch

- Cơ sở hạ tầng

- Hỗ trợ chính quyền


Giá trị tâm lý – xã hội

- Giá trị tâm lý

- Giá trị xã hội


Sự hài lòng Lòng trung thành


Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu Phan Minh Đức (2016)

Như vậy, nội dung các nghiên cứu trước được tác giả tổng hợp và trình bày tóm lượt trong Bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước



STT


Tác giả


Nội dung nghiên cứu

Các yếu tố cấu

thành hình ảnh điểm đến


Kết quả nghiên cứu


1

Lin & ctg (2007)

Vai trò của hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc trong dự báo về lựa chọn của khách hàng đối với du lịch sinh thái và các khu giải trí.

(1) Điều kiện tự nhiên, (2) Tiện nghi du lịch, (3) Cở sở hạ tầng, (4) Hình ảnh cảm xúc.

Hình ảnh nhận thức điểm đến và hình ảnh cảm xúc đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của du khách, tuy nhiên, ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố này là khác nhau cho từng loại hình điểm đến với các đặc điểm khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của yếu tố hình ảnh điểm đến tới sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại thành phố Đà Nẵng - 6



2

Prayag & Ryan (2012)

Vai trò và ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, sự gắn bó đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách.

(1) Sức hấp dẫn của văn hoá và lịch sử,

(2) sự đa dạng văn hoá, (3) nơi lưu trú đa dạng và chất lượng, (4) mức dịch vụ chung, (5) khả năng tiếp cận các địa điểm du lịch, (6) danh tiếng của địa điểm, (7) sự ngoại nhập của địa điểm.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hình ảnh điểm đến, sự gắn bó đều là tiền đề có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách, nhưng mối quan hệ này được thể hiện trung gian qua yếu tố sự hài lòng của du khách.


3

Suzan (2012)

Ảnh hưởng của yếu tố hình ảnh điểm đến tới sự hài lòng và lòng trung thành của du khách.

(1) cơ sở vật chất,

(2) văn hoá, (3) khả năng tiếp cận của du khách, (4) các dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi kèm theo, (5) môi trường tự nhiên, (6) yếu tố đa dạng và kinh tế. Và yếu tố cấu thành nên hình ảnh cảm xúc: hấp dẫn–thất vọng, thú vị - nhàm

chán, thư giãn- lãnh

Nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố hình ảnh điểm đến được cấu thành bởi hình ảnh cảm xúc và hình ảnh nhận thức. Theo kết quả hồi quy thì cả hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc đều tác động đến sự hài lòng của du khách, và từ sự thoả mãn sẽ ảnh hưởng đến lòng trung thành của du





cảm.

khách.


4

Rajesh (2013)

Ảnh hưởng của nhận thức du khách, hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách đến lòng trung thành với một điểm đến.

(1) Môi trường,

(2) Yếu tố tự nhiên,

(3) Văn hoá – lịch sử, (4) Khả năng tiếp cận, (5) Cơ sở hạ tầng, (6) Vui chơi – giải trí, (7) Giá cả.

Nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố hình ảnh điểm đến tác động trực tiếp đến sự hài lòng của du khách và tác động gián tiếp đến lòng trung thành thông qua yếu tố sự hài lòng của du khách.


5

Munhurrun & ctg (2014)

Nghiên cứu các mối quan hệ giữa của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung thành:

trường hợp nghiên cứu tại nước Cộng hòa Mauritius.

(1)Môi trường du lịch, (2) Sức hấp dẫn điểm đến, (3) Dịch vụ tại các điểm đến, (4) Các hoạt động tại điểm đến,

(5) Cơ sở vật chất.

Hai yếu tố hình ảnh điểm đến và giá trị cảm nhận đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách, trong đó ảnh hưởng chủ yếu là yếu tố hình ảnh điểm đến. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng yếu tố giá trị cảm nhận và sự hài lòng đều tác động đến lòng trung thành của du khách.

6

Dương

Tác động của

(1) nét hấp dẫn về

Kết quả của nghiên cứu



Quế Nhu & ctg (2013)

hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế.

văn hóa, ẩm thực;

(2) môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, (3) yếu tố chính trị và cơ sở hạ tầng du lịch, (4) môi trường kinh tế xã hội và (5) tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ và một nhóm nhân tố hình ảnh thuộc về cảm xúc (bầu không khí của điểm đến).

này đã xác nhận lại kết quả của các nghiên cứu trước đây là nếu hình ảnh điểm đến trong tâm trí du khách càng tích cực thì sẽ làm tăng dự định quay trở lại của họ và trong những nhóm nhân tố được xem xét, thì nhóm nhân tố tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ; môi truờng tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hai nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất đối với dự định quay trở lại của du khách.


7

Phan Minh Đức (2016)

Hình ảnh điểm đến, giá trị tâm lý xã hội tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đến Đà Lạt.

(1)Yếu tố tự nhiên,

(2) cơ sở hạ tầng,

(3) tiện ích du lịch,

(4) yếu tố chính quyền địa phương.

Yếu tố hình ảnh có tác động trực tiếp đến sự hài lòng và tác động gián tiếp đến ý định quay trở lại của du khách. Tuy nhiên, các thành phần cấu thành nên hình ảnh điểm đến






trong nghiên cứu chỉ áp dụng cho trường hợp địa điểm du lịch là Đà Lạt và mỗi điểm đến khác nhau thì có các thành phần cấu tạo nên hình ảnh điểm đến cũng không như nhau.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.6 Mô hình nghiên cứu lý thuyết

Các nghiên cứu quốc tế và trong nước đã được tổng hợp trong mục 2.4 cho thấy rõ mối quan hệ của hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch. Những nghiên cứu này đều cho thấy hình ản điểm đến là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng (William & Soutar, 2009; Dương Quế Nhu & ctg, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn chưa cho thấy sự thống nhất về mô hình, thang đo và kết quả nghiên cứu. Do đó, việc vận dụng kết quả nghiên cứu của một điểm đến cho một các điểm đến khác có thể không hoàn toàn phù hợp. Vì vậy, kết hợp các lý thuyết đã trình bày và tổng hợp các yếu tố trong các mô hình đã nghiên cứu trước đây, cùng với điều kiện thực tiễn của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023