Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (pangasianodon hypophthalmus) - 2

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 4.1: Số lượng hồng cầu thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin 31

Bảng 4.2: Số lượng bạch cầu thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin 32

Bảng 4.3: Hàm lượng huyết sắc tố (mmol/l) thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin . 33 Bảng 4.4: Tỷ lệ huyết cầu (%) thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin 34

Bảng 4.5: Thể tích hồng cầu thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin 34

Bảng 4.6: MCH (pg) thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin 35

Bảng 4.7: MCHC (%) thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin 36

Bảng 4.8: Các chỉ tiêu huyết học thí nghiệm cá tiêm vi khuẩn E.ictaluri 37

DANH SÁCH HÌNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Hình 2.7: Cấu tạo Cypermethrin 10

Hình 4.1 Cá bệnh mủ gan 27

Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (pangasianodon hypophthalmus) - 2

Hình 4.2 Các loại bạch cầu 30


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long BVTV Bảo vệ thực vật

LC50 lethal concentration 50 (ngưỡng gây chết 50% sinh vật thí nghiệm) MCV mean cell volume (Thể tích hồng cầu)

MCH mean cell hemoglobin (Khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu)

MCHC mean cell hemoglobin concentration (Nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu)

CHƯƠNG 1:


ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Có thể nói hiện nay trên thế giới có hàng trăm đối tượng thủy hải sản được gia hóa và sử dụng cho nuôi trồng thủy sản ở cả 3 môi trường: ngọt, lợ và mặn. Trong nhóm các đối tượng nuôi nước ngọt, cá tra là lòai cá da trơn có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, cá tra là một trong những đối tượng nuôi quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cần Thơ, diện tích nuôi đến tháng 11 là 14.113 ha, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó diện tích nuôi cá tra là 581 ha; sản lượng nuôi đạt 164.579 tấn vượt 8% so với cùng kỳ. Vĩnh Long diện tích nuôi cá tra là 405,9 ha và sản lượng đạt 108.746 tấn .

Với sự mở rộng nhanh chóng của nghề nuôi, vấn đề suy thoái môi trường và dịch bệnh đã và đang trở thành một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản nước ngọt Việt Nam. Theo Phạm Đình Khôi (2009) trong vòng 5 năm qua, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh đã làm tỷ lệ sống trung bình của cá nuôi giảm từ 90% xuống còn 80%. Lý Thị Thanh Loan và ctv. (2006) khi thu và phân lập vi khuẩn gây bệnh trên cá Tra ở ĐBSCL thì bệnh gan, thận mủ do Clostridium sp. chiếm 69,38%, xuất huyết do Aeromonas sp. chiếm 44,89% và Pseudomonas sp. chiếm 4,08%.

Song, xu hướng hiện nay việc phòng trị bệnh trên cá nước ngọt ở nước ta vẫn còn chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất kể cả những lọai hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, khiến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do danh mục các lọai thuốc và hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng.

Các chỉ tiêu huyết học cá đang ngày càng được nghiên cứu nhiều trong quản lý bệnh thủy sản, và có thể được dùng để chỉ tình trạng sức khỏe của cá cũng như chất lượng nước, như máu trong mang có liên hệ trực tiếp với môi trường nước và môi trường thay đổi bất lợi có thể được phản ánh trong hệ thống tuần hòan (Mulcahy, 1975). Có một vài nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu lên chỉ tiêu huyết học cá (Srivastava, 1988; Khattak and Hafeez, 1996; Tavares et al., 1999; Svoboda et al., 2001). Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ tiêu huyết học và chức năng đào thải ở từng giai đoạn và nồng độ thuốc trừ sâu khác nhau của cá rô phi Orieochromis mossambicus (Sampath et al., 1993). Vấn

đề đặt ra là có sự khác biệt như thế nào về một số chỉ tiêu huyết học của cá tra khi có sự tác động của tác nhân sinh học và hóa học. Chính vì những lý do trên mà đề tài: “Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu Cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu của đề tài

Xác định một số yếu tố huyết học của cá tra khỏe và cá nhiễm bệnh do vi khuẩn và hóa chất từ đó đánh giá sự biến đổi một số chỉ tiêu huyết học của cá nhiễm bệnh và hóa chất nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học cho việc chẩn đoán và đánh giá sức khỏe ở cá nuôi.

1.3 Nội dung của đề tài

- Xác định LC50-96 giờ của thuốc trừ sâu Cyrux 25EC (hoạt chất cypermethrin) trên cá tra giống.

- Ảnh hưởng của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri CT 258 lên một số chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu, hematorite và hemoglobin) của cá tra giống.

- Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Cyrux 25EC lên một số chỉ tiêu chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu, hematorite và hemoglobin) của cá tra giống.

1.4 Thời gian thực hiện đề tài

Từ tháng 8/2009 đến tháng 12/2010

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Đặc điểm sinh học cá tra

2.1.1 Phân loại: cá tra là một trong số 11 lòai thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định ở sông Cửu Long. Tài liệu phân lọai gần đây nhất của tác giả Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu (Pangasianodon).

Bộ Siluriformes Họ Pangasiidae

Giống Pangasianodon

Loài Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

2.1.2 Đặc điểm sinh học

Cá tra có khả năng sống trong điều kiện môi trường nhiều mùn bã hữu cơ, nước tù đọng, oxi hòa tan thấp (Dương Nhựt Long, 2003). Cá tra thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn, trong điều kiện ao nuôi cá dễ thích ứng với nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật (Lê Như Xuân, 2000). Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ (nồng độ muối 7-10‰), có thể chịu đựng được nước phèn với pH =4.5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 oC, nhưng chịu nóng tới 39oC

(VINAFIS, 2004). Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và cũng có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước có oxi hòa tan rất thấp (Lê Như Xuân, 2000).

2.1.3 Hiện trạng nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL

ĐBSCL có tiềm năng và lợi thế tự nhiên đặc biệt cho phát triển nghề nuôi cá tra. Năng suất nuôi cá tra bình quân đạt tới mức 150-300 tấn/ha, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL 2007 lên đến 7000 ha đạt sản lượng trên 1 triệu tấn với giá trị xuất khẩu hơn 1 tỉ USD (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008). Toàn vùng có 157 trại giống, năm 2007 và đã sản xuất được 4,1 tỉ cá giống đủ đáp ứng cho nhu cầu nuôi (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008).

Ở ĐBSCL phong trào nuôi cá tra thâm canh phát triển mạnh ở khu vực ven sông Tiền và sông Hậu, nhất là ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên do phát triển tự phát về diện tích và gia tăng cao mật độ nuôi 20-30con/m2 lên 50-70con/m2 thì ngoài việc tăn sản lượng, thu nhập cho

người nuôi nó có dẫn đến môi trường nuôi ở một số nơi có dấu hiệu ô nhiễm và dịch bệnh xảy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn về kinh tế.. Một số bệnh thường gặp ở cá tra nuôi như lở loét, đốm đỏ, đốm trắng, hoại tử và xuất huyết các vây, tuột nhớt, bệnh gan thận mủ.

2.2 Sinh lý máu và huyết học của cá

Ở cá, máu chiếm 2-4% trọng lượng cơ thể, ít hơn những động vật có xương sống khác (5-8%). Những thông số huyết học của cá liên quan đến tuổi, giới tính, khẩu phần ăn, lòai, mùa vụ trong năm và nhiệt độ nước (Branson, 1993).

2.2.1 Chức năng của máu

Máu cá tương tự như động vật có xương sống khác bao gồn thể dịch và các thành phần tế bào (Hibiya, 1982). Máu cá cũng có chức năng vận chuyển (khí, dinh dưỡng, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất), chức năng điều hòa thể dịch, chức năng bảo vệ, duy trì môi trường bên trong cơ thể (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).

2.2.2 Thành phần và đặc tính lý hóa học của máu

Tế bào máu gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).

Hồng cầu: Theo Supranee et al. (1991), hồng cầu đuợc chia thành 2 nhóm: hồng cầu trưởng thành và hồng cầu chưa trưởng thành. Ở cá có dạng hình bầu dục, hai bên lồi, ở giữa có nhân, kích thước biến đổi tùy theo lòai cá, to nhất là cá sụn, cá miệng tròn rồi đến cá xương. Ở cá tra khoảng 6,16×6,87 µm. Hồng cầu biến động theo tình trạng sinh lý của cá, theo giống loài, theo chế độ dinh dưỡng, theo tuổi cũng như sự biến động của các yếu tố môi trường. Hồng cầu là những tế bào có tính đàn hồi có thể co dãn được và biến đổi hình thể để chui vào các mao mạch. Thành phần hóa học của hồng cầu gồm nước (60%), chất khô (40%) trong đó chủ yếu là hemoglobine (90%). Mỗi hồng cầu chứa khỏang 340 triệu phân tử Hemoglobine. Ngoài ra cũng có protein, lipip, muối vô cơ và enzyme. Lượng Hemoglobine biến đổi theo sự biến đổi số lượng hồng cầu (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).

Bạch cầu: Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000) bạch cầu là loại tế bào có nhân lớn, kích thước lớn hơn hồng cầu, số lượng bạch cầu biến đổi tùy loài, sinh lý, tuổi, dinh dưỡng, nhiệt độ, thành thục sinh dục. Chức năng của bạch cầu là bảo vê cơ thể chống lại sự xâm nhập vào cơ thể bằng phương thức thực bào (do monocyte và neutrophil leucocyte) và tạo kháng thể (do

lymphocyte), góp phần vào quá trình rụng trứng và quá trình tiêu hóa. Dựa vào các đặc tính bắt màu và thuốc nhuộm mà người ta chia ra làm 2 nhóm: bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt.

Bạch cầu có hạt: Nguyên sinh chất của bạch cầu có hạt bắt màu và nhân có nhiều thùy. Tùy loại màu nhuộm mà người ta chia thành bạch cầu ưa acid (acidophil leucocyte), bạch cầu ưa kiềm (basodophil leucocyte) và bạch cầu trung tính (neutrophil leucocyte). Bạch cầu trung tính (neutrophil leucocyte) có số lượng nhiều nhất trong tổng số bạch cầu, chiếm từ 60-70%. Có nhiều trong máu ngoại vi, giữ vai trò chủ chốt trong phản ứng viêm, có khả năng ăn những tế bào nhỏ nên được gọi là tiểu thực bào. Do vậy khi cơ thể bị thương, bạch cầu trung tính kéo đến để thực bào vi khuẩn và các vật lạ. Nhân của bạch cầu này luôn biến đổi. Lúc còn non nhân có hình que, khi già nhân phân ra các thùy, có thể từ 2-5 thùy.

Bạch cầu ưa acid (acidophil leucocyte): chiếm từ 2-4% tổng số bạch cầu, đường kính từ 10-12 micron, các hạt trong nguyên sinh chất bắt màu acid. Hạt trong nguyên sinh chất của bạch cầu này có kích thước lớn hơn hạt trong nguyên sinh chất của các loại bạch cầu có hạt khác. Bạch cầu ưa acid tăng số lượng khi cơ thể bị cảm nhiễm vi khuẩn, cảm nhiễm kí sinh trùng đường ruột và cá trạng thái dị ứng cũng như tiêm protein lạ vào cơ thể.

Bạch cầu ưa kiềm (basodophil leucocyte): chiếm từ 0,5-1% tổng số bạch cầu. Đường kính từ 8-10 micron. Các hạt trong nguyên sinh chất bắt màu thuốc nhuộm kiềm. Ở một số lòai cá không có lọai bạch cầu này. Chức năng của nó chưa rò nhưng khi thiếu vitamin A, lọai bạch cầu này tăng lên rò rệt.

Bạch cầu không hạt: là lọai không hạt bắt màu và nhân không chia thùy, có 2 loại: monocyte (có 1 nhân) và lymphocyte (có nhiều nhân).

Monocyte: có một nhân, liên kết với cá mô của cơ quan đích (thận, tỳ tạng, ống tiêu hóa,...) để thực hiện chức năng thực bào ngay trong huyết quản, chỉ tồn tại vài ngày trong tuần hòan máu, tham gia vào quá trình trình diện kháng nguyên.

Lymphocyte: chiếm khỏang 20-25% tổng số bạch cầu, ở các động vật còn non có thể chiếm đến 50%. Có khả năng thực bào khi ra ngoài mạch máu vào tổ chức liên kết. Có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch sau khi liên kết với các mô của cơ quan đích.

Tiểu cầu: có kích thước nhỏ cỡ nhân hồng cấu, hình thoi không ổn định, tồn tại trong máu từ 5-9 ngày, có nhân to, có một lớp nguyên sinh chất mỏng có vai trò

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí