Khối Lượng Trung Bình Của Huyết Sắc Tố Trong Hồng Cầu (Mch)

mg/L và 0,036 mg/L có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với đối chứng. Khi thuốc thâm nhập vào cơ thể ở nồng độ cao, bạch cầu bị phá hủy bởi thuốc và các cơ quan sản sinh bạch cầu bị ảnh hưởng cao bởi thuốc làm số lượng bạch cầu của cá giảm (Morgan et al. , 1980 trích dẫn Koprucu et al. , 2006). Sau 3 ngày các cơ quan trong cơ thể cá dần dần phục hồi nhằm giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng “stress” sinh lý ở các nghiệm thức và không còn khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.

Sự thay đổi số lượng bạch cầu là phản ứng của cơ thể nhằm thích nghi với điều kiện bất lợi của môi trường sống. Nhiều nghiên cứu trước cũng cho thấy sự thay đổi số lượng bạch cầu khi cá tiếp xúc thuốc trừ sâu (Hii et al., 2007; Koprucu et al., 2006; Khoshbavar-Rostami et al, 2006).

4.2.3 Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin, mmol/l)

Bảng 4.3: Hàm lượng huyết sắc tố (mmol/l) của cá trong quá trình thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin



Nghiệm Thức




0,036 mg/L

0,0372 mg/L

Thời Gian Thu Mẫu

Đối chứng

(cypermethrin)

(cypermethrin)

0h

9,35±0,24a

9,72±0,79a

9,21±0,36a

3h

10,75±0,18a

9,66±0,52ab

8,86±0,24c

6h

9,97±1,29a

7,48±1,11b

7,54±0,42c

9h

8,74±0,34b

9,00±0,91a

7,81±0,10bc

12h

9,78±0,28a

7,20±0,37b

7,19±0,86b

24h

9,68±0,16a

6,44±0,60c

6,83±1,20c

48h

7,95±0,54a

5,18±0,54c

5,31±0,41c

72h

9,69±0,55a

5,24±0,36c

5,66±0,27c

96h

8,95±0,7a

6,22±1,10b

5,23±0,34bc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Hàm lượng hemoglobin của cá có xu hướng giảm dần sau khi cá tiếp xúc cypermethrin. Sau khi tiếp xúc thuốc 6 giờ, hàm lượng hemoglobin của cá ở cả 2 nghiệm thức giảm đáng kể, nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,072 giảm từ 9,97 mmol/L xuống 7,54 mmol/L (giảm 24,93%) và nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,036 mg/L giảm từ 9,97 mmol/L xuống 7,48 mmol/L (giảm 24,33%) so với nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê so (p<0,05). Sau 48 giờ, hàm lượng hemoglobin của cá ở cả 2 nghiệm thức giảm đáng kể, nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,072 giảm từ 7,95 mmol/L xuống 5,31 mmol/L (giảm 34,80%) và nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,036 mg/L giảm từ 7,95 mmol/L

xuống 5,18 mmol/L (giảm 33,21%) so với nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê so (p<0,05). Nhìn chung hàm lượng huyết sắc tố cá cá nhiễm cypermethrin có xu hướng giảm trong suốt thời gian thí nghiệm.

Nghiên cứu sự nhiễm độc cypermethrin trên cá tra đã đem lại kết quả là làm giảm tế bào hồng cầu, hemoglobin và gây ra hiện tượng thiếu máu. Hàm lượng hemoglobin giảm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy trong máu. Kết quả này tương tự như kết quả của (Koprucu et al, 2006) khi cho cá tiếp xúc với diazinon hemoglobin giảm khi nồng độ thuốc gia tăng. Adhikari et al. (2004) nghiên cứu trên loài cá xương, khi cá tiếp xúc với cypermethrin và carbofuran hàm lượng huyết sắc tố trong máu giảm mạnh khi nồng độ thuốc gia tăng. Cá tra tiếp xúc với malachite green hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm (Lương Thị Diễm Trang, 2009).

4.2.4 Tỷ lệ huyết cầu (%)

Bảng 4.4 Tỷ lệ huyết cầu (%) của cá trong quá trình thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin




Nghiệm thức




0,036 mg/L

0,072 mg/L

Thời gian thu mẫu

Đối chứng

(cypermethrin)

(cypermethrin)

0h

38,77±3,34a

36,23±0,83a

37,90±3,11a

3h

44,83±7,40a

40,27±5.77ab

43,57±1,94a

6h

50,19±6,71a

29,80±4,86c

33,38±2,36b

9h

48,51±3,08a

43,51±4,00ab

36,13±2,27bc

12h

39,07±0,61a

39,54±3,66a

37,46±6,21ab

24h

36,60±4,54a

38,10±1,93a

28,61±3,14c

48h

37,01±0,47a

27,12±2,70b

28,67±2,50b

72h

32,51±3,97b

35,65±3,99a

30,34±3,64bc

96h

34,18±1,74a

24,28±3,69c

28,36±1,66b

Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Sự biến động tỷ lệ huyết cầu của cá sau khi tiếp xúc cypermethrin được trình bày ở bảng dưới đây. Kết quả cho thấy sau khi tiếp xúc thuốc 3 giờ tỷ lệ huyết cầu có xu hướng tăng nhẹ ở nghiệm thức 0,072 mg/L tăng 11,15% từ 37,9% tỉ lệ huyết cầu lên 43,57% tỉ lệ huyết cầu và ở nghiệm thức có nồng độ 0,036 mg/L tăng 14,96% từ 36,23% tỉ lệ huyết cầu lên 40,27% tỉ lệ huyết cầu nhưng không khác biệt với cá chưa tiếp xúc thuốc, tuy nhiên sau 6 giờ đến suốt thời gian thí nghiệm tỷ lệ huyết cầu có xu hướng giảm nhưng chỉ ở thời điểm 6 giờ ở nghiệm thức 0,072 mg/L giảm 40,62% từ 50,19% tỉ lệ huyết cầu xuống 33,38% tỉ lệ

huyết cầu và ở nghiệm thức có nồng độ 0,036 mg/L giảm 40,19% từ 50,19% tỉ lệ huyết cầu xuống 29,80% tỉ lệ huyết cầu và 48 giờ ở nghiệm thức 0,072 mg/L giảm 26,72% từ 37,01% tỉ lệ huyết cầu xuống 28,67% tỉ lệ huyết cầu và ở nghiệm thức có nồng độ 0,036 mg/L giảm 22,53% từ 37,01% tỉ lệ huyết cầu xuống 27,12% tỉ lệ huyết cầu khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng ở tất cả nghiệm thức thuốc.

Khi cá tiếp xúc với thuốc cypermethrin làm giảm tế bào máu, giảm tạo hồng cầu dẫn đến tỉ lệ huyết cầu cũng giảm theo.

4.2.5 Thể tích hồng cầu (MCV)

Bảng 4.5 Thể tích hồng cầu (µm3) của cá trong quá trình thí nghiệm với cypermethrin

Nghiệm thức



Thời gian thu mẫu


Đối chứng

0,036 mg/L

(cypermethrin)

0,072 mg/L

(cypermethrin)

0h

174,43±3,34a

176,90±5,18a

175,77±5,42a

3h

238,49±16,52c

293,19±17,98a

285,94±16,44b

6h

272,40±11,52a

154,02±25,08c

219,10±17,29ab

9h

247,77±19,14a

210,39±2,59ab

204,32±14,15ab

12h

187,32±6,02c

222,77±24,07ab

254,62±16,89a

24h

187,72±12,80ab

188,74±30,19ab

214,55±26,61a

48h

203,40±3,27a

187,41±12,62ab

195,91±18,68a

72h

171,20±16,60abc

213,46±11,13a

192,96±11,55ab

96h

172,02±19,36ab

175,69±12,96c

190,12±8,68a


Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Thể tích hồng cầu nghiệm thức nồng độ cypermethrin có xu hướng tăng lên khi cá tiếp xúc thuốc sau 3 giờ, ở nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,072 mg/L tăng 19,89% từ 238,49 µm3 tăng lên 285,94 µm3 ở nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,036 mg/L tăng 22,93% từ 238,49 µm3 lên 293,19 µm3 và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, sau 6 giờ ở nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,072 mg/L giảm 19,66% từ 272,49 µm3 xuống 219,1 µm3 ở nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,036 mg/L giảm 28,77% từ 272,49 µm3 giảm 194,19 µm3. Sau 9 giờ thể tích hồng cầu nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,072 mg/L giảm 17,53% từ 247,77

µm3 xuống 204,32 µm3 ở nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,036 mg/L giảm 15,08% từ 247,77 µm3 giảm 210,39 µm3 giảm khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Sau 48 và 72 giờ MCV của các nghiệm thức nồng độ thuốc phục hồi trở lại bình thường. Thể tích hồng cầu thay đổi tùy vào loại thuốc, loài cá tiếp xúc

nên MCV tăng hoặc giảm. MCV tăng khi cá xương tiếp xúc với carbofuran, nhưng lại giảm khi tiếp xúc với cypermethrin (Adhikari và ctv, 2004).

Theo Grizzle, 1977 thì khi quan sát tổ chức học tế bào của cá cho thấy các tế bào biểu bì của phiến mang dày lên khi tiếp xúc với MG, chính sự dày lên này đã làm giảm khả năng trao đổi khí giữa nước và tế bào biểu bì của mang. Vì vậy, để đảm bảo lượng oxi cung cấp cho tế bào, hồng cầu gia tăng thể tích với mục đích gia tăng bề mặt tiếp xúc để tăng cường lấy oxi cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Đây có thể là lý do thể tích hồng cầu tăng trong suốt thời gian thí nghiệm cá tiếp xúc thuốc cypermethrin so với giai đoạn cá chưa nhiễm thuốc.

4.2.6 Khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (MCH)

Bảng 4.6: MCH (pg) của cá trong quá trình thí nghiệm với cypermethrin

Nghiệm thức



Thời gian thu mẫu


Đối chứng

0,036 mg/L

(cypermethrin)

0,072 mg/L

(cypermethrin)

0h

42,66±3,85a

47,68±2,34a

47,31±0,69

3h

56,71±2,46c

79,36±2,28a

57,06±2,02bc

6h

54,99±2,21a

38,20±4,39c

45,52±2,63ab

9h

44,61±2,12a

44,68±2,50a

42,01±1,33ab

12h

46,84±0,27a

40,38±1,97b

49,79±1,27a

24h

50,36±3,15a

32,17±1,82c

41,99±2,33b

48h

43,62±2,59a

35,78±2,66b

35,41±1,23b

72h

51,36±2.,94a

30,74±1,36c

33,49±3,04c

96h

45,42±1,56a

35,06±3,21b

38,66±1,94ab


Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Các Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Qua bảng 4.2.10 cho thấy khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu có xu hướng giảm khác biệt so với đối chứng qua các lần thu mẫu. Ở nghiệm thức 0,072 mg/L, MCH của cá tăng sau 3 giờ tiếp xúc thuốc ở nghiệm thức 0,072 mg/L tăng 20,60% từ 47,31 (pg) lên 57,06 (pg) và ở nghiệm thức 0,036 mg/L tăng 24,50% từ 47,68 (pg) lên 59,36 (pg) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giai đọan cá chưa nhiễm thuốc cypermethrin. Cá nhiễm thuốc sau 24, 48, 72, 96 giờ có khối lượng trung bình của huyết sắc tố giảm so với đối chứng khác biệt có ý nghĩa và khác biệt so với giai đoạn đầu cá chưa nhiễm thuốc. Ở thời điểm 72 giờ cả 2 nghiệm thức 0,072 và 0,036 lần lược giảm 34,79% và 40,18% so với đối chứng (P<0,05). Kết quả này cũng tương tự như khi cá tra tiếp xúc Malachite green MCH giảm theo sự gia tăng nồng độ thuốc và chỉ tiêu này

chịu tác động của nồng độ thuốc không chịu tác động bởi thời gian ảnh hưởng của thuốc (Lương Thị Diễm Trang, 2009).

4.2.7 Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu (MCHC)

Bảng 4.7: MCHC (%) của cá trong quá trình thí nghiệm với cypermethrin


Nghiệm thức



Thời gian thu mẫu


Đối chứng

0,036 mg/L

(cypermethrin)

0,072 mg/L

(cypermethrin)

0h

24,51±2,30a

25,45±0,93a

24,491±.0,03a

3h

25,08±3,37a

25,18±0,19a

23,10±1,90a

6h

22,74±2,48b

25,75±0,88a

22,93±1,78ab

9h

22,02±1,17b

24,43±0,01a

21,79±1,41b

12h

22,32±0,96a

18,58±1,21b

19,33±1,64ab

24h

21,35±1,88ab

17,60±175c

28,46±1,76a

48h

20,04±1,06a

19,0±0,68a

18,81±1,72ab

72h

19,19±1,74a

19,02±,14ab

19,08±1,79a

96h

21,28±1,14ab

17,94±0,99a

18,88±1,38bc


Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

MCHC ở các nghiệm thức ở nồng độ 0,072 mg/L và 0,036 mg/L sau 12 giờ có xu hướng giảm lần lược 16,75% và 13,39%. Sau 24 giờ ở nồng độ 0,072 mg/L và 0,036 mg/L có xu hướng giảm lần lược 17,56% và 13,53 % nhưng cả sau 12, 24 giờ các nghiệm thức giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng qua các lần thu mẫu. Kết quả giảm tỉ lệ huyết sắc tố này tương tự trên nghiên cứu MG ảnh hưởng lên chỉ tiêu huyết học ở cá hồi nước ngọt và cá trê (Clarias gariepinus) (Tanck et al.,1995). Với kết quả nghiên cứu của Srivastava et al., (1996) và Svobodova et al. (1997) trên cá Heteropneustes fossilis cho biết tổng số lượng hồng cầu, hemoglobin và tỉ lệ huyết sắc tố bị giảm xuống .

Tóm lại, máu là một chỉ tiêu sinh lý phản ánh một phần tình trạng sức khỏe của cá hoặc sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên tình trạng sinh lý của cá. Các chỉ tiêu máu là rất quan trọng trong chuẩn đoán cấu trúc, chức năng, hiện trạng tế bào máu của cá nhiễm độc. Thay đổi số lượng hồng cầu và bạch cầu sau khi nhiễm cypermethrin có thể dẫn đến làm giảm miễn dịch không đặc hiệu của cá.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cypermethrin nói riêng và thuốc BVTV nói chung làm thay đổi các chỉ tiêu huyết học. Qua nghiên cứu sự nhiễm độc cypermethrin cho thấy khả năng gây độc của thuốc còn phụ thuộc đáng kể vào thời gian cá tiếp xúc với thuốc và hàm lượng thuốc. Sau khi cá tiếp xúc thuốc

làm giảm tế bào hồng cầu, hemoglobin, hematorit cũng như giảm nhẹ MCHC gây ra hịên tượng thiếu máu. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự gia tăng nhẹ MCV, MCH khi cá nhiễm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất cypermethrin nhưng số lượng MCV và MCH tăng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đáp ứng này cũng được nghiên cứu trên cá chép bị nhiễm độc chất phenitrothion, imidan và dichlorvos (svobodova, 1971, 1975) và diazinon (Svoboda et al., 2001). Giảm tế bào hồng cầu và hemoglobin trên cá chép nước ngọt (Cyprinus carpio L) sau khi tiếp xúc diazinon cũng đã được nghiên cứu bởi Svoboda et al. (2001).

4.3 Ảnh hưởng của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri lên chỉ tiêu huyết học cá tra

Dấu hiệu bên ngoài

Cá bệnh có hiện tượng nổi trên mặt nước, bơi lờ đờ cặp mé và màu sắc nhợt nhạt. Trên cơ thể cá có những đốm xuất huyết ở mòm, các gốc vi, nắp mang, hậu môn, mang màu sắc nhạt, bụng chứơng to, đôi khi có hiện tượng mắt lồi.

Dấu hiệu bên trong xoang nội quan

Cá bệnh dạ dày trướng to, gan màu sắc nhợt nhạt, thận sưng, trên gan thận, tỳ tạng có nhữn đốm nhỏ màu trắng đục kích cỡ không đều. Tuy nhiên khi cá mới nhiễm chỉ thấy xuất hiện những đốm trắng trên thận.

Hình 4 1 Cá bệnh mủ gan 4 3 1 Số lượng hồng cầu Bảng 4 8 Các chỉ tiêu huyết 1


Hình 4.1 Cá bệnh mủ gan



4.3.1 Số lượng hồng cầu

Bảng 4.8: Các chỉ tiêu huyết học trong quá trình thí nghiệm cá tiêm vi khuẩn E.ictaluri


Nghiệm thức


Các chỉ tiêu huyết học Đối chứng 3,5x104cfu/ml 3,5x102cfu/ml Số Hồng Cầu*106tếbào/mm3 1,85±0,02a 1,40±0,03c 1,51±0,02b Tổng Bạch Cầu*104tế bào/mm3 18,08±0,66a 14,94±0,61b 16,02±0,87a Tỉ lệ huyết cầu 33,74±1,83a 33,35±1,42a 27,51±1,20b Hàm lượng huyết sắc tố 5,48±0,22a 4,03±0,33b 3,78 ±0,15b MCV 186,77±16,42b 252,75±19,09a 205,39±11,58b

MCH 31,65±2,33a 25,27±1,88b 28,12±1,44a

MCHC 19,96±1,26a 12,66±0,87b 13,62±1,38b



Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.


Kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<00,5) rò rệt trong số lượng hồng cầu ở cá nhiễm bệnh ở 2 nghiệm thức 3,5x104 cfu/ml và 3,5x102 cfu/ml so với đối chứng. Trên nghiệm thức đối chứng số lượng hồng cầu của cá trung bình vào khoảng 1,85 (106 tế bào/mm3), nhưng ở nghiệm thức 3,5x104 cfu/ml số lượng hồng cầu trung bình 1,402 (106tế bào/mm3) (giảm 0,75 lần) và ở nghiệm thức 3,5x102 cfu/ml số lượng hồng cầu trung bình khỏang 1.51 (106 tế bào/mm3 ) (giảm 0,81 lần).

Bên cạnh những thay đổi về số lượng còn ghi nhận được những biến đổi bất thường về hình dạng hồng cầu ở cá bệnh là sự xuất hiện những hồng cầu không nhân và hồng cầu có nhiều nhân. Theo Hibiya (1982), trong điều kiện sinh lý thay đổi xuất hiện những hồng cầu không nhân ở máu ngọai vi, nó bắt màu tương tự như hồng cầu bình thường. Hiện tuợng số lượng hồng cầu giảm là do tế bào hồng cầu ở ca bệnh xuất hiện nhiều cụm vi khuẩn nhằm phá vỡ tế bào hồng cầu.

Theo số liệu thống kê cho thấy có hiện tượng giảm tỉ lệ huyết sắc tố và MCHC ở cá không có biểu hiện bệnh gan thận mủ là có ý nghĩa thống kê

(p<0,05). Kết quả này cũng cho thấy MCH giảm so với đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Ngoài ra đã có nghiên cứu sự biến đổi huyết học trên cá rô phi Oreochrmis niloticus nhiễm Edwardsiella tarda (Benli va Yildiz, 2004), Pathiratne và Rajapakshe (1998) trên cá Cichlid châu Á (Etroplus suratensis) bệnh EUS cũng cho kết quả tương tự.

4.3.2 Số lượng bạch cầu

Có 4 loại bạch cầu quan sát được trong quá trình định loại và định lượng tế bào bạch cầu bao gồm: lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân và tiểu cầu, không tìm thấy bạch cầu toan tính và bạch cầu kiềm tính. Tế bào lympho hình cầu nhân bắt màu tím với một lớp mỏng tế bào chất xanh nhạt xung quanh. Tiểu cầu dài hơn bắt màu cũng tương tự với tế bào lympho khi nhuộm dung dịch Wright and Giemsa. Bạch cầu trung tính có kích thước 8-13µ, có hình tròn hoặc hình oval, kích thước lớn hơn hồng cầu. Nhuộm Giemsa, nhân bắt màu đỏ tím, vùng cấu trúc lưới bắt màu tím đậm, hạt tế bào chất bắt màu khác nhau tùy thuộc giai đoạn phát triển của tế bào (Hibiya, 1982). Bạch cầu đơn nhân khá lớn với nhân màu tím xanh chiếm gần hết tế bào. Theo Ranzani-Paiva (1995) rất khó để duy trì sự tồn tại của bạch cầu kiềm tính, đây chính là nguyên nhân làm ta khó tìm thấy bạch cầu kiềm tính trong máu cá (trích dẫn bởi Silvia Romão & ctv, 2006). Đồng thời Modra (1998) cũng báo cáo về sự tập trung rất ít của bạch cầu toan tính và thiếu hẳn sự tồn tại của bạch cầu kiềm tính ở một vài lòai cá như Cyprinus cario, Tinca tinca, Siluris glanis Oncorhinchus mykiss ( trích dẫn bởi Silvia Romão et al, 2006).

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí