Đối Với Cơ Quan Đại Diện Phần Vốn Nhà Nước


(i) Ước lượng thu nhập hiện tại từ chi phí thuế hiện hành. Thuế thu hiện hành chỉ là phần nghĩa vụ thuế ước tính, chưa phải số thực trả. Dữ liệu về thuế các doanh nghiệp cung cấp là dữ liệu trước khi có kết quả kiểm tra/thanh tra thuế.

(ii) Giải thích những khoản chênh lệch cơ bản phát sinh do sự khác biệt giữa quy định/thực hiện của kế toán và thuế.

(iii) Công khai các khoản ưu đãi thuế không chắc chắn, có thể làm tăng nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.

(iv) Công khai các khoản thu nhập từ nước ngoài.


(v) Công bố các loại thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau của mỗi loại thu nhập chịu thuế.

Trong đó các khoản ưu đãi thuế không chắc chắn là một nội dung quan trọng, hàm ý về rủi ro thuế có thể gây ra cho nhà đầu tư. Ủy ban chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ đã quy định phải ghi nhận kế toán đối với khoản ưu đãi thuế không chắc chắn trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ 15/12/2006. Do đó, việc đo lường lợi ích/rủi ro thực tế của lập kế hoạch thuế của doanh nghiệp (corporate tax planning) được đa dạng và cụ thể hơn (McCarty, 2012).

Lev & Nissim (2004) đúc kết rằng mức công khai thông tin về thuế có ảnh hưởng lên khả năng phân tích nhanh của các nhà phân tích, và nhà đầu tư có thêm thông tin để ước lượng về thu nhập tương lại của cổ phiếu. Ngoài ra, việc công khai thêm thông tin chi tiết liên quan chi phí thuế của các doanh nghiệp niêm yết làm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin về KHT giữa nhà quản trị và cổ đông, tạo động lực cho nhà quản trị hành động vì lợi ích chung của công ty, tránh gây ra rủi ro thuế làm giảm GTDN (Desai & cộng sự, 2009).

Ban hành thêm quy định về đánh giá ban giám đốc doanh nghiệp niêm yết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


Bộ Tài Chính cần quy định về trách nhiệm của ban giám đốc liên quan đến thuế để HOSE và HNX chuẩn hóa thành tiêu chuẩn chấm báo cáo thường niên của doanh nghiệp, mục “Đánh giá ban giám đốc”. Việc ban hành quy định này sẽ

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 19


góp phần gia tăng trách nhiệm của nhà quản trị cũng như tính minh bạch và giải trình của các quyết định thuế cũng như KHT.

Bổ sung quy định về bảo vệ nhà đầu tư.


Vụ phát triển thị trường chứng khoán cần chú trọng xây dựng và thông qua quy định về bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ, tránh việc bòn rút tài sản công ty bởi các cổ đông lớn. Vấn đề bất đồng nhất lợi ích giữa cổ đông và cổ đông (principal-principal conflict) trong lý thuyết đại diện cho thấy cổ đông lớn, đặc biệt là cổ đông có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của nhà quản trị, có thể định hướng các quyết định của nhà quản trị có lợi cho họ/nhóm cổ đông lớn. Nhà nước trong các công ty niêm yết vừa là cổ đông, vừa là người thu thuế, vì vậy Nhà nước có thể ưu tiên mục tiêu tăng thu cho ngân sách trong ngắn hạn hơn là vì sự tăng trưởng của công ty trong dài hạn. Để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ, môi trường pháp lý càng mạnh, lợi ích của cổ đông nhỏ càng được đảm bảo (Bradshaw & cộng sự, 2019). Bradshaw

Tổng cục thuế tăng cường giám sát tuân thủ thuế


Tổng cục thuế cần tăng cường công tác giám sát tuân thủ, tránh các hành vi tối thiểu hóa chi phí thuế bằng trốn thuế. Slemrod (2004) đã chỉ ra mức thuế suất hiệu dụng quá thấp tại các doanh nghiệp thuộc ngành có lợi thế về thuế (trong nghiên cứu này là các doanh nghiệp có mức sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước) một mặt làm lợi cho các bên tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, tuy nhiên, mặt khác cản trở cơ hội của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, tăng cường tuân thủ thuế không chỉ góp phần bảo vệ nhà đầu tư mà bảo vệ chính doanh nghiệp, tránh tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vi phạm về chuẩn mực và nguyên tắc kế toán, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần tăng cường thẩm tra thuế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế của các doanh nghiệp niêm yết, từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp niêm yết khai thác lợi ích từ KHT phải dựa trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về thuế.


5.2.3.2. Đối với cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước


Trong các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết có sở hữu Nhà nước, đại diện chủ sở hữu là ai tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp. Theo Điều 4 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 3/1/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước, đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần bao gồm: (i) Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, quản lý các tập đoàn/tổng công ty. (ii) Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (iii) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước15.

Theo lý thuyết đại diện, kết quả của nghiên cứu cho thấy hai vấn đề mâu thuẫn liên quan đến cổ đông-cổ đông: (i) Mâu thuẫn giữa đại diện - chủ sở hữu Nhà nước và cổ đông Nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết có sở hữu Nhà nước kiểm soát: đại diện cho chủ sở hữu nhưng không điều hành doanh nghiệp vì mục tiêu của chủ sở hữu. (ii) Sự đánh đổi mục tiêu của chính cổ đông Nhà nước: thu thuế hay tăng giá cổ phiếu.

Như vậy, Luận án cho rằng cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước cần chú trọng vai trò nhà đầu tư tài chính hơn là can thiệp vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp niêm yết thông qua lựa chọn/chỉ định nhà quản trị cho các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước chi phối. Cơ chế quản trị theo hướng kiểm soát và điều chỉnh không tạo điều kiện cho phát huy tính sáng tạo, tự chủ của nhà quản trị, vì vậy Nhà nước nên theo mô hình quản lý trao quyền, phù hợp với Lý thuyết nhà quản lý trong đồng nhất mục tiêu giữa nhà quản trị và cổ đông. Trong dài hạn, Nhà nước không thể đánh đổi mục tiêu thu thuế bằng mục tiêu gia tăng tài sản, bởi thuế là một khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, và nguồn thu chỉ tăng lên khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thực hiện tốt tuân thủ thuế.

5.2.4. Đối với nhà nghiên cứu


Luận án đã cung cấp bằng chứng về lợi ích của KHT trong gia tăng GTDN, cho các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam. Kết quả của Luận án đã


15 Thành lập năm 2005


bổ sung và mở rộng thêm nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN vốn còn rất ít ở Việt Nam. Cụ thể hơn, sở hữu Nhà nước làm gia tăng ảnh hưởng thuận chiều của KHT đối với GTDN của các doanh nghiệp niêm yết có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát qua cơ chế, chính sách ưu đãi thuế, tiếp cận tín dụng… Kết quả về sự ảnh hưởng của các yếu tố khác đến GTDN đã gợi mở những vấn đề hiện có của nhóm doanh nghiệp phi tài chính niêm yết có sở hữu nhà nước ở mức kiểm soát. Trước hết là sự tác động ngược chiều của sở hữu nhà nước đến GTDN, có nghĩa là mức sở hữu nhà nước (từ 50% trở lên số vốn cổ phần có quyền biểu quyết) càng lớn thì GTDN càng giảm. Nói cách khác, sở hữu Nhà nước truyền dẫn qua các cơ chế khác nhau, ảnh hưởng đến KHT làm giảm GTDN. Tiếp theo, kết quả nghiên cứu của Luận án đồng thời cho thấy khi tăng mức đầu tư vốn và quy mô doanh nghiệp góp phần tạo thêm giá trị cho nhóm doanh nghiệp này. Tuy nhiên mức độ đầu tư vốn và quy mô của nhóm doanh nghiệp này nhỏ hơn so với mức của nhóm doanh nghiệp không có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính của nhóm doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát ảnh hưởng ngược chiều và mức độ ảnh hưởng lớn hơn. Do vậy, Luận án cho rằng các doanh nghiệp có sở hữu kiểm soát bởi nhà nước đã khai thác nhiều hơn lá chắn thuế, theo đó có thể khiến doanh nghiệp đối diện với rủi ro tài chính trong tương lai. Hơn nữa, Luận án đồng thời nghi vấn về hiệu quả trong quản lý vốn đầu tư Nhà nước qua các dự án doanh nghiệp thực hiện.

Luận án gợi ý các nhà nghiên cứu về sử dụng chỉ tiêu ETR kế toán để đo lường KHT và tỷ lệ sở hữu Nhà nước để đánh giá vấn đề mâu thuẫn lợi ích/thống nhất lợi ích giữa nhà quản trị - cổ đông hoặc giữa cổ đông chi phối – cổ đông nhỏ, cổ đông Nhà nước trong lựa chọn mục tiêu thu thuế hay tăng giá cổ phiếu. Đầu tiên, ETR là một thước đo phù hợp để đo lường đánh giá tổng thể KHT, theo kết quả nghiên cứu của Luận án cho 513 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam, ETR càng thấp GTDN càng cao. Kết quả này thống nhất với cách tiếp cận của Nguyen và cộng sự (2020). Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu Nhà nước là một thước đo đánh giá vấn đề mâu thuẫn lợi ích/thống nhất lợi ích giữa nhà quản trị và cổ đông hoặc sự mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông lớn với cổ đông nhỏ hoặc sự mâu thuẫn


của chính cổ đông Nhà nước khi lựa chọn mục tiêu thu thuế hay gia tăng giá cổ phiếu. Lý thuyết đại diện và lý thuyết quản lý cùng cho rằng doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông nếu cổ đông chi phối Nhà nước đồng thời là đại diện doanh nghiệp. Ngược lại, mức sở hữu của Nhà nước dưới mức kiểm soát làm cho vấn đề bất đồng lợi ích giữa nhà quản trị và cổ đông xảy ra, các quyết định thuế của nhà quản trị không góp phần gia tăng GTDN. Trong trường hợp, cổ đông Nhà nước là cổ đông chi phối, mục tiêu thu thuế và mục tiêu gia tăng giá cổ phiếu khó có thể thực hiện đồng thời. Do vậy, Luận án gợi ý các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng ETR để đo lường KHT và sử dụng mức sở hữu kiểm soát của Nhà nước tại doanh nghiệp niêm yết trong các nghiên cứu có liên quan.

Cuối cùng, Luận án cũng đề xuất các nhà nghiên cứu về KHT, đặc biệt là KHT ở Việt Nam nên chú trọng đến sự khác biệt về thực trạng KHT và chính sách thuế nhằm phát hiện những rủi ro ảnh hưởng đến KHT của doanh nghiệp, có thể gây ra rủi ro cho các cổ đông.

5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI

5.3.1. Hạn chế đề tài

Trước hết về phương pháp phân tích suy luận của đề tài là phương pháp thông kê truyền thống. Nguyễn Văn Tuấn (2019) cho rằng việc sử dụng phương pháp Bayes (kiểm định xác suất) có thể trả lời cụ thể xác suất xảy ra ở mức bao nhiêu đối với sự ảnh hưởng thuận chiều của KHT đến giá trị doanh nghiệp.

Luận án đã đánh giá được sự khác biệt về ảnh hưởng của KHT đến GTDN theo nhóm công ty có sở hữu Nhà nước kiểm soát hoặc không kiểm soát. Tuy nhiên, Luận án chưa phân tích ảnh hưởng cụ thể theo từng phân cấp cơ quan đại diện sở hữu phần phần vốn Nhà nước. Ngoài ra, thời gian lấy dữ liệu chỉ 5 năm và chưa phân tích sự khác biệt theo ngành.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Trong các nghiên cứu tới đây, tác giả dự định dùng phương pháp kiểm định xác suất Bayes để kiểm định cũng như lựa chọn mô hình tối ưu cho đề tài. Ngoài ra, tác giả mong muốn sẽ cung cấp thêm thông tin về KHT cũng như mối quan hệ


giữa KHT và GTDN có tính đến yếu tố ngành và đánh giá vai trò điều tiết của cổ đông kiểm soát Nhà nước theo phân cấp trung ương hoặc địa phương.

------------------------------------------------------------------


TÓM TẮT CHƯƠNG 5


Luận án đã đánh giá sự ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp, trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp minh chứng hỗ trợ cho giả thuyết về ảnh hưởng thuận chiều của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2015-2019, cho cả trường hợp mẫu chung và tách mẫu riêng thành các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước trên 50% và các doanh nghiệp còn lại. Ngoài ra, nghiên cứu khẳng định sự ảnh hưởng đảm bảo ý nghĩa thông kê, mang tính điều tiết của sở hữu Nhà nước lên mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp, trong đó sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát làm mạnh thêm mối quan hệ này và ngược lại làm yếu đi mối quan hệ giữa KHT và giá trị doanh nghiệp trong trường hợp các doanh ngiệp không có sở hữu Nhà nước kiểm soát hoặc không có sở hữu Nhà nước. Cuối cùng, Luận án đưa ra những gợi ý/khuyến nghị đối với nhà đầu tư, nhà quản trị, Bộ Tài Chính và cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước, đồng thời Luận án khẳng định những đóng góp cho khoa học và thực tiễn cũng như một số hạn chế và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


Lê Hoàng Vinh, Bùi Kim Dung, Vũ Thị Anh Thư, Lưu Khánh Hòa & Nguyễn Thị Lan Anh (2019). Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.


Ngô Kim Phượng, Lê Hoàng Vinh, Lê Mạnh Hưng & Lê Thị Thanh Hà (2018). Phân tích tài chính doanh nghiệp (4 ed.). Việt Nam: NXB Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.


Nguyễn Minh Kiều (2014). Tài chính doanh nghiệp cơ bản: Nhà xuất bản Tài chính.


Nguyễn Văn Tuấn (2020). Mô hình hồi quy và khám phá khoa học: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.


Nguyễn Văn Tuấn (2019). Phân Tích Dữ Liệu Với R, NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.


Nguyễn Văn Tuấn, (2018). Cẩm Nang Nghiên Cứu Khoa Học: Từ Ý Tưởng Đến Công Bố, NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.


Tiếng nước ngoài


Adnan, A. & N. Ahmed (2019). The transformation of the Corporate Governance Model: A literature review. Copernican Journal of Finance & Accounting 8(3): 7-47.

Ngày đăng: 12/02/2023