Kỳ Vọng Và Kết Quả Của Các Giả Thuyết Nghiên Cứu


Chương 5:

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ


5.1. KẾT LUẬN

Luận án được thực hiện với 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể: (i) Đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN đối với trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam. (ii) Đánh giá vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam. (iii) Đề xuất, khuyến nghị KHT phù hợp với GTDN theo hoạch định tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam khi có và không có điều tiết bởi sở hữu Nhà nước.

Luận án đã sử dụng dữ liệu chữ về các lý thuyết nền để xây dựng khung lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu trước có liên quan để xác định khoảng trống của nghiên cứu, trên cơ sở đó mô hình nghiên cứu của Luận án được hình thành. Bên cạnh đó, Luận án tiến hành thu thập dữ liệu số từ báo cáo tài chính và dữ liệu thống kê về tỷ lệ sở hữu Nhà nước được cung cấp bởi Công ty Cổ phần FiinGroup. Mẫu nghiên cứu gồm 513 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chính Minh và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội. Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích biểu đồ kết hợp với chọn mẫu có mục đích và phân tích hồi quy OLS, FEM, REM và GLS để đạt được các mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

Kết quả của Luận án hỗ trợ cho các giả thuyết nghiên cứu của đề tài trong đó:

(i) Giả thuyết H1 về ảnh hưởng thuận chiều của KHT lên GTDN, nghĩa là ETR giảm và Tobin’Q tăng. (ii) Giả thuyết H2a về nhìn chung sở hữu Nhà nước ảnh hưởng ngược chiều đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN. (iii) Giả thuyết H2b về sở hữu Nhà nước ảnh hưởng thuận chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN khi Nhà nước có sở hữu ở mức kiểm soát. (iv) Giả thuyết H2c về sở hữu Nhà nước ảnh hưởng ngược chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN khi Nhà nước sở hữu ở mức không kiểm soát. (v) Giả thuyết H3 về KHT của doanh nghiệp có điều


tiết bởi sở hữu nhà nước phù hợp với hoạch định GTDN hơn so với KHT của doanh nghiệp không có điều tiết bởi sở hữu nhà nước, đặc biệt mức sở hữu kiểm soát của nhà nước làm tăng giá trị tăng thêm từ KHT (Bảng 5.1).

Tóm lại, Luận án đã đạt mục tiêu nghiên cứu, bổ sung thêm nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của KHT đến GTDN, trong đó chỉ rõ trong bối cảnh của Việt Nam KHT góp phần gia tăng GTDN và sự ảnh hưởng này càng lớn đối với nhóm các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát. Ngược lại, sở hữu Nhà nước ở mức càng thấp, sự ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước lên mối quan hệ giữa TP và FV suy yếu dần.


Bảng 5.1 Kỳ vọng và kết quả của các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết

Ký hiệu biến


Dấu


Kết quả


Trình bày

Nội dung

Ký hiệu

KHT ảnh hưởng thuận chiều đến GTDN, nghĩa là biến TP đo lường bằng ETR kế toán (viết gọn là ETR) ảnh hưởng ngược chiều lên biến FV, và theo đó ETR càng thấp thì GTDN càng cao.


H1


TP


Hỗ trợ giả thuyết: KHT ảnh hưởng thuận chiều đến GTDN

Dòng 2 cột

2, cột 3 và

cột 4 của

Bảng 4.9

Nhìn chung, sở hữu nhà ảnh hưởng ngược chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN, nghĩa là sở hữu Nhà nước làm suy yếu mối quan hệ giữa KHT và giá trị doanh nghiệp.


H2a


TP*SOWN


Hỗ trợ giả thuyết: Nhìn chung sở hữu Nhà nước làm suy yếu mối quan hệ giữa KHT & GTDN

Dòng 4 cột

2 của Bảng

4.15

Mức sở hữu kiểm soát của Nhà nước ảnh hưởng thuận chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN, nghĩa là sở hữu Nhà nước làm mạnh thêm mối quan hệ giữa KHT và GTDN khi Nhà nước sở hữu ở mức kiểm soát.


H2b


TP*SOWN


+

Hỗ trợ giả thuyết: mức sở hữu kiểm soát của Nhà nước làm mạnh thêm mối quan hệ giữa KHT & GTDN

Cột 3 Bảng

4.15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 18


Mức sở hữu không kiểm soát của Nhà nước ảnh hưởng ngược chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN, nghĩa là sở hữu Nhà nước làm suy yếu mối quan hệ giữa KHT và GTDN khi Nhà nước sở hữu ở mức không kiểm soát.


H2c


TP*SOWN


Hỗ trợ giả thuyết: mức sở hữu không kiểm soát của Nhà nước làm yếu đi mối quan hệ giữa KHT & GTDN

Cột 4

Bảng 4.15

KHT của doanh nghiệp có điều tiết bởi sở hữu nhà




Hỗ trợ giả thuyết: KHT

- Dòng 2 và dòng 4 của

cột 2; 3; 4 của Bảng 4.15

nước phù hợp với hoạch định GTDN hơn so với KHT




của doanh nghiệp có điều

của doanh nghiệp không có điều tiết bởi sở hữu nhà




tiết bởi sở hữu nhà nước

nước, đặc biệt mức sở hữu kiểm soát của nhà nước

làm tăng giá trị tăng thêm từ KHT.


H3

TP;


TP*SOWN


─ ;+

phù hợp với hoạch định

GTDN hơn và mức sở hữu





kiểm soát của nhà nước





làm tăng giá trị tăng thêm





từ KHT


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của Luận án


5.2. GỢI Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ


Dựa trên kết quả nghiên cứu, Luận án đưa ra các gợi ý và khuyến nghị đối với nhà đầu tư, nhà quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết, Bộ Tài Chính, cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước và các nhà nghiên cứu, cụ thể:

5.2.1. Đối với các nhà đầu tư


Kết quả nghiên cứu của Luận án gợi ý các nhà đầu tư nên chọn cổ phiếu của các công ty niêm yết có KHT tạo ra giá trị tăng thêm. Các doanh nghiệp có thuế suất hiệu dụng thấp hơn có KHT tốt hơn đối với sự gia tăng GTDN cũng như giá cổ phiếu. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể nhận biết nhanh doanh nghiệp có quan tâm hiệu quả của KHT hay không qua đánh giá chỉ tiêu thuế suất hiệu dụng kế toán (GAAP ETR). Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể đánh giá thêm thuế thu nhập hiện hành và khoản thuế thu nhập hoãn lại của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và có thể có giải trình chi tiết hơn trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Luận án đồng thời chỉ rõ mức tăng giá trị công ty/cổ phiếu từ KHT của các công ty niêm yết có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát cao hơn so với KHT của các công ty niêm yết có sở hữu Nhà nước ở mức không kiểm soát. KHT của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát phù hợp với hoạch định GTDN hơn so với KHT của các doanh nghiệp không có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát. Đây là thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư khi cân nhắc lựa chọn cổ phiếu của các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước.

Tuy nhiên, Luận án cho rằng nhà đầu cần cẩn trọng, không nên nắm giữ cổ phiếu của các công ty niêm yết có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước trong thời gian dài, vì giá cổ phiếu thường biến động mạnh trước và sau các đợt thoái vốn. Giá cổ phiếu có thể tăng mạnh trước các đợt rút vốn của Nhà nước và điều chỉnh giảm sau đó, như trường hợp của cổ phiếu VNM, SAB, FPT... trong năm 2017. Kết quả của Luận án cho thấy các doanh nghiệp niêm yết có tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức chi phối và càng lớn, cấu trúc vốn rủi ro hơn và mức đầu tư vốn thấp hơn. Vì vậy,


yếu tố quan trọng hỗ trợ tăng giá cổ phiếu chính là doanh nghiệp có chất lượng quản trị tốt và có năng lực cạnh tranh tốt trong kinh doanh. Trong dài hạn, chất lượng quản trị doanh nghiệp tốt sẽ hỗ trợ khai thác hiệu quả KHT, từ đó có góp phần gia tăng bền vững GTDN cũng như giá cổ phiếu (Cai & Liu, 2009; Santana & Rezende, 2016).

Luận án khẳng định thêm các nhà đầu tư cần quan tâm đến các doanh nghiệp có quy mô lớn và có mức đầu tư vốn cao, bởi đây là những yếu tố góp phần gia tăng GTDN. Không những thế, các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và mức đầu tư vốn lớn đều tạo lợi ích thuế cho cổ đông. Đối với đòn bẩy tài chính, các nhà đầu tư cần cẩn trọng đối với những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao. Kết quả của Luận án là minh chứng cho thấy doanh nghiệp càng tăng vốn nợ, cổ đông càng dễ chịu rủi ro giảm giá cổ phiếu do giá trị công ty bị ảnh hưởng. Nói cách khác, doanh nghiệp cũng không nên khai thác lá chắn thuế do tăng nợ vay. Khi tỷ số nợ đã quá cao, việc doanh nghiệp đánh đổi lợi ích thuế bằng một cấu trúc vốn nhiều rủi ro khiến doanh nghiệp có thể gặp khó khăn tài chính, hoặc thậm chí kiệt quệ tài chính, dẫn đến phá sản doanh nghiệp (Lê Hoàng Vinh & cộng sự, 2019; Vo & Ellis, 2017). Ngoài ra, nghiên cứu của Dharwadkar & cộng sự (2000) đã chỉ ra tại các nước đang phát triển, tăng nợ làm tăng chi phí đại diện, hậu quả làm xói mòn GTDN.

5.2.2. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp


Kết quả nghiên cứu của Luận án đã chỉ ra doanh nghiệp đầu tư vào KHT đem lại giá trị tăng thêm, trong đó các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước kiểm soát có KHT phù hợp với hoạch định tài chính hơn so với các doanh nghiệp không có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát. Đây là thông tin hữu ích để các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước kiểm soát thực sự đầu tư vào lập KHT, hướng tới mục tiêu gia tăng GTDN.

Luận án khuyến nghị các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam nên chủ động quyết định các hoạt động thuế theo đặc điểm của doanh nghiệp và dựa trên khung lý thuyết về KHT của Scholes & cộng sự (1992) và Karayan &


Swenson (2007). Theo Scholes & cộng sự (1992), KHT của doanh nghiệp cần đề cập tới tất cả các bên liên quan, tất cả các loại thuế và tất cả các loại chi phí phát sinh. Đối với khung kế hoạch thuế SAVANT của Karayan & Swenson (2007), doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các nội dung từ xác định chiến lược thuế (S), dự báo thuế (A), tạo giá trị tăng thêm từ thuế (VA), thương lượng liên quan đến thuế (N) và chuyển đổi giao dịch vì lợi ích thuế (T). Các hoạt động thuế trong khung SVANT hợp khớp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa thuế. Luận án gợi ý rằng các hoạt động trong khung SAVANT cần tập trung cho các vấn đề về thuế phù hợp với đặc điểm về quản trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có đặc thù quản trị khác nhau cần có chiến lược thuế khác nhau (Wahab & cộng sự, 2017).

Kết quả nghiên cứu của Luận án gợi ý các lợi ích thuế có thể tạo ra từ gia tăng mức độ đầu tư vốn, khai thác lợi thế doanh nghiệp theo quy mô và lập giới hạn đối với gia tăng lợi ích thuế từ sử dụng nợ vay. Cụ thể hơn các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tăng tỷ trọng phân bổ vào các tài sản cố định hoặc khai thác tốt mối quan hệ chính trị có được từ quy mô lớn của doanh nghiệp. Khai thác lợi ích thuế từ tăng mức độ đầu tư vồn vào tài sản cố định vừa giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả đòn bẩy hoạt động, lợi nhuận gia tăng khi tăng giá trị tài sản cố định hữu hình . Ngoài ra, việc chuyển đổi doanh thu theo thời gian bằng sử dụng phương pháp khấu hao sẽ góp phần điều chỉnh các khoản thuế phải trả vào những thời điểm có lợi hơn cho doanh nghiệp. DeAngelo & Masulis (1980) và Kirpatrick (2020) đều cho rằng nên chọn lợi ích thuế từ đầu tư thêm vào tài sản cố định hơn là từ sử dụng vốn nợ để chấp nhận đánh đổi một cấu trúc vốn rủi ro.

Ngoài ra, cam kết quản trị thuế cần được coi trọng là một phần của kế hoạch tài chính tổng thể. Doanh nghiệp cần phải minh bạch hơn thông tin về thuế, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Các chú thích trong thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần cung cấp nhiều thông tin hơn về thuế, trong đó giải thích rõ các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa ETR và STR, đặc biệt là các khoản lợi


ích thuế không chắc chắn (uncertain tax benefit), để nhà đầu tư có đầy đủ thông tin ra quyết định đầu tư (Scholes & cộng sự, 2015).

Trong dài hạn, doanh nghiệp không nên lệ thuộc vào duy trì sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát để cải thiện giá trị doanh nghiệp. Các công ty có thể sử dụng nguồn lực và kinh nghiệm thực tế trong lập KHT để tạo ra lợi ích thuế. Bên cạnh đó, doanh nghiêp cũng có thể sử dụng chuyên gia thuế hoặc tư vấn thuế để tối đa hóa lợi ích của KHT. Trong bối cảnh Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam nói riêng các doanh nghiệp cần chủ động KHT phù hợp với đặc điểm cũng như chiến lược của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.

Do vậy, đề tài kết luận rằng đầu tư chiến lược KHT hỗn hợp và theo khung SAVANT có thể đem lại nhiều lợi ích hơn trong việc làm tăng giá trị của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

5.2.3. Đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan


Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng là thông tin hữu ích cho các cơ quan Nhà nước có liên quan, gồm có: Bộ Tài Chính và cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết.

5.2.3.1 Đối với Bộ Tài Chính


Các hàm ý và nội dung khuyến nghị đối với Bộ Tài Chính gồm:


Quy định công khai thêm thông tin thuế


Luận án cho rằng việc theo đuổi tối đa hóa lợi ích thuế có thể dẫn tới các rủi ro gặp phải từ thuế và ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Vì vậy Bộ Tài Chính, cụ thể là Vụ phát triển thị trường chứng khoán cần phối hợp với Vụ chế độ kế toán và kiểm toán để xây dựng và yêu cầu doanh nghiệp giải trình nhiều hơn thông tin về kết quả các quyết định thuế của doanh nghiệp trong mẫu báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết. Trên cơ sở đó HOSE và HNX phải bổ sung thông tin thuế như một chỉ tiêu chấm báo cáo thường niên của doanh nghiệp.

Các thông tin về thuế cần công khai:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023