Ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh - 6


4.2.3. Xem xét tính minh bạch của doanh nghiệp

4.2.3.1. Kết quả nghiên cứu

Bảng 4.6: ảnh hưởng của tính minh bạch thông tin đối với các khoản vay ngân hàng liên quan đến hành vi tránh thuế (kết quả dựa trên khoản tích lũy linh hoạt)



Tên biến

Loan Structure

Loan cost

Loan maturity

Trên trung bình

Dưới trung bình

Trên trung bình

Dưới trung bình

Trên trung bình

Dưới trung bình


ETR

-0.007

0.010

-0.005

0.030

-0.019

-0.036

(0.802)

(0.777)

(0.496)

(0.138)

(0.535)

(0.246)


BT_diff

-0.018

-0.163**

-0.073

0.009

0.224

-0.132*

(0.930)

(0.28)

(0.149)

(0.733)

(0.410)

(0.050)


BTper_diff

0.065

0.089

0.057*

0.004

-0.206

0.098

(0.706)

(0.246)

(0.053)

(0.866)

(0.314)

(0.151)

All control Variables

Year fixed effect

Industry fixed effect

Number of observations


153


537


145


469


153


541


R-Square


0.7491


0.619


0.6027


0.2377


0.6648


0.634

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh - 6

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Bảng này cho thấy kết quả tính minh bạch của công ty ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa quyết định vay ngân hàng và hành vi tránh thuế từ năm 2010 và 2017. Các kết quả của tính minh bạch thông tin được dựa trên các khoản tích lũy linh hoạt với các công ty có các khoản tích luỹ trên và dưới mức trung bình. Các biến phụ thuộc là Loan Structure tại thời điểm t; Loan cost tại thời điểm t; và Loan maturity tại thời điểm t. Biến độc lập là biến thuế suất hiệu lực (ETR) tại năm t-1, chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán (BT_diff) tại năm t-1 và chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán khi xem xét sự chênh lệch vĩnh viễn (BTper_diff) tại năm


t-1. Biến kiểm soát là biến đặc trưng của doanh nghiệp tại năm t-1 như tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ số nợ trên tổng tài sản (Lev), tài sản hữu hình trên tổng tài sản (PPE), tiền mặt và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản (Cash), mức tăng trưởng theo doanh thu (Growth), sở hữu (Private), giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) và vốn hóa thị trường (size). Ước tính dựa trên phép hồi quy OLS với các sai số chuẩn được điều chỉnh theo phương sai thay đổi; p_values trong ngoặc đơn đại diện cho kết quả kiểm định tính vững với tác động cố định năm và ngành. ***, **, * có nghĩa là mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5% và 10%.

4.2.3.2. Phân tích thực nghiệm.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tránh thuế TNDN thường đi kèm với tính minh bạch của công ty thấp, chẳng hạn như thông tin bất đối xứng, vấn đề đại diện và cổ đông lớn làm suy yếu lợi ích của cổ đông nhỏ và vừa (Chen và cộng sự, 2010; Hanlon và Heitzman, 2010; Shackelford và Shevlin, 2001). Sự gia tăng tính minh bạch của các doanh nghiệp có thể làm giảm sự bất đối xứng thông tin và tác động tiêu cực của các vấn đề về đại diện đối với giá trị doanh nghiệp. Sự gia tăng tính minh bạch của doanh nghiệp thường được coi là một dấu hiệu về sự cải thiện thông tin bất đối xứng, nó sẽ giúp các ngân hàng hiểu được điều kiện hoạt động của các công ty, đánh giá hợp lý rủi ro tín dụng của công ty và rủi ro vỡ nợ, cũng như nâng cao hiệu quả ký hợp đồng nợ và quản lý các khoản vay ngân hàng. Trong Bảng 4.6, kết quả của tính minh bạch thông tin được dựa trên các khoản tích lũy linh hoạt với các công ty có các khoản tích luỹ linh hoạt theo tỷ lệ trên và dưới mức trung bình. Các biến phụ thuộc là các biến vay ngân hàng. Đối với nhóm Loan Struture cho thấy các công ty có khoản tích lũy linh hoạt thấp hơn sẽ được các ngân hàng cho vay nhiều hơn dựa trên góc độ ETR và BTper_diff. Và ngược lại các ngân hàng sẽ cho vay ít hơn đối với nhóm có khoản tích lũy linh hoạt thấp hơn dựa trên góc độ BT_diff. Đối với nhóm Loan Cost cho thấy các công ty có khoản tích lũy linh hoạt thấp hơn sẽ được vay với chi phí thấp hơn khi đứng trên góc độ BTper_diff. Ngược lại, các ngân hàng sẽ cho các công ty vay với mức lãi suất cao hơn đối với các công ty có các khoản tích lũy linh hoạt thấp hơn đứng trên góc độ ETR và BT_diff. Đối với nhóm Loan


Maturity cho thấy các công ty có khoản tích lũy linh hoạt thấp hơn sẽ được ngân hàng cho vay với thời hạn dài hơn khi đứng trên góc độ BTper_diff. Ngược lại các ngân hàng sẽ cung cấp thời hạn ngắn hơn đối với các công ty có các khoản tích lũy linh hoạt thấp hơn đối với ETR và BT_diff. Tóm lại, đối với các công ty có các khoản tích lũy linh hoạt thấp hơn, có bằng chứng cho rằng các ngân hàng sẽ nhân nhượng hơn đối với hành vi tránh thuế TNDN, đặc biệt các ngân hàng cung cấp chi phí vay thấp hơn và nới lỏng các điều khoản vay với các công ty có tính minh bạch cao. Kết quả này hỗ trợ cho kỳ vọng của tác giả về giả thuyết H5 trong bài nghiên cứu này là tác động tiêu cực của hành vi tránh thuế TNDN đối với các giao dịch vay ngân hàng giảm khi sự minh bạch của công ty tăng lên.

4.2.4. Xem xét sự phối hợp về lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ

Nhiều nghiên cứu về quyết định cho vay của ngân hàng cho thấy các ngân hàng cũng xem xét sự phối hợp lợi ích giữa các cổ đông và chủ nợ khi ra quyết định cho vay. Với điều kiện tương tự, các ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn đối với các công ty có sự kiểm soát của nhà nước so với công ty có sự kiểm soát của tư nhân (Leuz và Oberholzer-Gee, 2006). Theo kết quả của bảng 4.3, tác giả thấy rằng các hệ số biến Private có ý nghĩa thống kê đáng kể và dương đối với các khoản vay ngân hàng, chi phí cho vay, và các điều khoản vay. Những kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng sẽ không đối xử phân biệt giữa các công ty có sự kiểm soát của nhà nước và các công ty có sự kiểm soát của tư nhân. Các ngân hàng cho vay nhiều hơn, thu lãi thấp hơn hoặc có thời hạn vay dài hơn đối với các công ty có sự kiểm soát của nhà nước và các công ty công ty có sự kiểm soát của tư nhân. Từ đó có thể thấy tác động tiêu cực của việc tránh thuế đối với các hợp đồng vay ngân hàng là như nhau đối với các công ty có sự kiểm soát của nhà nước so với các công ty có sự kiểm soát của tư nhân. Kết quả này cho thấy không có cơ sở để chấp nhận giả thiết H6 của tác giả.

4.2.5. Sự khác biệt trong tác động của việc tránh thuế đối với các khoản vay ngân hàng theo quy mô doanh nghiệp

4.2.5.1. Kết quả nghiên cứu


Bảng 4.7: Kiểm định sự khác biệt trong tác động của việc tránh thuế đối với các khoản vay ngân hàng theo quy mô doanh nghiệp


Tên biến

Loan Structure

Loan Cost

Loan Maturity

Large

firm

Small

firm

Large

firm

Small

firm

Large

firm


Small firm

ETR

-0.154

-0.021

-0.004

0.033

-0.219*

-0.115**


(0.318)

(0.732)

(0.862)

(0.260)

(0.100)

(0.020)

BT_diff

-0.219

0.195**

-0.026

-0.015

0.066

0.304***


(0.326 )

(0.035)

(0.522)

(0.694)

(0.79)

(0.000)

BTper_diff

0.143

0.187*

0.029

0.027

-0.024

-0.273***


(0.432)

(0.073)

(0.414)

(0.551)

(0.908)

(0.004)

All control Variables

Year fixed effect

Industry fixed effect

R-Squared

0.7191

0.732

0.523

0.433

0.677

0.756

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Tác giả chia biến vốn hóa thị trường (Size) thành năm nhóm, công ty có quy mô nhỏ là nhóm đầu tiên trong năm nhóm của biến vốn hóa thị trường, trong khi các công ty có quy mô lớn là nhóm có vị trí cuối cùng trong năm nhóm của biến vốn hóa thị trường. Biến phụ thuộc là các biến cho vay của ngân hàng tại năm t: Loan Structure, Loan Cost và Loan Maturity. Biến độc lập là biến thuế suất hiệu lực (ETR) tại năm t- 1, chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán (BT_diff) tại năm t-1 và chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán khi xem xét sự chênh lệch vĩnh viễn (BTper_diff) tại năm t-1. Biến kiểm soát là biến đặc trưng của doanh nghiệp tại năm t-1 như tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ số nợ trên tổng tài sản (Lev), tài sản hữu hình trên tổng tài sản (PPE), tiền mặt và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản (Cash), mức tăng trưởng theo doanh thu (Growth), sở hữu (Private), giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) và vốn hóa thị trường (size). Ước tính dựa trên phép hồi quy OLS với các sai số chuẩn được điều chỉnh theo phương sai thay đổi; p_values


trong ngoặc đơn đại diện cho kết quả kiểm định tính vững với tác động cố định năm và ngành. ***, **, * có nghĩa là mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5% và 10%.

4.2.5.2. Phân tích thực nghiệm.

Bảng 4.7 cho thấy báo cáo kết quả của sự khác biệt trong tác động của việc tránh thuế đối với các khoản vay ngân hàng giữa các công ty quy mô nhỏ và các công ty quy mô lớn. Kết quả của nhóm các khoản vay cho thấy các ngân hàng sẽ cung cấp các khoản vay lớn cho các công ty có quy mô nhỏ. Kết quả của nhóm chi phí vay cho thấy các ngân hàng cung cấp chi phí vay cao hơn đối với các công ty có quy mô nhỏ hơn khi đứng trên góc độ ETR và BT_diff. Ngược lại, đứng trên góc độ BTper_diff các ngân hàng cho vay với chi phí vay thấp hơn đối với các công ty có quy mô nhỏ hơn. Kết quả của nhóm Loan Maturity cho thấy các ngân hàng sẽ yêu cầu các thời hạn vay ngắn hơn cho các công ty có quy mô nhỏ hơn các công ty có quy mô lớn đứng trên góc độ BTper_diff, và ngược lại, các ngân hàng sẽ yêu cầu các thời hạn vay dài hơn đối với các công ty có quy mô nhỏ khi đứng trên góc độ ETR và BT_diff. Tóm lại, vẫn có kết quả cho thấy các ngân hàng cung cấp các khoản vay lớn hơn với chi phí vay cao hơn, nhưng cung cấp thời hạn vay ngắn hơn cho các công ty quy mô nhỏ hơn các công ty quy mô lớn, từ đây có thể thấy cùng một mức độ ảnh hưởng tiêu cực từ hành vi tránh thuế TNDN thì các ngân hàng thường đối xử khắt khe hơn đối các công ty có quy mô nhỏ so với các công ty có quy mô lớn, điều này có thể là do các công ty có quy mô nhỏ có sự bất cân xứng thông tin lớn và tính minh bạch thấp hơn so với các công ty có quy mô lớn.

Kết luận chương 4

Trong chương 4, tác giả trình bày kết quả và phân tích thực nghiệm của bài nghiên cứu. Từ những kết quả này, tác giả đã chứng minh được các giả thiết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đã đưa ra ở chương 2. Đã trả lời được câu hỏi thứ nhất trong bài nghiên cứu là hành vi tránh thuế có ảnh hưởng đến các hợp đồng vay ngân hàng và câu hỏi thứ 2 là các yếu tố ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến khoản vay ngân hàng là rủi ro vỡ nợ, khoản vay ngắn hạn, khoản vay dài hạn, tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và sự phối hợp về lợi ích giữa cổ đông


và chủ nợ. Chương 5, tác giả đưa ra kết luận của bài nghiên cứu cũng như trả lời câu hỏi cuối cùng là có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng tránh thuế?


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ TNDN.

5.1. Kết luận

Bài nghiên cứu này nghiên cứu các hậu quả kinh tế của hành vi tránh thuế TNDN, cụ thể là liệu hành vi tránh thuế TNDN có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng và chi phí tài chính của các công ty trên sàn chứng khoán Tp.HCM hay không. Những phát hiện của bài nghiên cứu này cho thấy rằng sau khi kiểm soát các yếu tố có ảnh hưởng khác, hành vi tránh thuế TNDN dẫn đến các chi phí vay ngân hàng cao hơn, nhưng thời hạn cho vay ngắn hơn. Ngoài ra, tác giả thấy rằng các ngân hàng thường đối xử khắt khe hơn, yêu cầu các điều kiện vay nợ chặt hơn đối các công ty có quy mô nhỏ so với các công ty có quy mô lớn, tác động tiêu cực của việc tránh thuế đối với các điều khoản vay nợ ngân hàng sẽ giảm khi thông tin doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn. Những phát hiện này phù hợp với lý thuyết tránh thuế TNDN, theo đó hành vi tránh thuế TNDN của các công ty càng nhiều thì càng tạo ra các giao dịch phức tạp, làm tăng độ mờ đục của thông tin doanh nghiệp và gây ra các vấn đề về người ủy quyền và người đại diện, cuối cùng làm tổn thất đến giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên trái ngược với kỳ vọng, bài nghiên cứu cũng chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh hành vi tránh thuế TNDN làm tăng các khoản vay ngân hàng, tăng rủi ro vỡ nợ của các công ty trên sàn chứng khoán Tp.HCM, các ngân hàng nhân nhượng hơn đối với hành vi tránh thuế của các công ty thuộc sở hữu nhà nước so với các công ty tư nhân và hậu quả của việc tránh thuế đối với các điều kiện vay nợ ngân hàng rò rệt hơn đối với các khoản ngắn hạn.

5.2. Nhược điểm

Bên cạnh những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn, bài nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất, mô hình nghiên cứu dựa trên chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán của Manzon and Plesko (2001) và Frank, Lynch, and Rego (2009), tác giả bỏ qua biến nghiên cứu khoản được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập (NOL) để tăng độ giải thích của mô hình nghiên cứu.


Thứ hai, chưa có đủ số liệu về biến lãi vay dài hạn và ngắn hạn do nguồn thông tin còn hạn chế.

Thứ ba, trên thị trường chứng khoán Tp.HCM biến chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán của Manzon and Plesko (2001) (BT_diff) và biến chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán có sự kiểm soát của khoản tích lũy linh hoạt (BTda_diff) gần như bằng nhau nên trong bảng 4.6 và bảng 4.7, tác giả chỉ sử dụng một biến là biến BT_diff.

5.3. Giải pháp khắc phục

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách và hệ thống văn bản pháp luật thuế TNDN: Chính sách thuế đưa ra phải đảm bảo có được mức thuế phù hợp, vừa để huy động nguồn thu ngân sách và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và chi tiêu cho bộ máy Nhà nước, vừa phù hợp với khả năng đóng góp để thúc đẩy SXKD của doanh nghiệp. Đồng thời, hệ thống thuế phải đạt được các yêu cầu công bằng, rò ràng, minh bạch và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nộp thuế. Như vậy, sẽ làm giảm áp lực về gánh nặng thuế, đồng thời ngăn chặn các cơ hội hay khả năng có thể tránh thuế của doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý, chi phí tuân thủ, từ đó góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải không ngừng khắc phục những lỗ hổng về thuế TNDN. Ngoài ra, còn phải nâng cao mức phạt gian lận, tránh thuế để đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp có ý định cũng như hành vi tránh thuế.

Thứ hai, Cải cách thủ tục hành chính thuế: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật thuế. Ngoài ra cần biết cách tổ chức bộ máy thuế, cách điều hành của Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế để nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng những biến động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để giúp cơ quan thuế giám sát tối đa hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Thứ ba, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của Cán bộ, Công chức quản lý thuế. Vì nếu xây dựng một chính sách thuế hoàn thiện nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với công việc và có phẩm

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí