nhưng chưa thực chi, trích trước chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, … Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17.
2.1.3. Hợp đồng vay ngân hàng.
Hợp đồng vay ngân hàng là việc thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng là bên cho vay và bên đi vay, theo đó, ngân hàng cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Trong hợp đồng vay ngân hàng có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận. Nhưng trong bài nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng, tác giả chỉ xét đến các khoản vay, chi phí vay và thời hạn cho vay.
2.1.4. Tránh thuế
Tránh thuế là khái niệm dùng để chỉ những cố gắng của người nộp thuế dựa vào việc khai thác hợp pháp các cơ chế thuế và tổ chức hoạt động tài chính của mình sao cho tránh được khoản thuế phải nộp bằng các phương tiện trong khuôn khổ pháp luật và khai báo các thông tin trọn vẹn cho cơ quan thuế. Thêm vào đó khoản vay ngân hàng là một trong những phương pháp tài chính chủ yếu được sử dụng trên toàn thế giới (Kim và cộng sự, 2011; Qian và Strahan, 2017) nên việc tìm hiểu những ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng là thực sự cần thiết.
2.2. Tổng quan lý thuyết và các kết quả thực nghiệm liên quan
Ảnh hưởng của việc tránh thuế đối với các hợp đồng nợ phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của các chủ nợ. Những tác động tích cực của việc tránh thuế đối với chủ nợ chủ yếu được phản ánh trong các khía cạnh sau: việc tránh thuế có thể giúp các công ty tiết kiệm chi phí thuế và giảm rủi ro vỡ nợ. Nếu các công ty không tiết kiệm thuế thì họ sẽ phải thay thế bằng các khoản nợ trong tương lai, làm cho các công ty này phụ thuộc vào nợ nhiều hơn. Các công ty có thể cải thiện chất lượng tín dụng bằng cách giảm chi phí nợ và hạn chế của các hợp đồng nợ (Graham và Tucker, 2006; Kim và cộng sự, 2011; Lisowsky, 2010). Mặt khác, những tác động
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh - 1
- Ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh - 2
- Ảnh Hưởng Và Mối Quan Hệ Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân Hàng .
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Của Việc Tránh Thuế Đối Với Hợp Đồng Vay Ngân Hàng.
- Ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh - 6
- Ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh - 7
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
tiêu cực của việc tránh thuế đối với chủ nợ là không chỉ làm tăng nguy cơ bị cơ quan thuế kiểm tra và bị phạt mà còn làm cho thông tin của doanh nghiệp trở nên không minh bạch. Làm tăng các vấn đề tiềm ẩn giữa nhà quản lý và các cổ đông, cũng như giữa các cổ đông và chủ nợ. Điều này có thể dẫn đến chi phí đại diện cao và gây thiệt hại đến quyền lợi của chủ nợ và có thể dẫn đến giảm chất lượng tín dụng của công ty, tăng chi phí nợ và tăng các ràng buộc trong các điều khoản vay trong hợp đồng nợ (Armstrong và cộng sự., 2015).
Các nghiên cứu khác phân tích các hậu quả kinh tế của việc tránh thuế từ quan điểm cổ đông và người quản lý: (Desai và Dharmapala (2006) và Desai và cộng sự (2007)) phát biểu rằng các nhà quản lý vì lợi ích của mình mà họ có thể xây dựng các cấu trúc quản lý doanh nghiệp phức tạp nhằm mục đích tránh thuế và chuyển đổi nguồn lực doanh nghiệp. Hành vi tránh thuế phức tạp khiến các nhà quản lý thao túng thu nhập của doanh nghiệp làm cho các nhà đầu tư không hiểu được nguồn gốc của các thu nhập. Nói chung, cơ quan thuế và kiểm toán viên bên ngoài không thể xác định hành vi tránh thuế phức tạp này, vì vậy người quản lý có thể thao túng thu nhập và che dấu thông tin tiêu cực thông qua việc lập kế hoạch thuế theo mục tiêu là giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các giao dịch phức tạp và không rò ràng có thể dẫn đến hành vi trục lợi của người quản lý khác như bồi thường vượt mức và giao dịch nội gián... Hành vi tránh thuế sẽ làm tăng chi phí đại diện tiềm ẩn và làm giảm giá trị doanh nghiệp. Và một số nghiên cứu tiếp theo kiểm tra thực nghiệm và hỗ trợ lý thuyết trên. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa tránh thuế và môi trường thông tin doanh nghiệp cho thấy rằng: hoạt động tránh thuế TNDN làm tăng tính tích cực của báo cáo tài chính (Frank và cộng sự, 2009). Giảm tính minh bạch thông tin (Balakrishnan và cộng sự, 2012). Các công ty có hành vi tránh thuế sẽ làm tăng rủi ro của báo cáo tài chính làm cho các Kiểm toán viên tăng giờ kiểm toán thực tế hoặc dành nhiều giờ kiểm toán hơn bình thường do đó làm tăng chi phí kiểm toán (Donohoe và Knechel, 2014). Hành vi này không chỉ mất thời gian và công sức của các nhà quản lý, mà khi cơ quan thuế phát hiện thì có thể bị phạt và tổn thất đến danh tiếng của công ty.
Các nghiên cứu khác phân tích các hậu quả kinh tế của việc tránh thuế từ góc độ vốn chủ sở hữu và cho thấy: việc tránh thuế dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp hơn, hành vi tránh thuế tạo ra các công cụ và mặt nạ cho các nhà quản lý che giấu kết quả hoạt động tiêu cực trong một thời gian dài, theo đó, thông tin tiêu cực tồn tại trong công ty sẽ dẫn đến rủi ro giảm giá cổ phiếu cao hơn (Kim và cộng sự, 2011). Giá mua bán và sáp nhập thấp hơn (Martin và cộng sự, 2012) và chi phí cho việc tài trợ vốn cổ phần cao hơn (Beng và Lee, 2013). Một số nghiên cứu phân tích hậu quả kinh tế của việc tránh thuế từ quan điểm quyền của chủ nợ đã phát hiện rằng các doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán lớn hơn thì có xếp hạng tín dụng thấp hơn (Ayers và cộng sự, 2010). (Crabtree và Maher, 2009) chỉ ra rằng việc tránh thuế có liên quan đến rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu trên cho thấy rằng trong trường hợp các cổ đông nhân nhượng đối với các nhà quản lý thì tránh thuế TNDN có thể làm giảm tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp, phải chịu chi phí đại diện cao và thiệt hại đến giá trị doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của việc tránh thuế đối với các hợp đồng nợ vay ngân hàng theo lý thuyết phụ thuộc vào việc nắm bắt thông tin của ngân hàng và cân nhắc giữa lợi ích và chi phí phát sinh từ hành vi tránh thuế. Hành vi tránh thuế làm giảm chi phí nợ theo hai cách. Thứ nhất, theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, các công ty tránh thuế ít phụ thuộc vào nợ thì có tỷ lệ nợ thấp, làm giảm rủi ro tài chính. Thứ hai, các khoản tiền tiết kiệm do không nộp thuế cũng làm giảm các hạn chế tài chính và chi phí phá sản của doanh nghiệp (Kim và cộng sự, 2011; Lisowsky, 2010). Tuy nhiên, việc tránh thuế cũng có thể phát sinh các chi phí trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Các công ty có hành vi tránh thuế TNDN, bên cạnh những lợi ích từ chi phí thuế tiết kiệm được thì các công ty này phải mất khoản chi phí trực tiếp như lao động trực tiếp, hệ thống thông tin cần thiết để thực hiện hành vi tránh thuế, cũng như chi phí thương lượng và hình phạt dự kiến từ cơ quan thuế. Điều quan trọng hơn chi phí trực tiếp là tránh thuế có thể sẽ phải chịu chi phí đại diện cao. Thứ nhất, tránh thuế dẫn đến giảm tính minh bạch thông tin và làm trầm trọng thêm vấn đề giữa cổ đông và chủ nợ và tăng rủi ro của các chủ nợ. Lưu ý rằng các chủ nợ ký hợp đồng với các công ty dựa trên mức độ
rủi ro ở hiện tại với mức thu nhập cố định được thoả thuận trước, trong khi thu nhập của cổ đông là thu nhập sau thuế sau khi trừ lợi nhuận giữ lại (Jensen và Meckling, 1976). So với chủ nợ, cổ đông có thể thích rủi ro hơn. Như vậy, sau khi ký kết hợp đồng nợ, các cổ đông có động cơ tăng rủi ro của các dự án đầu tư lên. Nếu các dự án thành công, các cổ đông sẽ nhận được lợi nhuận cao. Nếu dự án thất bại, chủ nợ sẽ cùng chịu thua lỗ với các cổ đông. Việc tránh thuế làm giảm tính minh bạch thông tin và khiến cho chủ nợ hiểu sai khi ký kết các hợp đồng nợ, đồng thời tăng chi phí giám sát của các chủ nợ sau khi ký các hợp đồng này. Thứ hai, hành vi tránh thuế cũng làm tăng cơ hội trục lợi của người quản lý làm thiệt hại đến giá trị doanh nghiệp và các chủ nợ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ tăng. Quyền lợi của cổ đông và người quản lý không phải lúc nào cũng nhất quán và theo lý thuyết đại diện thì người quản lý có khả năng hành động để tối đa hóa lợi ích của mình hơn là lợi ích của cổ đông (Jensen và Meckling, 1976). Các nhà quản lý có thể thực hiện các giao dịch phức tạp trên cơ sở tránh thuế nhằm ngăn cản sự giám sát bên ngoài và để thao túng thu nhập hoặc che đậy các thông tin xấu, hoặc vận chuyển và vơ vét nguồn lực của doanh nghiệp thông qua bồi thường vượt mức, giao dịch nội gián... Các hành vi trục lợi của các nhà quản lý làm tăng rủi ro của doanh nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của chủ nợ.
2.3. Đề xuất giả thuyết
Trên cơ sở phân tích các lý thuyết trên, tác giả kỳ vọng rằng hành vi tránh thuế làm cho thông tin của doanh nghiệp trở nên không minh bạch gây thiệt hại đến quyền lợi của chủ nợ, có thể dẫn đến giảm chất lượng tín dụng của công ty, tăng các ràng buộc trong các điều khoản vay trong hợp đồng nợ, từ đó tác giả đề xuất các giả thuyết sau:
H1: Mức độ tránh thuế TNDN có tương quan nghịch với thời hạn cho vay. Các công ty có hành vi tránh thuế sẽ phải mất khoản chi phí trực tiếp như lao động trực tiếp, hệ thống thông tin cần thiết để thực hiện hành vi tránh thuế, cũng như chi phí thương lượng và hình phạt dự kiến từ cơ quan thuế. Điều quan trọng hơn là tránh thuế sẽ làm giảm tính minh bạch thông tin và làm trầm trọng thêm vấn đề giữa
cổ đông và chủ nợ do đó doanh nghiệp phải chịu chi phí đại diện cao. Bên cạnh đó, việc tránh thuế còn làm tăng nguy cơ bị cơ quan thuế kiểm tra và bị phạt. Tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H2: Mức độ tránh thuế TNDN có tương quan thuận với các khoản vay.
Bên canh đó, việc tránh thuế sẽ làm giảm tính minh bạch thông tin, khiến cho chủ nợ hiểu sai khi ký kết các hợp đồng nợ, đồng thời tăng chi phí giám sát của các chủ nợ sau khi ký các hợp đồng nợ này. Theo đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H3: Mức độ tránh thuế TNDN có tương quan thuận với chi phí vay.
Ngoài ra, việc tránh thuế có thể dẫn đến một số chi phí trực tiếp, chẳng hạn như phí kiểm toán cao, chi phí thời gian và năng lực của người quản lý, khi cơ quan thuế phát hiện ra công ty có hành vi tránh thuế thì công ty phải chịu hình phạt và tổn thất danh tiếng. Do đó, việc tránh thuế sẽ dẫn đến chi phí đại diện và rủi ro tín dụng của doanh nghiệp cao hơn (Hasan và cộng sự, 2014; Zhang, 2012). Đối với các doanh nghiệp có rủi ro về thuế cao, việc tránh thuế gây ra thiệt hại biên lớn hơn và do đó có ảnh hưởng lớn hơn đến các hợp đồng nợ. Theo đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H4: Việc tránh thuế TNDN làm tăng rủi ro phá sản của công ty.
Tác giả cũng kỳ vọng rằng công ty có tính minh bạch cao thì ảnh hưởng bất lợi của việc tránh thuế lên vốn vay giảm. Theo cơ cấu người uỷ quyền – người đại diện, lý luận chính của các vấn đề đại diện là hành vi tránh thuế liên quan hoặc yêu cầu các giao dịch phức tạp hơn và không minh bạch để tránh bị cơ quan thuế bắt. Tuy nhiên, giao dịch này có thể che đậy cho hành vi trục lợi của người quản lý trong doanh nghiệp (Desai và Dharmapala, 2006; Desai và cộng sự, 2007). Do đó, tính minh bạch thông tin có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ giữa tránh thuế và các hợp đồng nợ. Đối với các công ty có tính minh bạch thông tin thấp, tránh thuế có thể làm tăng tính mờ đục của thông tin. Chi phí đại diện biên có thể cao hơn và các chi phí trực tiếp khác như chi phí kiểm tra và trừng phạt của cơ quan thuế, tổn thất danh tiếng của doanh nghiệp và phí kiểm toán cũng tăng lên. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H5: Khi công ty có tính minh bạch thông tin giảm thì ảnh hưởng tiêu cực của việc tránh thuế TNDN đến các khoản vay ngân hàng tăng, ngược lại.
Như các nghiên cứu trước, hành vi tránh thuế làm trầm trọng thêm các vấn đề của đại diện giữa các cổ đông và chủ nợ và làm tăng rủi ro của các chủ nợ. Do đó, khi sự cân bằng lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ tăng lên thì tác động tiêu cực của việc tránh thuế đối với vốn vay sẽ giảm. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm ưu thế trong ngành ngân hàng. Quyền sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước và các công ty thuộc sở hữu nhà nước và cả hai đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quyền lợi, điều này có thể dẫn đến việc không có vai trò giám sát của ngân hàng đối với công ty thuộc sở hữu nhà nước. Các ngân hàng tỏ ra nhân nhượng hơn đối với hành vi tránh thuế của các công ty thuộc sở hữu nhà nước với lãi suất cho vay thấp hơn và thời hạn cho vay dài hơn so với các công ty thuộc sở hữu tư nhân. Tác giả đề xuất giả thuyết sau đây:
H6: Tác động tiêu cực của việc tránh thuế đối với các hợp đồng vay ngân hàng là ít hơn đối với các công ty có sự kiểm soát của nhà nước so với các công ty có sự kiểm soát của tư nhân.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, bài nghiên cứu trình bày tổng quan lý thuyết và các kết quả thực nghiệm của hành vi tránh thuế ảnh hưởng đến khoản vay gân hàng và đã đề xuất được các giả thiết liên quan đến vấn đề này. Chương 3 sẽ trình bày rò hơn về các dữ liệu cần cho bài nghiên cứu và giải thích rò hơn về các biến trong bài nghiên cứu này.
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ THỰC NGHIỆM
3.1. Phương Pháp Nghiên Cứu
Dựa trên mô hình kế thừa từ bài nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết tại Trung Quốc (Hamid và cộng sự, 2018), bài viết tiến hành thu thập dữ liệu từ 137 công ty trên sàn chứng khoán Tp. HCM trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. Bài viết sử dụng hồi quy trên phần mềm thống kê Stata để hồi quy ước lượng cho kết quả định lượng.
3.2. Dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu của 137 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM giai đoạn từ năm 2010 đến 2017. Trong quá trình đo lường mức độ tránh thuế của công ty, tác giả loại bỏ các công ty đồng thời có nhiều hơn hai khung thuế. Các công ty này được hưởng mức độ ưu đãi thuế khác nhau và rất khó xác định được mức thuế suất hiệu quả và chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán của các công ty này là từ việc sử dụng điều khoản ưu đãi thuế hay từ việc tránh thuế. Ngoài ra, tác giả xóa bỏ các công ty có thông tin chưa được tiết lộ đầy đủ.
3.3. Định nghĩa các biến
3.3.1. Nhóm biến quyết định tín dụng ngân hàng
Tác giả đo lường quyết định tín dụng ngân hàng từ ba chiều:
Cấu trúc khoản vay (Loan structure) là tổng số khoản vay nhận được trên tổng nợ phải trả.
Chi phí vay (Loan cost) là số tiền lãi phát sinh trên tổng số tiền vay.
Kỳ hạn cho vay (Loan maturity) được tính bằng cách lấy khoản vay dài hạn đến hạn trả chia tổng khoản vay nhận được.
3.3.2. Nhóm biến tránh thuế.
Đối với đo lường việc tránh thuế, tác giả sử dụng bốn biện pháp khác nhau theo các tài liệu trước đây (Chen và cộng sự, 2010; Desai và Dharmapala, 2006; Frank và cộng sự, 2009; Hanlon và Heitzman, 2010). Phương pháp đầu tiên dựa trên thuế suất hiệu lực và ba phương pháp khác dựa trên chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán.
Thuế suất hiệu lực:
=
ETR Tax_expenseit - Def_taxfeeit
Pretax_incomeit
Trong đó:
Tax_expenseit: là chi phí thuế thu nhập trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty i trong năm t.
Def_taxfeeit: là chi phí thuế thu nhập hoãn lại của công ty i trong năm t.
Pretax_incomeit: là thu nhập trước thuế trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty i trong năm t. Nó phản ánh mức độ tránh thuế của công ty bằng cách điều chỉnh sự chênh lệch vĩnh viễn như đầu tư vào các dự án giảm thuế, miễn
thuế hoặc thổi phồng những khoản lỗ hoạt động thúc đẩy việc tránh thuế. Nếu một công ty có xu hướng tránh thuế, thì thuế suất hiệu quả của công ty đó sẽ thấp hơn các công ty không tránh thuế. Theo Liu (2013), lấy thuế suất thuế thu nhập theo quy định của Nhà nước trừ thuế suất hiệu lực để có được chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập. Chênh lệch này càng lớn thì khả năng tránh thuế càng cao.
Chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán của Manzon và Plesko (2001):
𝐁𝐓_𝐝𝐢𝐟𝐟𝒊𝒕 =
Pretax_incomeit
CTaxexpenseit
it
- Taxrate
AT
- TXOit
- Mi_interit
Trong đó:
t-1
CTaxexpenseit: là chi phí thuế thu nhập hiện hành của công ty i trong năm t.
Taxrateit : là thuế suất thuế thu nhập của công ty i trong năm t.
TXOit: là thuế thu nhập khác của công ty i trong năm t. Được tính bằng cách lấy lợi nhuận khác nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mi_interit: là thu nhập ròng của cổ đông thiểu số của Công ty i trong năm t.
ATt-1: là tổng tài sản của công ty i trong năm t-1.
Pretax_incomeit: là thu nhập trước thuế trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty i trong năm t.