Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 2


DANH MỤ C CÁ C BẢ NG

Bảng 2.1. Tình hình biến động đất đai của huyện Phổ Yên 2006 - 2008 41

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Phổ Yên 2006 - 2008 46

Bảng 2.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Phổ Yên 2006 - 2008 51

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu về mức sống dân cư 53

Bảng 2.5. Kết quả thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006 - 2008 66

Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất trước và sau thu hồi của các hộ điều tra 69

Bảng 2.7. Tình hình biến động ngành nghề của hộ điều tra 72

Bảng 2.8. Độ tuổi lao động của các nhóm hộ điều tra 75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Bảng 2.9. Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của lao động 80

Bảng 2.10. Tình hình biến động việc làm của lao động 84

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 2.11. Cơ cấu thu nhập bình quân của các hộ điều tra 86

Bảng 2.12. Sự biến động thu nhập của các hộ điều tra 90

Bảng 2.13. Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ 93

Bảng 2.14. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới đời sống kinh tế hộ 98

Bảng 2.15. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của môi trường 99


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đất đai của huyện Phổ Yên 2006 - 2008 42

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động của huyện Phổ Yên 2006 - 2008 47

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành kinh tế huyện Phổ Yên 2006 - 2008 . 52 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu ngành nghề của hộ 73

Biểu đồ 2.5. Độ tuổi lao động của nhóm hộ điều tra 76

Biểu đồ 2.6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động 81

Biểu đồ 2.7. Tình hình biến động việc làm của hộ 85

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu thu nhập bình quân của hộ 87

Biểu đồ 2.9. Biến động thu nhập của hộ 91

Biểu đồ 2.10. Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ 94


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.

Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Kết quả trên đây của quá trình công nghiệp hóa tất yếu gắn liền sự hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp, các khu thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới. Điều đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở rộng quy mô của các khu đô thị đã có. Do vậy, có thể khẳng định rằng đô thị hoá là một quá trình tất yếu và phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.

Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình thành các khu công nghiệp mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có là một xu hướng tất yếu.


Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, chúng ta không thể phủ nhận được rằng; trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái nguyên đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần và các dịch vụ khác cũng ngày ngày càng cao, quá trình công nghiệp hoá trong tỉnh đang diễn ra khá mạnh mẽ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên với 10 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, do đó quá trình công nghiệp hoá ở huyện Phổ Yên cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ.

Sự hình thành các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới trong thời gian qua là một xu hướng tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đồng thời với các khu công nghiệp mới vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Đời sống kinh tế - xã hội của người dân sau khi giao đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài thực hiện góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân chịu ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất phục vụ xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công nghiệp hoá và tác động của công nghiệp hoá tới đời sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng.

- Đánh giá được thực trạng quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Phổ Yên.


- Đánh giá được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các khu công nghiệp (quá trình công nghiệp hoá) tới đời sống của người nông dân trong vùng chịu ảnh hưởng.

- Tìm ra được một số giải pháp cơ bản góp phần ổn định và nâng cao mức sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng của các khu công nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lao động, việc làm, thu nhập, môi trường, xã hội của các hộ gia đình trong phạm vi ảnh hưởng của các khu công nghiệp huyện Phổ Yên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn khu công nghiệp Nam Phổ Yên thuộc xã Trung Thành, huyện Phổ Yên.

* Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp giai đoạn 2006 - 2008; số liệu sơ cấp năm 2008.

* Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu những ảnh hưởng về lao động, việc làm, thu nhập, môi trường, xã hội đối với những hộ nông dân trong vùng ảnh hưởng của các khu công nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân vùng chịu ảnh hưởng.

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

Một là, đề tài thực hiện hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ các vùng nông thôn Việt Nam. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.

Hai là, thông qua thực hiện đề tài sẽ giúp cho những nhà hoạch định chích sách, các nhà quản lý địa phương và các doanh nghiệp thấy được những


ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá tới đời sống của người nông dân chịu ảnh hưởng, qua đó có những giải pháp và những hỗ trợ thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nông dân.

Ba là, đề tài sẽ góp phần tìm ra cho các cấp chính quyền và cho chính những hộ nông dân những giải pháp cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời sống của hộ, qua đó góp phần vào thành công của quá trình công nghiệp hoá của địa phương.

5. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời

sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên - Thái Nguyên.

Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời sống hộ nông dân ở các khu công nghiệp huyện Phổ Yên - Thái Nguyên.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.1. Cơ sở khoa học về công nghiệp hoá, khu công nghiệp, kinh tế hộ nông dân và ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến kinh tế hộ nông dân

1.1.1.1. Công nghiệp hoá và vai trò của công nghiệp hoá với phát triển kinh tế - xã hội

Khái niệm công nghiệp hoá

Có thể thấy CNH là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của các nước, nhưng cần hiểu như thế nào về CNH. Ngay từ năm 1963 Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra khái niệm quy ước về công nghiệp hoá: “CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với công nghệ hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và sự tiến bộ về xã hội”. [4]

Từ khái niệm trên đây, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về CNH như sau: Công nghiệp hoá là quá trình tác động của công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, đưa nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu tới nền công nghiệp hiện đại. [4]

Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính


sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao.

Vai trò của công nghiệp hóa [4]

- Thứ nhất: công nghiệp hóa với quá trình đô thị hóa. Thông qua việc quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp hóa thúc đẩy quá trình phân bố lại dân cư ở các vùng, tạo điều kiện đô thị hóa đất nước. Thực tế cho thấy quá trình công nghiệp hóa thường đi đôi với quá trình đô thị hóa…

Công nghiệp hoá với sự mở rộng sản xuất công nghiệp, theo đó là sự phát triển các ngành dịch vụ. Sự phát triển của các ngành này đã thu hút một lượng lớn lao động ở nông thôn vào thành thị, dẫn đến yêu cầu phải mở rộng các khu vực thành thị vốn đã trở nên chật hẹp so với yêu cầu mới làm cho các vùng nông thôn ven các đô thị lớn dần trở thành các đô thị vệ tinh. Sự mở rộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng việc xây dựng các khu công nghiệp mới ngay tại các vùng nông thôn, miền núi. Điều này đã thu hút lực lượng lao động tại chỗ cho yêu cầu sản xuất công nghiệp và một bộ phận dân cư khác lại tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng những yêu cầu mới của khu công nghiệp.

- Thứ hai: công nghiệp hóa thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế. Để thực hiện quá trình sản xuất, ngành này phải sử dụng sản phẩm của các ngành khác và ngược lại. Quá trình này tạo ra các mối liên kết xuôi, ngược giữa các ngành với nhau. Hoạt động sản xuất của công nghiệp chế biến yêu cầu đầu vào từ sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông nghiệp và chính bản thân các ngành công nghiệp chế biến với nhau. Ngược lại, hoạt động sản xuất của nông nghiệp lại yêu cầu phân bón hoá học, thuốc trừ sâu và các công cụ sản xuất từ công nghiệp. Trong các quá trình trên, để đưa sản phẩm từ nơi này đến nơi khác lại phải có các dịch vụ vận chuyển, thương mại… công nghiệp hoá đã thúc đẩy các mối liên kết ngày càng phát triển sâu rộng. Đây chính là cơ sở để tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng năng động cho đất nước.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí