Các Yếu Tố Kỹ Thuật, Tổ Chức Lao Động, Kinh Tế, Xã Hội.


2.6. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác

2.6.1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội.

- Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động.

- Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc...

- Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động...

- Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động...

2.6.2. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi

- Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan...

- Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu, lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ...hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý.

- Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động./.

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 7


A. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Câu 1: Vệ sinh lao động là gì ? Phân tích ý nghĩa của việc quy định về vệ sinh lao động tại các xí nghiệp sản xuất.

2. Câu 2: Giải thích những ảnh hưởng của môi trường nhiệt độ cao đối với sức khỏe người lao động. Cho ví dụ cụ thể để minh họa.

3. Câu 3: Phân tích tác hại của vi khí hậu đối với sức khỏe người lao động và đề ra các biện pháp phòng tránh trong quá trình lao động sản xuất ở ngành gia công cơ khí và sửa chữa ô tô.

4. Câu 4: Phân tích các tác hại của bụi đối với cơ thể và đề ra các biện pháp phòng tránh bụi lao động sản xuất ở ngành gia công cơ khí và sửa chữa ô tô.

5. Câu 5: Phân tích tác hại của tiếng ồn và các biện pháp phòng tránh tiếng ồn trong lao động sản xuất.

6. Câu 6: Phân tích tác hại của rung động và các biện pháp phòng tránh rung động trong lao động sản xuất.

7. Câu 7: Phân tích ảnh hưởng của điện từ trường và các biện pháp phòng tránh tác hại của điện từ trường trong môi trường lao động sản xuất.

8. Câu 8: Phân tích tác hại của hóa chất đối với sức khỏe của con người và đề ra biện pháp phòng tránh nhiễm độc hóa chất trong lao động sản xuất.

9. Câu 9: Giải thích tác dụng của việc thông gió và phân tích các ưu, nhược điểm của các biện pháp thông gió thường được áp dụng trong t hực tế.


CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬA CHỮA MÁY


Giới thiệu:

Các vấn đề chính sẽ được đề cập

3.1. Khái niệm về kỹ thuật an toàn.

3.2. Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy.


Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:

- Về Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm kỹ thuật an toàn trong lao động.

+ Phân tích được một số biện pháp, phương tiện kỹ thuật an toàn trong quá trình sử dụng các thiết bị máy móc.;

- Về Kỹ năng: Thực hiện được các yêu cầu an toàn khi vận hành, sửa chữa thiết bị máy móc trong sản xuất cơ khí.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiên khi vận hành các thiết bị, máy móc cơ khí.

Nội dung chính

3.1. Khái niệm về kỹ thuật an toàn

3.1.1. Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con người

- Thao tác lao động, nâng hạ và mang vác vật nặng đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế bất tiện có thể gây chấn thương cột sống trong thao tác

- Đảm bảo không gian thao tác, vận động trong tầm với tối ưu với nhân thể con người (tư thế làm việc bền vững, điều kiện thuận tiện với các cơ cấu điều khiển, ghế ngồi, bệ đứng, ...)

- Đảm bảo điều kiện thị giác (khả năng nhìn rõ quá trình làm việc, nhìn rõ các phương tiện báo hiệu, ký hiệu, biểu đồ, màu sắc, cơ cấu an toàn, ...)

- Đảm bảo tải trọng thể lực, tâm lý phù hợp, tránh quá tải hay đơn điệu.

3.1.2. Thiết bị che chắn an toàn

- Thiết bị che chắn và rào ngăn có tác dụng ngăn cách các bộ phận cơ thể của người làm việc xâm phạm vùng nguy hiểm của máy để không xảy ra TNLĐ.


- Thiết bị che chắn có thể là các tấm kín, lưới chắn hay rào chắn. Thiết bị che chắn có thể chia thành hai loại:

+ Thiết bị che chắn tạm thời, sử dụng ở những nơi làm việc không ổn định (VD: hiện trường sửa chữa, lắp đặt thiết bị, ...)

+ Thiết bị che chắn cố định (đối với các bộ phận chuyển động của máy như: dây curoa, bộ truyền bánh răng, xích, vit quay, trục truyền, khớp truyền động, ...)

+ Loại kín, như các dạng hộp giảm tốc, hộp tốc độ, bàn xe dao, ...

+ Loại hở, dùng cho những cơ cấu cần theo dõi, xem xét các chi tiết bên trong và thường được làm bằng lưới sắt hoặc bằng thép rồi bắt vít vào khung để che chắn bộ đai truyền, chắn xích và các cơ cấu con lăn cấp phôi…

- Tất cả thiết bị che chắn và rào ngăn đều phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm lên người. Thiết bị che chắn tay người làm việc chạm phải mũi kim.

+ Phải bền chắc dưới các tác động của cơ, nhiệt hoặc hoá năng vì các tác động này có thể gây biến dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mòn máy.

+ Không gây cản trở cho việc quan sát, xem xét, làm vệ sinh hoặc tra dầu mỡ các bộ phận được che chắn.

+ Luôn khóa máy (để ngắt nguồn năng lượng) khi dùng xong để tránh những người không có trách nhiệm thao tác máy

3.1.3. Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa

- Là các cơ cấu đề phòng sự cố thiết bị có liên quan tới điều kiện lao động an toàn của công nhân.

- Sự cố hỏng hóc thiết bị có thể do các nguyên nhân kỹ thuật khác nhau (như do quá tải, do bộ phận chuyển động quá vị trí giới hạn, do quá nhiệt, do tốc độ chuyển động hay cường độ dòng điện vượt quá giới hạn quy định, …)

- Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa là tự động ngắt máy, thiết bị, hoặc bộ phận máy khi có một thông số nào đó vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép.

- Cơ cấu phòng ngừa được chia ra ba loại theo khả năng phục hồi trở lại làm

việc:


+ Các hệ thống có thể tự phục hồi khả năng làm việc khi thông số kiểm tra đã trở lại mức quy định.

+ Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như cầu chì, chốt cắt, ... Các bộ phận này thường là khâu yếu nhất của hệ thống.

+ Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng tay: rele đóng/ngắt điện, cầu dao điện,…

3.1.4. Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa

+ Cơ cấu điều khiển. Gồm các nút mở/đóng máy, hệ thống tay gạt, các vô lăng điều khiển, vv... cần phải tin cậy, dễ thao tác trong tầm tay, dễ phân biệt.

+ Đối với những núm quay có đường kinh nhỏ (nhỏ hơn 20[mm]): moment lớn nhất không nên quá 1,5[N.m].

+ Các tay quay cần quay nhanh: tải trọng đặt không nên quá 20[N].

+ Các tay gạt ở các hộp tốc độ: lực yêu cầu không nên quá 120[N].

+ Các nút bấm "điều khiển": nên sơn màu dễ phân biệt.

+ Nút bấm "mở máy" nên sơn màu đen hoặc xanh, và làm thụt vào thân hộp khoảng 3[mm]; trái lại, nút bấm "ngừng máy" nên sơn màu đỏ và làm thò ra khoảng (3-5)[mm].

+ Phanh hãm. Là bộ phận dùng hãm nhanh những bộ phận đang chuyển động của máy để có thể ngăn chặn kịp thời trường hợp hỏng hóc hoặc tai nạn. Yêu cầu:

+ Phải gọn, nhẹ, nhanh nhạy, không bị trượt, không bị kẹt, …

+ Không bị rạn nứt.

+ Không tự động đóng mở khi không có điều khiển.

+ Khoá liên động. Là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị và con người trong khi sử dụng nếu vì một lý do nào đó thao tác không đúng nguyên tắc an toàn.

+ Điều khiển từ xa. Có tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc.

3.1.5. Tín hiệu an toàn và biển báo phòng ngừa

a) Thiết bị


- Là các thiết bị phát tín hiệu báo trước nguy cơ hư hỏng máy, hay có sự trục trặc trong vận hành máy sắp xảy ra, để kịp đề phòng và kịp thời xử lý

- Tín hiệu có thể là ánh sáng (màu sắc) hay âm thanh.

+ Tín hiệu ánh sáng: đèn đỏ, xanh, vàng. Màu đỏ là có điện nguy hiểm hay mức điện áp cao nguy hiểm; xanh là an toàn; …

+ Tín hiệu âm thanh. Thường sử dụng còi, chuông.

b) Biển báo phòng ngừa

+ Là các bảng báo hiệu cho người lao động biết nơi nguy hiểm để cẩn thận khi qua lại hay cấm qua lại.Có ba loại:

+ Bảng biển báo hiệu: "Nguy hiểm chết người", "STOP",…

+ Bảng biển cấm: "Khu vực cao áp, cấm đến gần", "Cấm đóng điện, đang sửa chữa!", "Cấm hút thuốc lá",…

+ Bảng hướng dẫn: "Khu làm việc", "Khu cách ly",

3.1.6. Khoảng cách và kích thước an toàn

a) Khoảng cách an toàn:

Khoảng cách an toàn là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và máy móc thiết bị hoặc giữa máy móc thiết bị này với máy móc , thiết bị khác để không bị tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm, có hại. Tùy theo quá trình công nghệ, đặc điểm của từng lợi thiết bị mà xác định các khoảng cách an toàn khác nhau. Việc xác định khoảng cachs an toàn cần tính toán cụ thể dựa theo các nguyên tắc chung về khoảng cách an toàn trong tiêu chuẩn: TCVN 7014- 2002, TCVN 6721- 2000, TCVN 6720- 2000 … Dưới đây là một số quy định cụ thể về khoảng cách an toàn:

- Khoảng cách an toàn giữa các máy móc, thiết bị không được nhỏ hơn 1m. Trường hợp máy móc, thiết bị có bộ phận chuyển động (động cơ, khí nén, máy ly tâm…) hoặc thiết bị có quá trình sản xuất nhiều nguy hiểm (như lò luyện kim, nồi hơi..) khoảng cách giữa các máy móc, thiết bị phải tăng lên 2 m. Đối với các máy móc, thiết bị có chuyển động đi lại, khứ hồi (máy bào, máy phay) cần có khoảng các không gian đủ lớn để vị trí lùi xa nhất của máy cách tường tối thiểu 0,5m, cách mép đường vận chuyển tối thiểu 1m.


- Giữa các hàng thiết bị phải để lối qua lại rộng ít nhất 2,5m

- Trong không gian sản xuất có các máy vận chuyển bên trong (xe goòng, băng tải, xe lăn…) thì giữa các bộ phận chuyển động và phần nhô ra của thiết bị cần để lối đi rộng ít nhất 1m.

- Các đường ống dẫn nước, hơi khí… hoặc các thiết bị khác dưới trần nhà ở các lối qua lại không được phép thấp hơn 2,2m.

- Phôi, bán thành phẩm trong các xưởng cơ khí không xếp cao quá 1,5m.

- Các đe trong phân xưởng rèn cách nhau tối thiểu 2.5m.

- Nơi đặt các máy sinh khí C2H2, chổ thiết bị rèn …phải cách xa ngọn lữa trên tối thiểu 10m, cách xa lò sấy tối thiểu 1m, cách xa bình chứa oxy 0,5 m, cách xa ống dẫn C2H2 tối thiểu 1m.

b) Kích thước an toàn:

Cùng với việc quy định khoãng cách an toàn người ta cần quy định kích thước an toàn cho các máy, thiết bị để loại trừ khả năng phát sinh nguy cơ gây tai nạn lao động. Ví dụ: Khoảng cách từ bệ tì của máy mài 2đ, đến mép 2đ không được quá 3mm để tránh vật gia công kẹt giữa 2đ, và bệ tì dễ gãy vì 2đ.

- Lan can bảo vệ trong các sàn làm việc trên cao phải cao hơn 1m để ngăn không cho người ngã xuống.

3.1.7. Phương tiện bảo vệ cá nhân

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những vật dụng dành cho công nhân nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố nguy hiểm. Được phân theo các nhóm chính:

+ Trang bị bảo vệ mắt: Kính bảo hộ trong suốt, kính màu, kính hàn,…

+ Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp: Khẩu trang, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có phin lọc;….

+ Trang bị bảo vệ thính giác: Nút tai chống ồn, chụp tai chống ồn,…

+ Trang bị bảo vệ đầu: Các loại mũ mềm/cứng, mũ vải/nhựa/sắt, mũ cho công nhân hầm lò, mũ chống mưa/nắng; mũ chống cháy; mũ chống va đập mạnh.

+ Trang bị bảo vệ tay: Găng tay các loại.

+ Trang bị bảo vệ chân: Giày, dép, ủng các loại.


+ Trang bị bảo vệ thân: Áo quẩn bảo hộ loại chống nóng/chống cháy.

3.2. Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy

3.2.1. Qui định chung khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy:

Trong lắp ráp, sửa chữa thường sử dụng các dụng cụ, thiết bị lắp ráp máy liên quan, như: máy ép, máy hàn; các loại búa; các loại đe, ục sắt,… cho nên cần thiết phải đảm bảo:

- An toàn khi di chuyển, tháo lắp, chế độ kiểm tra sau khi lắp ráp.

- Việc sửa chữa bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất phải báo cho đốc công biết. Chỉ những công nhân cơ điện, đã qua huấn luyện mới được sửa chữa, điều chỉnh máy móc thiết bị.

3.2.2. Yêu cầu trước khi sửa chữa, điều chỉnh máy:

- Phải ngắt nguồn điện, tháo đai truyền khỏi puli và treo bảng “Cấm mở máy trên bộ phận mở máy.

- Để đề phòng công nhân bị vô tình chạm các nút điều khiển điện, yêu cầu các nút điều khiển phải lắp đặt thấp hơn mép hộp bảo vệ và phải ghi rõ chức năng “Hãm, “Mở” , “Tắt”,…

- Sửa chữa những máy cao quá hai mét phải có giàn giáo, có sàn làm việc, cầu thang leo lên xuống và tay vịn chắc hơn.

3.2.3. Yêu cầu trong sửa chữa, điều chỉnh máy:

- Khi tháo dỡ hoặc lắp đặt thiết bị tuyệt đối không được dùng các vì kèo, cột tường nhà để neo, kích kéo... đề phòng quá tải đối với các kết cấu kiến trúc gây tai nạn sập mái, đổcột, đổ tường v.v..

- Không sử dụng quá công suất máy, chú ý vận hành đúng chỉ dẫn vận hành và yêu cầu của quy trình công nghệ.

- Cấm dùng 2 chìa vặn nối đầu nhau hoặc dùng ống dài nối đầu chì vặn không đúng quy chuẩn; vì làm như vậy dể bị trượt ngã, dễ bị mất thăng bằng hoặc không đảm bảo chắc chắn cho việc tháo mở máy.

- Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay bằng khí nén phải chú ý kiểm tra:

+ Các đầu nối, không để rò khí, các chỗ nối phải chắc chắn

+ Các van đóng mở phải dễ dàng.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 18/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí