Những Sự Cố Tai Nạn Thường Xảy Ra Của Thiết Bị Nâng Hạ


hợp và mọi điều kiện; để đảm bảo các yêu cầu trên, cần trục thường được trang bị các thiết bị ổn định như: ổn trọng; đối trọng cần, trục; chân chống phụ, chằng buộc,… Nguyên nhân mất ổn định là quá tải ở tầm với tương ứng, do chân chống không có hoặc kê kích không hợp lý, mặt bằng làm việc dốc quá mức; phanh đột ngột khi nâng, không sử dụng kẹp ray.

4.3.2. Những sự cố tai nạn thường xảy ra của thiết bị nâng hạ

- Rơi tải trọng: Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải. Do công nhân lái khi nân ghoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá bé, dây cáp bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo…

- Sập cần: là sự cố thường xảy ra và gây chất người; do nối dây cáp không đúng kỹ thuật, khóa cáp mất, hỏng phanh, cầu quá tải ở tầm xa nhất làm đứt cáp.

- Đổ cẩu: là do vùng đất mặt bằng bằng làm việc không ổn định (đất lún, gọc nghiêng quá quy định…), cẩu quá tải hoặc vướng vào các vật xung quanh, dung cẩu để nhổ cấy hay kết cấu chon sâu…

- Tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm võ, cần cẩu, chạm vào mạng điện, hay bị phóng hồ quang điện, thiết bị đè lên dây cáp mạng điện.

4.3.3. Các biện pháp kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng hạ

a) Yêu cầu đối với một số chi tiết, cơ cấu quang trọng của thiết bị nâng hạ

- Cáp: là chi tiết quan trọng của máy trục, vì vậy khi chọn cáp cần chú ý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

+ Phải có kha rnăng chịu lực phù hợp với lực tác động lên cáp.

+ Phải có cấu tạo phù hợp với tính năng sử dụng.

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 10

+ Phải có đủ chiều dài cần thiết.

+ Sau một thời gian sử dụng, cáp sẽ bị mòn do ma sát, rĩ, gãy, đứt các sợi do bị cuốn vào tang qua ròng rọc, hiện tượng đó phát triển dần đến khi quá tải bị đứt. Ngoài ra, sợi cáp còn bị thắt nút, bị kẹt… do đó cần phải kiểm tra tình trạng day cáp thường xuyên để cần thiết loại bỏ khi thấy không an toàn.

- Xích: Xích dùng trong máy nâng thường là loại xích lá và xích hàng. Khi chọn xích có khả năng phù hợp với lực tác dụng lên dây. Khi mắt xích đã mòn quá 10% kích thước ban đầu thì phải thay xích.


- Tang và ròng rọc:

+ Tang dùng cuộn xích hay cuộn cáp, cần phải bảo đảm đúng đường kính yêu cầu và cơ cấu phù hợp với yêu cầu làm việc. Khi bị rạng nứt cần phải thay thế.

+ Ròng rọc dùng thay đổi hướng chuyển động của cáp hay xích để làm lợi về lực hay tốc độ. Ròng rọc cũng cần phải đảm bảo đường kính puli theo yêu cầu, có cấu tạo phù hợp với chế độ làm việc.

- Phanh:

+ Được sử dụng ở tất cả các loại máy trục và ở hầu hết các cơ cấu của chúng. Tác dụng của phanh là dùng để dừng chuyển động của một cơ cấu nào đó hoặc thay đổi tốc độ của nó.

+ Theo nguyên tắc hoạt động phanh được chia ra làm hai loại: Phanh thường đóng và phanh thường mỡ. Theo cấu tạo phanh thường được chia thành các loại như: phanh má, phanh đai, phanh đĩa, phanh côn.

+ Cần phải loại bỏ phanh trong các trường hợp sau:

* Má phanh mòn không đều, má mòn tới đinh vít giữ má phanh, bánh phanh bị mòn sâu quá 1mm, bánh phanh bị mòn từ 30% trở lên, độ dày của má phanh mòn quá 50%. Độ hở của má phanh và bánh phanh lớn hơn 0,5 mm khi đường kính bánh phanh 150 mm + 200 mm và lớn hơn 1-2 mm khi đường kính bánh phanh 300 mm

* Má phanh không mở đều

* Phanh có vết rạn nứt.

b) Những yêu cầu về an toàn khi lắp đặt và vận hành thiết bị nâng hạ

- Yêu cầu an toàn khi lắp đặt:

+ Phải lắp đạt thiết bị nâng ở vị trí tránh được sự cần thiết phải kéo lê tải trước khi nâng và có thể nâng tải cao hơn chướng ngại vật 0,5m.

+ Nếu lá thiết bị nâng dùng nam châm điện để tải thì cấm đặt chúng làm việc trên nhà, trên các công trình thiết bị.

+ Đối với cầu trục, khoảng cách từ phần cao nhất của cầu trục và phần thấp nhất, các kết cấu ở trên phải lớn hơn 1.800 mm khoảng cách từ mặt đất, mặt sàn thao tác đến phần thấp nhất của cầu trục phải lớn hơn 200 mm. Khoảng cách theo phương


nằm ngang từ điểm biên của máy đến các dầm xưởng hay chi tiết của kết cấu xưởng không nhỏ hơn 60 mm.

+ Khoảng cách theo phương nằm ngang từ máy trục di chuyển theo phương đường ray đến các kết cấu xung quanh ở độ cao nhỏ hơn 2 m phải lớn hơn 700 mm, ở độ cao lớn hơn 2 m phải lớn hơn 400 mm.

+ Những máy trục đứng làm việc cạnh nhau đặt cách xa nhau một khoảng lớn hơn tổng tầm với lớn nhất của chúng và đảm bảo khi làm việc không va đập vào nhau

- Yêu cầu về an toàn khi vận hành:

+ Trước khi vận hành cần phải kiểm tra kỹ tình trạnh kỹ thuật của các cơ cấu và chi tiết quan trọng, nếu phát hiện hư hỏng phải sửa chữa xong mới đưa vào sử dụng.

+ Phát tín hiệu cho người xung quanh biết trước khi cho động cơ hoạt động.

+ Tải được nâng không lớn hơn trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được giữ chắc chắn, không bị rơi, trượt trong quá trình nâng chuyển tải.

+ Cầm để người đứng trên tải khi nâng hoặc dùng người để cân bằng tải.

+ Tải phải nâng cao hơn các chướng ngại vật ít nhất 500 mm.

+ Cấm đưa tải qua đầu người.

+ Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc di chuyển thiết bị nâng, khi nhà máy chế tạo không quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

+ Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải cách bề mặt người móc tải đứng một khoảng cách không lớn hơn 200mm và ở độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn công nhân đứng.

+ Tải phải được hạ xuống ở nơi quy định đảm bảo sao cho tải không bị đổ, trượt, rơi. Các bộ phận giữ tải chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định.

+ Cấm dùng thiết bị nâng để tháo dây đang bị đè nặng.

+ Khi xếp tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm mất ổn định của phương tiện.

+ Cấm kéo hoặc đẩy tải khi đang treo.

+ Đảm bảo an toàn điện như: nối đất hoặc nối “không” để đề phòng điện chạm

võ.


c) Kiểm tra thiết bị nâng hạ

Nội dung kiểm tra máy nâng hạ bao gồm:

- Kiểm tra bên ngoài: chủ yếu dùng mắt để phát hiện các khuyết tật, hư hỏng biểu hiện bên ngoài máy trục

- Thử không tải: Thử tất cả các cơ cấu, các thiết bị an toàn (trừ thiết bị khống chế quá tải), các thiết bị điện, thiết bị điều khiển, chiếu sáng, thiết bị chỉ báo…

- Thử tải tĩnh: nhằm mục đích kiểm tra khả năng chịu đựng của các kết cấu thép, tình trạng làm việc của các chi tiết và cơ cấu nâng tải, nâng cần, hảm phanh… trong máy trục có tầm mới thay đổi còn phải kiểm tra tình trạng ổn định của máy.

- Phương pháp thử tĩnh bằng cách treo tải 125% trọng tải quy định (ở vị trí bất lợi cho máy) trong thời gian 10 phút, ở độ cao 100 – 200 mm đối với cần trục và từ 200 – 300 mm cho cầu trục hoặc cần trục công xôn. Sau đó hạ tải và kiểm tra máy trục để phát hiện các vết rạn nứt, biến dạng hoặc hư hỏng.

- Thử tải động: gồm thử tải động cho các cơ cấu nâng cũng như cho tất cả cơ cấu khác của máy trục. Phương pháp thử tải động bằng cách cho máy trục mang tải thử bằng 110% trọng tải và tạo ra các động lực để thử từng cơ cấu của máy trục.

d) Một số lỗi các thiết bị thường gặp

- Mô tơ không chạy:

+ Lỗi này dễ nhận thấy nhất khi sử dụng thiết bị nâng hạ ô tô.

+ Nguyên nhân chủ yếu nằm ở điện áp động cơ, kết nối dây dẫn điện, cháy cầu

chì.

+ Khi sử dụng mô tơ chúng ta phải lưu ý nguồn điện 1 pha hay 3 pha, phải sử

dụng đúng yêu cầu của mô tơ đưa ra. Khi đấu điện với mô tơ, khó tránh khỏi mối nối bị hở, chúng ta cần phải tách từng sợi và bọc cách điện các dây dẫn, đề phòng va chạm và gây ra đứt đoạn trong quá trình vận hành. Khi vận hành thường có một số sự cố về điện, cầu chì quá tải gây cháy, chúng ta cần kiểm tra và thay mới nó.

- Mô tơ hoạt động nhưng không thể nâng hạ cầu:

+ Với những cầu nâng điện 3 pha không chú ý trong quá trình nối dây với nguồn điện, nối nhầm dây pha mô tơ khiến cho mô tơ quay ngược. Chúng ta chỉ cần đảo dây pha mô tơ là được.


+ Khả năng thứ 2 là van xả đang bị hở cần sửa chữa và thay van xả mới.

+ Bơm hút xả khí bị hở cũng gây nên hiện tượng này, cần xiết chặt và làm kín tất cả vị trí kết nối.

+ Trong quá trình vận hành cần kiểm tra ống hút của bơm có bị tắc hay không, khi xảy ra sự cố cần thay ống hút khác.

+ Với cầu sử dụng dầu bơm thủy lực, cầu không lên xuống được là do mức dầu thủy lực quá thấp, không đủ để vận hành cần bổ sung dầu vào bình.

- Mô tơ hoạt động chỉ nâng được cầu khi không tải, ở trạng thái có tải không thể nâng cầu:

+ Khi mô tơ hoạt động ở điện áp thấp, không đủ khả năng nâng cầu khi chịu tải cần phải kiểm tra chính xác yêu cầu mô tơ để cấp đủ điện áp vận hành.

+ Van xả cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc nâng hạ, khi có vật cản nằm trong ống xả khí gây tắc nghẽn trong quá trình vận hành, cần loại bỏ nhanh vật cản trong van xả...

Lưu ý:

* Trong quá trình xây dựng garage cần xác định lượng xe ra vào của garage gồm những dòng xe gì? để thiết lập kế hoạch mua và lắp đặt cầu nâng.

* Cầu nâng có giới hạn nâng nên khi nâng những dòng xe quá tải cầu sẽ không vận hành được. Cần kiểm tra trọng lượng của xe hơi khi bắt đầu đưa lên cầu để vận hành sửa chữa.

- Cầu nâng xuống chậm khi hạ cầu:

+ Sự cố này xảy ra nguyên nhân thường là có vật cản trong van kiểm tra hoặc trong van xả. Cần kiểm tra và làm sạch thường xuyên để cầu nâng được vận hành tốt.

+ Rò rỉ đường ống cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố cầu nang xuống chậm khi hạ cầu, cần phải khắc phục nhanh vấn đề này.

- Cầu nâng lên từ từ khi nâng cầu hoặc bị rò rỉ dầu:

+ Trong quá trình đổ dầu thủy lực, dầu bị lẫn khí gây cản trờ quá trình hoạt động, cần thay mới dầu để việc nâng hạ được tốt hơn.


+ Cầu nâng lúc nâng lên từ từ do trong dầu thủy lực bị lẫn khí và do các đầu nối bị hở nên hút khi vào, cần xiết lại các đầu kết nối thật chặt và kín để không xảy ra hiện tượng này nữa.

+ Nguyên nhân này cũng có thể xảy ra bởi ống dầu hồi bị hở, cần lắp lại ống dầu hồi.

- Cầu nâng không đều:

+ Trường hợp này thường xảy ra khi kỹ thuật lắp đặt cầu không đúng kỹ thuật, điều chỉnh độ cân bằng cáp không tốt, và mặt bằng lắp cầu không phẳng gây lệch cầu.

+ Xử lý trường hợp này cần phải có chuyên môn kỹ thuật để cân chỉnh lại độ cân bằng cho cáp.

Lưu ý: xem hướng dẫn lắp đặt cầu nâng, cần kiểm tra mặt bằng lắp cầu có phẳng hay không.

- Chốt khóa an toàn của tay cầu nâng không hoạt động:

+ Hiện tưởng gỉ sét ở tay cầu khi lắp đặt ngoài trời hoặc môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao như tại các xưởng rửa xe. Xử lý vấn đề gỉ sét rất đơn giản, chỉ cần bôi dầu bôi trơn lên cơ cấu, sau đó cọ xát nhiều lần để làm sạch gỉ.

+ Lò xo chốt an toàn bị hỏng cần kiểm tra và thay mới lò xo.

4.4. Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy, nổ

4.4.1. Khái niệm và nguyên nhân gây cháy, nổ

a) Khái niệm

- Quá trình cháy là phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt lớn và phát sáng. Theo quan điểm này quá trình cháy thực chất là một quá trình ôxy hóa khử. Các chất cháy đóng vai trò của chất khử, còn chất ôxy hóa thì tùy phản ứng có thể khác nhau.Theo quan điểm hiện đại thì quá trình cháy là quá trình hóa lý phức tạp, trong đó xảy ra các phản ứng hoá học kèm theo hiện tượng toả nhiệt và phát sáng.

- Quá trình cháy xảy ra gồm hai quá trình cơ bản là quá trình hóa học và quá trình vật lý. Quá trình hóa học là các phản ứng hóa học giữa chất cháy và chất ôxy hóa. Quá trình vật lý là quá trình khuếch tán khí và quá trình truyền nhiệt từ giữa vùng đang cháy ra ngoài.


- Định nghĩa trên có những ứng dụng rất thực tế trong kỹ thuật phòng chống cháy, nổ. Chẳng hạn khi có đám cháy, muốn hạn chế tốc độ quá trình cháy, tiến tới dập tắt hoàn toàn đám cháy, ta có thể sử dụng hai nguyên tắc:

+ Hạn chế tốc độ cấp không khí vào phản ứng cháy.

+ Giải tỏa nhanh nguồn nhiệt từ vùng cháy ra ngoài.

Như vậy cháy chỉ xảy ra khi có 3 yếu tố: chất cháy (than, gổ, tre, nứa, xăng, dầu, khí mêtan, hydrô, …), ôxy trong không khí (> 14-15% ) và nguồn nhiệt thích ứng (ngọn lửa, thuốc lá hút dở, chập điện, …).

b) Nguyên nhân gây cháy, nổ

- Có thể phân ra những nguyên nhân chính sau đây:

+ Lắp ráp không đúng, hư hỏng, sử dụng quá tải các thiết bị điện gây ra sự cố trong mạng điện, thiết bị điện,…

+ Sự hư hỏng các thiết bị có tính chất cơ khí và sự vi phạm quá trình kỹ thuật, vi phạm điều lệ phòng hoả trong quá trình sản xuất.

+ Không thận trọng và coi thường khi dùng lửa, không thận trọng khi hàn.

+ Bốc cháy và tự bốc cháy của một số vật liệu khi dự trữ, bảo quản không đúng (do kết quả của tác dụng hoá học…).

+ Do bị sét đánh khi không có cột thu lôi hoặc thu lôi bị hỏng.

+ Các nguyên nhân khác như: theo dõi kỹ thuật trong quá trình sản xuất không đầy đủ; không trông nom các trạm phát điện, máy kéo, các động cơ chạy xăng và các máy móc khác; tàng trữ bảo quản nhiên liệu không đúng.

Tóm lại: trên các công trường, trong các nhà công cộng, trong sản xuất có thể có nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phòng ngừa cháy là có liên quan nhiều tới việc tuân theo các điều kiện an toàn khi thiết kế, xây dựng và sử dụng các công trình nhà cửa trên công trường và trong sản xuất.

- Những đám cháy thường xảy ra do các trường hợp sau:

+ Không thận trọng khi dùng lửa:

Nguyên nhân cháy do dùng lửa không cẩn thận gồm:


* Bố trí dây chuyền sản xuất có lửa như hàn điện, hàn hơi, lò đốt, lò sấy, lò nung… ở môi trường không an toàn chày (nổ) hoặc ở gần nơi có vật liệu (chất) cháy dưới khoảng cách an toàn.

* Dùng lửa để kiểm tra sự rò rỉ hơi khí cháy hoặc xem xét các ch ất lỏng ở trong thiết bị, đường ống bình chứa.

* Ném vứt tàn diêm, tàn thuốc lá cháy vào nơi có vật liệu cháy hoặc nơi cấm lửa. Bỏ không theo dõi các thiết bị sử dụng hơi đốt với ngọn lửa quá to làm bốc tạt lửa ra cháy các vật dụng xung quanh.

+ Sử dụng, dự trữ, bảo quản nguyên nhiên vật liệu không đúng.

Nguyên nhân cháy của các yếu tố trên bao gồm:

* Các chất khí, lỏng cháy, các chất rắn có khả năng tự cháy trong không khí (phốt pho trắng) không chứa đựng trong bình kín.

* Xếp đặt lẫn lộn hoặc quá gần nhau giữa các chất có khả năng gây phản ứng hóa học tỏa nhiệt khi tiếp xúc.

* Bố trí, xếp dặt các bình chứa ở gần những nơi có nhiệt độ cao (bếp, lò) hoặc phơi ngoài nắng to có thể gây nổ, cháy.

* Vôi sống để nơi ẩm ướt, dột bị nóng lên đến nhiệt độ cao gây cháy các vật tiếp xúc.

- Cháy xảy ra do điện

Nguyên nhân cháy do điện chiếm tỷ lệ khá cao trong sản xuất và trong sinh hoạt, những trường hợp cháy phổ biến là:

* Sử dụng thiết bị điện quá tải: thiết bị không đúng với điện áp quy định, chọn tiết diện dây dẫn, cầu chì không đúng với công suất phụ tải, ngắt mạch do chập điện. khi thiết bị quá tải, thiết bị bị đốt quá nóng làm bốc cháy hổn hợp cháy bên trong, cháy chất cách điện hoặc cháy vật tiếp xúc.

* Do các mối nối dây, ổ cắm, cầu dao… tiếp xúc kém, phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ

* Khi sử dụng thiết bị điện trong sinh hoạt như bếp điện, bàn là, que đun nước,… quên không để ý, đến khi các thiết bị trên nóng đỏ làm cháy vỏ thiết bị và cháy lan sang các vật tiếp xúc khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2023