Nguyễn Thị Hưởng (2014), “Hình Ảnh Thơ Phan Huyền Thư Và Vi Thùy Linh”,

bản ngã, biến người phụ nữ trở thành công cụ trong tay nam giới. Từ những nhận thức đó, người phụ nữ thời đại @ đã không ngại tuyên chiến với truyền thống, thiết lập những giá trị nữ, hủy bỏ những kiến tạo mọi giá trị nam về thế giới trong đó bao gồm cả những giá trị về chính giới mình. Cuộc đụng độ với hệ chuẩn mực truyền thống là sự giác ngộ của người phụ nữ trong tiến trình thức tỉnh và chủ động làm mới mình, chủ động thoát khỏi sự chi phối của cái bóng truyền thống.

- Về bi kịch của sự nhận thức và ý thức phản tỉnh. Nội dung này được cụ thể hóa ở 2 phương diện chính là sự khủng hoảng niềm tin (bất tín nhận thức) và ý thức về nỗi buồn và sự cô đơn. Từ thực tiễn sáng tạo cho thấy, ở Việt Nam, sự khủng hoảng niềm tin trong thơ nữ đương đại rất gần với tâm thức hậu hiện đại - một thứ tâm thức gắn với cái nhìn đặc thù về thế giới ở trạng thái “phi trung tâm”. Tính hiện thực đời sống đương đại với những khuất tất, khó lường và ngẫu nhiên đã gây nên sự bất tín nhận thức trong thế giới nghệ thuật thơ nữ. Bên cạnh đó, một khi đứng trước thế giới phi lí đầy bí ẩn và đang bị phân rã, bản thân con người không thể lí giải nổi đời sống để hòa hợp với các giá trị và phi giá trị tồn tại trong đó thì chủ thể trữ tình sẽ có cảm giác hoài nghi, xa lạ, mất niềm tin ở chính mình và xa lạ với thế giới, họ rơi vào trạng thái buồn, cô đơn triền miên, bất tận. Họ cũng đồng thời mang vào trong sáng tạo của mình những dự cảm đa chiều, cả hi vọng, cả thất vọng về chính mình và về thế giới xung quanh mình.

5. Trong Chương 4 - Một số phương thức nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay, luận án tiến hành khảo sát và mô tả để đi đến những nhận định, đánh giá ở 3 nội dung chính: (1) Biểu tượng thơ gắn với người phụ nữ, (2) Giọng điệu và (3) Ngôn ngữ.

- Về biểu tượng thơ gắn với người phụ nữ: Khảo sát thơ của các tác giả nữ, chúng tôi thấy nổi bật lên 3 biểu tượng là Đất, Nước Đêm cùng với các biến thể của chúng. Đất được hình dung là mẫu tính, mọi con người đều sinh ra từ đất vì đất là bà mẹ, là biểu tượng của sự sản sinh và tái sinh, sự cho đi và nuôi dưỡng sự sống, nó dịu dàng, kiên nhẫn, bền bĩ, có tính cam chịu, phục tùng. Mẫu gốc đất chứa đựng trong nó các biểu tượng phổ quát là Mẹ, núi đồi, hang động, khu rừng, cây cối, muông thú, cánh đồng, đồng cỏ, hang đá, hốc rêu, khu vườn, bàn chân…

Nước là chất khởi thủy, thuộc âm, tương ứng với cái lạnh và màu đen. Nước vừa là nguồn sống, vừa là nguồn chết, vừa nuôi dưỡng, vừa tạo dựng nhưng cũng mang sức mạnh của sự hủy hoại. Bởi thế mà nước mang trong nó thiên tính của người phụ nữ. Và nước chứa trong nó một số biểu tượng khác như biển, sông, suối, mưa, lũ, hạn hán… và có thể liên hệ với cả biểu tượng sữa, nước mắt, máu… Đêm (bóng Đêm) thuộc về âm, gắn với người đàn bà, nó luôn gợi ra sự bí mật và sâu thẳm. Mẫu gốc đêm gắn với các biểu tượng như bóng tối, màu đen, tóc, giấc mơ, giấc ngủ, sự chết và các biểu tượng phái sinh như giường chiếu, chăn gối… Trong thơ nữ, cả 3 hệ biểu tượng kể trên cùng với các biến thể của nó đã được thể hiện một cách khá sinh động, mang những ý nghĩa đặc trưng cho giới nữ, thể hiện tinh thần giải phóng phụ nữ và khẳng định được những cá tính mạnh mẽ, bạo liệt, tuy độ đậm nhạt ở mỗi một cây bút chỗ này chỗ khác không đồng đều.

- Về giọng điệu: Chúng tôi nhận thấy thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay thể hiện 4 sắc giọng khác nhau là (1) Giọng đằm thắm, tâm tình, (2) Giọng nồng nhiệt, mạnh mẽ, (3) Giọng giễu nhại và (4) Giọng vô âm sắc (giọng trắng). Cả 4 sắc giọng này đều có những thể hiện sinh động trong thơ của nhóm tác giả mà luận án khảo sát. Tất nhiên, ở mỗi tác giả, do cá tính sáng tạo mà giọng thơ sẽ có sự khác nhau, người ưa dùng sắc giọng này mà không dùng sắc giọng kia và ngược lại… Nhưng nhìn trên đại thể của một lực lượng có thể khẳng định thơ nữ giai đoạn này đã thoát khỏi được sự cũ mòn và tạo cho mình những giọng điệu riêng của thế hệ mình. Đó là bản hợp âm đa thanh được cất lên từ những rung động của trái tim người phụ nữ trong hoàn cảnh mới, giai đoạn mới.

- Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ thơ nữ Việt Nam giai đoạn này, một mặt mang tính “phồn thực” xác lập chủ quyền nữ thông qua việc sử dụng lớp từ ngữ chỉ bộ phận thân thể, tâm trạng có màu sắc trung tính, ít thể hiện được ý thức về nữ quyền. Nhưng mặt khác, các cây bút đã rất thành công trong việc sử dụng những từ ngữ liên quan đến bộ phận trên thân thể nữ như vú, sữa, ngực, mông… hay những từ ngữ liên quan đến sự sinh nở như cửa yêu lá, cuống vé, mùa sinh nở, cơn lốc sinh nở, mùa trở dạ, nước ối bầu trời đêm…; những động từ chỉ sự sinh sôi như thụ tinh, thụ tạo, thụ mầm, đầu thai, phục sinh, nở, cởi, thoát y, truy hoan, khóa chặt,

phóng vọt… Ngoài ra, các cây bút nữ còn có xu hướng “nữ hóa” ngôn ngữ bằng việc sử dụng đại từ nhân xưng (em, người đàn bà, cô gái…), những từ ngữ chỉ hoạt động gắn với nữ (thoa kem, cuốn tóc…), những từ ngữ, hình ảnh gắn với đời sống của người phụ nữ (phòng ngủ, giường, chiếu, đệm, bình hoa, nước hoa…).

6. Chúng tôi hiểu những gì đã trình bày trong khuôn khổ của luận án này mới chỉ dừng ở những khái quát nhằm cụ thể hóa diện mạo của thơ nữ thời kỳ đổi mới trong một cảm hứng chủ đạo - ý thức nữ quyền. Việc nghiên cứu một cách kĩ lưỡng từng trường hợp tác giả cụ thể, tìm ra những khác biệt là những đề tài có thể triển khai tiếp theo. Hơn nữa, cùng với thời gian, thơ nữ ngày càng có sự phát triển và biến đổi không ngừng sẽ là đối tượng nghiên cứu thú vị để làm phong phú và đầy đặn hơn diện mạo văn học sử Việt Nam giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XX đến những năm đầu thế kỉ XXI - một giai đoạn văn học đang hình thành và sẽ còn tiếp tục phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, đề tài luận án sẽ là gợi ý cho những hướng đi tiếp theo sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

- Thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay với những cách tân trên phương diện nội dung tư tưởng và diễn ngôn nghệ thuật;

- Hệ thống biểu tượng ngôn ngữ thân thể trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay;

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 20

- Thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay và những đóng góp của nó trong diễn trình vận động của văn học dân tộc thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Nguyễn Thị Hưởng (2014), “Hình ảnh thơ Phan Huyền Thư và Vi Thùy Linh”,

Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (5), tr.63-68.

2. Nguyễn Thị Hưởng (2015), “Ngôn ngữ thơ Phan Huyền Thư và Vi Thùy Linh”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ 2015, Hà Nội, tr.912-915.

3. Nguyễn Thị Hưởng (2016), “Ý thức nữ quyền trong thơ ca cổ điển Việt Nam”,

Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (1), tr.80-87.

4. Nguyễn Thị Hưởng (2016), “Vấn đề giải phóng nhu cầu bản năng trong thơ nữ đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr.108-114.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Mai Anh (2010), Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995: Nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Thùy Anh (2007), Phái tính trong thơ nữ sau 1975, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Kim Anh, Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân, Hoàng Tùng, nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu (2002), Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỷ XX, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

5. Trần Hoài Anh (2011), “Ly Hoàng Ly, người gọi hồn cho đêm”, http:// http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/ly-hoang-ly-nguoi-goi-hon- cho-dem.html.

6. Lê Huy Bắc chủ biên (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc (2013), Văn học hậu hiện đại - lí thuyết và tiếp nhận, in lần thứ 2, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

8. Simone de Beauvoir (1996), Giới thứ hai, 2 tập, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

9. Nguyễn Trọng Bình, “Văn chương trẻ - rất cần một chiều sâu và tầm nhìn văn hóa”; “Thơ Vi Thùy Linh - “Những trận bạo động… tình”, nguồn: http://www.viet.studies.info.

10. Nguyễn Trọng Bình, “Thử bàn về trách nhiệm của “người đi trước” qua trường hợp Vi Thùy Linh”, nguồn: http://phongdiep.net.

11. Nguyễn Thị Bình (2011), “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (9).

12. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

13. Trương Quế Chi (2006), Tôi đang lớn, Nxb Trẻ, Hà Nội.

14. Đặng Thị Vân Chi, Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, nguồn: http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=2655.

15. Nguyễn Việt Chiến (2006), “Trương Quế Chi, một cá tính đặc biệt”, Báo Văn nghệ trẻ, (số ra ngày 15/ 10/ 2006), tr.5.

16. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam - tìm tòi và cách tân1975-2005, Nxb Hội Nhà văn - Công ty Văn hóa Trí Việt, Hà Nội.

17. Trương Chính (1990), “Nhìn nhận lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, Tạp chí Văn học, (5).

18. Thiều Chửu (2005), Hán Việt tự điển, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

19. John C. Cavanaugh, Robert V. Kail, (2006), Vai trò giới tính và nhận biết giới tính: Nghiên cứu về sự phát triển con người, Nguyễn Kiên Trường dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20. Chris Weedon, Phê bình nữ quyền Anh Mỹ, Nhã Thuyên dịch, nguồn: http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=154.

21. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Trương Đăng Dung (2014), Những kỉ niệm tưởng tượng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

25. Đoàn Ánh Dương (2013), “Đạm Phương với vấn đề nữ học: giáo dục phụ nữ và trẻ em trong gia đình”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr.51-65.

26. Đoàn Ánh Dương (2014), Không gian văn học đương đại (phê bình vấn đề và hiện tượng văn học), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

27. Đông Dương, Sex trong tác phẩm của các cây bút nữ, nguồn: http:// www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=3&nid=128.

28. Nguyễn Sĩ Đại (2002), “Nằm nghiêng - tập thơ thiếu sự nghiêm túc và cảm xúc trong sáng”, Báo Nhân dân cuối tuần, số 29/ra ngày 21-07.

29. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn Học, Hà Nội.

30. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Thơ ca Việt Nam sau 1975 - từ một góc nhìn, Phụ bản Thơ, BáoVăn nghệ, quý III.

31. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Thơ chống Mĩ và những kinh nghiệm nghệ thuật”, http://vannghequandoi.com.vn/Phe-binh-van-nghe/Tho-chong-Mi-thanh-tuu-va- kinh-nghiem-nghe-thuat-4773.html

32. Nguyễn Đăng Điệp chủ biên, Đoàn Ánh Dương (2012), Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

33. Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, nguồn: http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/van-de-phai-tinh- va-am-huong-nu-quyen-trong-van-hoc-viet-nam-duong-dai.

34. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại - Tiến trình và hiện tượng, Nxb Văn học, Hà Nội.

35. Trĩnh Bá Đĩnh (2011), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.

36. Trần Thái Đỉnh (2012), Triết học hiện sinh (Tái bản), Nxb Văn học - Công ty sách Thời Đại, Hà Nội.

37. Phan Trắc Thúc Định (2012), Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ đương đại (Qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải), Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHKHXH & NV - ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

38. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), tái bản lần thứ 4, có sửa chữa và bổ sung, Nxb Văn học, Hà Nội.

39. Lý Đợi (2003), “Phan Huyền Thư - ngọn cây tìm nỗi cô đơn trên trời”, Tạp chí Tia sáng, số tháng 01.

40. Lý Đợi, Thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI,nguồn: http://www. Nguyen huuhongminh.com/chi-tiet-tac-pham/774.aspx.

41. Khổng Đức, Chủ nghĩa nữ tính, nguồn: http://www.vanchuongviet.org/i ndex.php?comp=tacpham&action=detail&id=8523.

42. Nguyễn Hoàng Đức (2009), “Nữ giới, nữ văn sĩ và văn giới”, Tạp chí Sông Hương, 21/02/2009.

43. Nguyễn Hoàng Đức, “Dục tính: chân móng hay đỉnh tháp văn chương”, http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&a rtworkId=285

44. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Văn Giá (2006), “Sex với những xúc cảm thiêng liêng”, Tạp chí sông Hương, số 213.

46. Nguyễn Thị Hồng Giang (2009), Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây: ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly và Vi Thùy Linh), Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

47. Jean Chevalier, Alain Gheerbran (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nhiều người dịch, Nxb Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

48. Gilles Deleuze (2010), Nietzsche và triết học, Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.

49. A.Ja. Gurêvich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

50. S. Freud, E. Fromm, A. Schopenhaure, V. Soloviev (2003), Phân tâm học và tình yêu, Đỗ Lai Thúy dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

51. Lê Ngân Hằng (2003), Xe chở mùa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

52. Lê Ngân Hằng (2006), Orient - trên những vòm cây, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

53. Bích Hạnh, Mấy xu hướng sáng tác của văn học trẻ hôm nay, nguồn: http://bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=2231

54. Bích Hạnh (2009), Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

55. Văn Cầm Hải (2002), Phan Huyền Thư, cây huyền cầm đau vùng sao sáng, Tạp chí Sông Hương, số 162, tháng 08, nguồn: http://tapchisonghuong.com. vn/tap- chi/c101/n675/Phan-Huyen-Thu-cay-huyen-cam-dau-vung-sao-sang .html.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022