Tìm hiểu các Website thương mại điện tử lớn đã được triển khai để nắm được cách thức hoạt động và những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng thương mại điện tử. Xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng tới để phục vụ.
Tìm hiểu về kiến trúc Website ba lớp và những tính năng của nó.
Xây dựng ứng dụng thương mại điện tử dựa trên nền tảng ASP.Net có thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng phục vụ.
Tính toán, đưa ra phương pháp và kế hoạch thực hiện dự án trong thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất có thể.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Website được xây dựng nhằm hỗ trợ cho các cá nhân, công ty, cơ quan,… có nhu cầu quảng bá sản phẩm, cũng như quản lý trong việc bán sản phẩm đồ nội thất.
Đối tượng nghiên cứu:
- Cá nhân, công ty, cửa hàng vừa và nhỏ,…
- Nhà quản trị website
- Sinh viên nghiên cứu về thiết kế web dựa trên ASP.Net.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tiến hành thu thập và phân tích những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hình thành nên những ý tưởng tổng quan (mục đích cần đạt đến của Website, đối tượng cần hướng đến là ai? Thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào?).
- Xác định các yêu cầu nhằm phân tích thiết kế hệ thống chương trình cho phù hợp.
- Xây dựng chương trình theo những yêu cầu đã đặt ra.
- Triển khai chương trình và đánh giá kết quả đạt được.
5. Dự kiến kết quả đạt được
- Một bản báo cáo chi tiết về quy trình xây dựng website sử dụng công nghệ ASP.Net.
- Website thương mại điện tử cho công ty nội thất.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1 Đối với người sử dụng hệ thống website
- Có thể tra cứu, cập nhật, thống kê, báo cáo sản phẩm, thông tin khách hàng, hóa đơn, thuế,…
- Mua sản phẩm dể dàng, ít tốn kém, hàng hóa chất lượng, phục vụ tận tình từ nhân viên website.
6.2 Đối với cá nhân sinh viên
- Tạo một website thân thiện, nhanh và hiệu quả hơn trong việc quản lý, hay bán sản phẩm bằng thủ công. Hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp đồng thời qua đó nâng cao trình độ của mình.
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau với các đề tài về ASP.Net.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1Khái niệm về thương mại điện tử
Năm 1990, thuật ngữ TMĐT chính thức được Hội đồng Liên hợp quốc sử dụng trong "Đạo luật mẫu về TMĐT" do Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế soạn thảo (UNCITRAL).
Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:
TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác.
Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm vào cuối thập kỷ 90:
- TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử(Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997).
- TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997)
- TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian, bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000)
Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện các quy trình cơ bản và các quy trình khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể. Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tìm kiếm (mua gì, ở đâu,..), đánh giá (có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao,..), giao hàng, thanh toán, và xác nhận. Các quy trình khung cảnh của một giao dịch thương mại gồm: diễn tả (mô tả hàng hoá, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng), hợp thức hoá (làm cho thoả thuận là hợp pháp), uy tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hoá ở dạng vật thể (máy móc, thực phẩm,...), song tất cả các quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng các phương tiện điện tử.
Tóm lại, có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. Thương mại điện tử (E-commerce, Electronic commerce) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là "thương mại không giấy tờ").
1.1.2Lợi ích của thương mại điện tử
- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
- Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.
- Giảm chi phí thông tin liên lạc
- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa
sản phẩm và dịch vụ cũng góp thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.
- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
1.1.3 Các đặc trưng của thương mại điện tử
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
- Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
1.1.4 Hạn chế của thương mại điện tử
Hạn chế về kỹ thuật
- Cần có máy chủ TMĐT đặc biệt
- Các công cụ xây dựng mềm vẫn chưa đáp ứng
- Tốc độ Internet còn chậm, chi phí cao
- Chưa có tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và độ tin cậy
Hạn chế về thương mại
- Thu hút vốn đầu tư khó
- Gian lận ngày càng tăng
- Cần thời gian để thay đổi thói quen tiêu dùng
- Luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
- Khách hàng còn thiếu lòng tin vào người bán
1.1.5 Các lại hình thương mại điện tử
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C... Trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất.
Bảng 1.1: Các loại hình giao dịch TMĐT
Doanh nghiệp (Business - B) | Khách hàng (Customer - C) | Chính phủ (Government – G) | |
Doanh nghiệp (Business - B) | B2B Thông qua Internet, Internet, Extranet, EDI | B2C Bán hàng qua mạng | B2G Thuế thu nhập và thuế doanh thu |
Khách hàng (Customer - C) | C2B Bỏ thầu | C2C Đấu giá trên eBay | C2G Thuế thu nhập |
Chính phủ (Government – G) | G2B Mua sắm công cộng trực tuyến, các quy trình thương mại, … | G2C Quỹ hỗ trợ trẻ em, sinh viên học sinh… | G2G Giao dịch giữa các cơ quan, chính phủ |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng Website kinh doanh đồ nội thất - 1
- Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử
- Chức Năng Hiển Thị Sản Phẩm Theo Danh Mục
- Biểu Đồ Phân Rã Chức Năng Của Hệ Thống (Business Functional Diagram - Bfd)
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
1.1.6 Tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử
a) Tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử trên thế giới
Theo báo cáo của Hiệp Hội Internet Việt Nam, tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu năm 2014 là 40%, chỉ tăng 1% so với năm 2013. Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), Đông Nam Á (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (khoảng 76% dân số có cơ hội truy cập mạng trong khi con số này tại các nước đang phát triển chỉ khiêm tốn ở mức 29,8%). Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành
một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm.
Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin tương lai.
Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.
b) Tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp. Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2013 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ
Công Thương đã tiến hành tổng hợp thông tin từ một số đơn vị tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực. Kết quả khảo sát cho thấy, ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm 2013 đạt khoảng 120USD. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng tiến hành khảo sát về tình hình mua sắm trực tuyến đối với cá nhân, với sự tham gia của 781 người có sử dụng internet ở 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tỷ lệ người truy cập internet mua sắm trực tuyến là 57% ước tính doanh số TMĐT B2C khoảng 2,2 tỷ USD.
Theo dự đoán, đến năm 2015 ở Việt nam sẽ có 40% - 45% dân số sử dụng internet. Bên cạnh việc tăng trưởng tỷ lệ sử dụng internet của người dân trong giai đoạn 2015, tốc độ phát triển kinh tế, khung pháp luật TMĐT cũng tưng bước hoàn thiện, xu hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics và thanh toán ngày càng được quan tâm. Với những yếu tố trên, tỷ lệ truy cập internet tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2015 có xu hướng tăng.
Bên cạnh đó, theo một báo cáo gần đây, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 86,2% doanh nghiệp đã thiết lập website.Chiếm lớn (68,7%) trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ. Tính gộp cả khối doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, số lượng sản phẩm được giới thiệu trên các website cũng rất đa dạng.
Có tới 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng. Như vậy, phương thức giao dịch B2B sẽ là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp hơn trong tương lai.
Chưa đến 30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là công việc hàng ngày. Sự bê trễ này cũng là điều dễ hiểu khi nhìn vào thực trạng chỉ khoảng 30% số website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử. Kết hợp lại, các thống kê trên cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của trang web như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, do đó chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồn lực cũng như thời gian để xây dựng, duy trì và khai thác website một cách thật hiệu quả.
Phân tích sâu hơn mô hình quản lý website của các doanh nghiệp còn cho thấy 76,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 23,8% ký hợp đồng với một