Các Tđkt Có Quy Mô Lớn Và Hoạt Động Trên Nhiều Lĩnh Vực Khác Nhau 52061


nhưng nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ gắn bó, đan xen trên nhiều lĩnh vực: vốn, nhân lực, công nghệ, nguyên vật liêu, tiêu thụ sản phẩm…hay đó còn là các công ty có sự liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên [15].

Tại Malaysia và Thái Lan, TĐKT được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng. Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ - con tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động. Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập và thường hoạt động trên cùng một pháp lý, đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau là công ty mẹ. Trong đó các doanh nghiệp thành viên tham gia tập đoàn phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân.

Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến TĐKT người ta thường sử dụng các từ: Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust, Alliance, Syndicate hay Group. Dựa vào ngôn ngữ từng nước, người ta có thể dùng nhiều từ khác nhau để khái niệm về TĐKT, tuy nhiên việc sử dụng từ ngữ nói về tập đoàn phần lớn phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT. Nếu TĐKT tồn tại như là một thực thể có tư cách pháp nhân thì được gọi là Conglomerate hoặc Holding company.

Trong tiếng Anh, conglomerate thường được định nghĩa là một công ty lớn, có sở hữu cổ phần ở nhiều công ty khác hoạt động trong các ngành nghề gần như không liên hệ gì với nhau. Holding company (công ty mẹ) cũng rất thông dụng trên thế giới. Holding company là công ty sở hữu toàn diện, đa số, hay một phần cổ phiếu của một hay nhiều công ty con khác. Thường được gọi là công ty mẹ (parent company) vì công ty này luôn nắm số lượng cố phiếu đủ để quyết định đối với công ty con (subsidiary) như quyết định người lãnh đạo và mục tiêu phát triển [16]. Hiện có một số định nghĩa khác nhau về TĐKT:

- TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị


trường khác nhau nhưng có sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy trên cơ sở sắc tộc hoặc điều kiện thương mại.

- TĐKT là một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau trong một thời gian dài và cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho nhau.

- TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông qua mối ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn ràng buộc đơn thuần giữa các công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập với nhau thành một tổ chức duy nhất.

Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của TĐKT, tính đến nay khái niệm về TĐKT vẫn còn nhiều điểm chưa được thống nhất về nội hàm nên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT:

- Thứ nhất: TĐKT là pháp nhân kinh tế do nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tài chính. TĐKT ra đời trên cơ sở liên kết nhiều doanh nghiệp, những doanh nghiệp này trở thành thành viên của tập đoàn, hoạt động vì mục tiêu chung của tập đoàn và phát triển theo chiến lược của tập đoàn. Theo quan điểm này, TĐKT là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn.

- Thứ hai: theo một số nhà nghiên cứu thì TĐKT là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty con, góp vốn cổ phần, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ vì công ty mẹ chiếm 1/2 vốn cổ phần.

- Thứ ba: một số nhà nghiên cứu cho rằng tập đoàn các doanh nghiệp, thường gọi là TĐKT, là một loại hình tổ chức kinh tế chỉ hình thành và tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Đó là một loại hình tổ chức kinh tế được hình thành trong quá trình tự liên kết của nhiều công ty, xí nghiệp


của nhiều chủ sở hữu khác nhau, hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, thực hiện tập trung tư bản, đẩy mạnh phân công chuyên môn hoá và đầu tư theo chiều sâu, nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để giành lợi nhuận siêu ngạch từ lợi thế hoặc độc quyền.

Theo điều 149, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của TĐKT.

Theo điều 146 của Luật Doanh nghiệp thì: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”.

Mặc dù còn có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng theo tác giả, TĐKT có thể được hiểu:“là tổ hợp hay nhóm các doanh nghiệp hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực khác nhau, ở phạm vi một hay nhiều nước; trong đó có một doanh nghiệp (hay công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo, kiểm soát, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp (hay công ty con) thông qua cơ chế giám sát thích hợp. TĐKT là cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường, tập trung năng lực hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp”.

1.1.2. Một số đặc trưng của TĐKT

1.1.2.1. Các TĐKT có quy mô lớn và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Điểm nổi bật của các TĐKT là quy mô lớn so các doanh nghiệp thông thường do sáp nhập, mua lại hoặc hợp nhất từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Quy mô lớn thể hiện nổi bật ở các khía cạnh như tổng tài sản, vốn hóa thị trường, lợi nhuận, lao động (xem bảng 1.1).


Bảng 1.1: Các tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đô la


TT

Tên tập đoàn

Quốc gia

Tổng tài sản

Lợi nhuận

1

Wal-Mart

Mỹ

181

16.4

2

Royal Dutch Shell

Hà Lan

322

20

3

ExxonMobile

Mỹ

302

30

4

BP

Anh

272

-3.7

5

Sinopec Group

Trung Quốc

225

7.6

6

China national petrleum

Trung Quốc

399

14

7

State Grid

Trung Quốc

315

4.5

8

Toyota Motor

Nhật

360

4.7

9

Japan Post Holdings

Nhật

3.535

4.9

10

Chevron

Mỹ

185

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại CP tại TP Hồ Chí Minh - 3

(Nguồn: tổng hợp và tính toán từ www.forbes.com) [51]

Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính chất chung cùng với sự phát triển của các TĐKT. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã mở rộng sang: khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải. Tập đoàn Petronas (Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong ngành dầu khí nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, kinh doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị và giải trí... Mặc dù hoạt động đa ngành song các TĐKT trên thế giới thường tập trung đầu tư vào một số hoặc một nhóm sản phẩm, dịch vụ hoặc ngành hàng, ngành nghề chủ yếu nào đó nên thường chiếm phần lớn thị phần với những mặt hàng chủ đạo của tập đoàn đó và vì vậy, có doanh thu rất cao so thị phần trong phạm vi quốc gia, kể cả quốc tế [10].


Về lao động, các TĐKT mà nhất là tập đoàn đa quốc gia thường thu hút một số lượng rất lớn lao động ở chính quốc và ở các quốc gia khác. Ví dụ, tập đoàn Danone (Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích quy, thực phẩm, nước khoáng, bia… có 81.000 nhân viên. Tập đoàn Fiat (Italia) có 242.300 nhân viên. Tập đoàn Air France (Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45.000 lao động [3,12].

1.1.2.2. Các TĐKT trên thế giới đa số là tập đoàn đa quốc gia

Hầu hết các TĐKT trên thế giới hiện nay hoạt động trên phạm vi toàn cầu, đa quốc gia nhằm để tận dụng các nguồn tài nguyên giá rẻ, tận dụng các chính sách ưu đãi để mở rộng thị trường. Các tập đoàn luôn luôn tìm cách hướng đến những thị trường mới vì ở đó dễ mang lại lợi nhuận cao nhưng cạnh tranh ít [7].

Qua khảo sát cho thấy Tập đoàn HENKEL (Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài. Tương tự, số chi nhánh, công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens (Đức) là 300, tập đoàn Roche (Thụy Sĩ) là 140, tập đoàn Tractebel (Bỉ) là 100 và tập đoàn Unilever (Anh) có mặt tại hơn 170 quốc gia khác nhau.

Sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học - sản xuất mục đích nhằm tạo một vòng khép kín các quan hệ kinh tế để giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh. Hiện nay không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà ở các lĩnh vực khác như công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng dụng về khoa học, công nghệ thông tin…cũng tham gia vào các TĐKT ngày càng nhiều.

1.1.2.3. Các TĐKT có sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu

Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh quy định cơ cấu tổ chức thống nhất cho TĐKT. Vì vậy trên giác độ pháp lý hiện nay hầu hết các TĐKT chưa phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập, chỉ có các thành viên của tập đoàn có tư cách pháp nhân


độc lập. Thông thường theo thỏa thuận chung, đại diện HĐQT các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành Hội đồng chủ tịch tập đoàn.

Hội đồng chủ tịch bầu ra Chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh hay tổ chức của các công ty thành viên.

Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức phần nào đó xuất phát từ tính đa dạng về sở hữu vốn trong các TĐKT [3]. Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và cũng có thể có cả vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ và thông thường ở hai cấp độ:

- Cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm: có vốn của công ty mẹ, công ty con hay thấp hơn là của riêng từng công ty.

- Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng: vốn của công ty mẹ tham gia đầu tư vào các công ty con, công ty mẹ làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ (công ty TNHH), hoặc giữ cổ phần chi phối với công ty "con","cháu" (công ty cổ phần).

Trên thực tế, không một TĐKT nào chỉ có quan hệ vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp cụ thể.

1.1.3. Các hình thức liên kết và mô hình tổ chức của TĐKT

1.1.3.1- Các hình thức liên kết của TĐKT

TĐKT có sự liên kết bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên. Đây là đặc trưng cơ bản, là tiền đề cần thiết để hình thành TĐKT thể hiện xu thế tất yếu trong việc nâng cao trình độ xã hội hóa và phát triển của lực lượng sản xuất [61]

- Về phạm vi liên kết, có những kiểu liên kết sau:

+ Liên kết dọc: là liên kết các doanh nghiệp trong cùng một dây chuyền công nghệ. Hình thức này hiện vẫn còn phổ biến vì hoạt động có hiệu quả cao và


có thể mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên để phát triển theo hình thức này cần phải có một công ty có tiềm lực về tài chính, có uy tín để quản lý, kiểm soát, đảm bảo tín dụng và thị trường cho cả tập đoàn. Không những thế, công ty đó cần có mối quan hệ tốt với cơ quan quản lý nhà nước, có hệ thống thông tin toàn cầu đủ khả năng xử lý và tổng hợp những thông tin về thị trường.

+ Liên kết ngang: là liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh. Hình thức này hiện ít phổ biến do các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và biến đổi nhanh chóng. Nếu áp dụng hình thức này thì khó đem lại hiệu quả cao do khả năng xoay chuyển chậm. Các chính phủ thường hạn chế hình thức này vì nó dễ tạo ra xu hướng độc quyền, đi ngược nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường.

+ Liên kết hỗn hợp: là liên kết các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh kể cả những ngành, lĩnh vực không có liên quan đến nhau. Hình thức này đang ngày được ưa chuộng trên thế giới và trở thành xu hướng phát triển các tập đoàn hiện nay. Cơ cấu tập đoàn bao gồm một ngân hàng hoặc một công ty tài chính lớn và nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại, trong đó hoạt động tài chính ngân hàng xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

- Về trình độ liên kết, có các kiểu sau:

+ Liên kết cứng: theo liên kết này, các doanh nghiệp thành viên kết hợp trong tổ chức thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại. Tập đoàn được cấu tạo dưới hình thức đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong cùng một ngành nghề hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh liên tục, thống nhất theo chiến lược chung của tập đoàn. Trong đó, công ty mẹ có lợi


thế nắm giữ cổ phần chi phối các công ty để giữ quyền lãnh đạo, ra quyết định cho các doanh nghiệp khác.

+ Liên kết mềm: đây là hình thức tập đoàn của các doanh nghiệp độc lập, cùng sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Để hạn chế cạnh tranh họ hợp tác sản xuất kinh doanh với nhau thông qua một thỏa hiệp chung bằng cách thống nhất về giá cả, dịch vụ, sản phẩm, nguyên liệu cung ứng. Mục đích của việc liên minh liên kết là để đối phó những thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các hoạt động kinh doanh không ngừng mở rộng, đòi hỏi quy mô vốn lớn và trình độ công nghệ cao hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp liên kết lại để lợi dụng được ưu thế của quy mô tập đoàn.

+ Liên kết hỗn hợp: là sự liên kết của cả hai loại liên kết trên và là hình thức phát triển cao nhất của TĐKT. TĐKT được hình thành trên cơ sở thống nhất về tài chính. Các thành viên chịu sự chi phối về tài chính của một công ty gọi là công ty mẹ (Holding Company) thông qua quyền sở hữu cổ phiếu. Hoạt động của cả tập đoàn và các công ty con được mở rộng nhiều lĩnh vực khác nhau từ tài chính đến hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và giữa các công ty con trong tập đoàn không nhất thiết phải có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kỹ thuật. Hình thức liên kết này đang trở nên phổ biến.

- Về hình thức biểu hiện, có các kiểu sau [61]

+ Cartel: là một nhóm các nhà sản xuất độc lập về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng thỏa thuận thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, nguyên liệu để tăng lợi nhuận và hạn chế cạnh tranh. Đây là hình thức liên kết ngang. Cartel thường có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại hàng hoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi những sản phẩm có tính đồng nhất cao. Tuy nhiên kiểu liên kết này có nhược điểm là dễ bị đổ vỡ do sản xuất và tiêu thụ vẫn tiến hành độc lập nên một số thành viên có thể phá bỏ hợp đồng.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí