Tính Giá Thành Theo Phương Pháp Xác Định Chi Phí Trực Tiếp


sản xuất chung cố định như đã dự toán. Tỷ lệ phân bổ phần chi phí sản xuất chung này được xác định theo công thức 3.6.

Tỷ lệ % phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính (trừ chi phí kiểm nghiệm dược phẩm)

Tổng chi phí sản xuất chung ước tính

= (trừ chi phí kiểm nghiệm dược phẩm) Tổng số giờ máy ước tính


x 100

(3.6)

Khi đó chi phí sản xuất chung(trừ chi phí kiểm nghiệm dược phẩm) được phân bổ cho từng lô sản xuất theo công thức 3.7.

Chi phí sản xuất chung

ước tính (trừ chi phí kiểm = nghiệm dược phẩm) phân

bổ cho lô sản xuất

Số giờ máy của lô sản xuất

Tỷ lệ % phân bổ chi x phí sản xuất chung ước

tính (trừ chi phí kiểm nghiệm dược phẩm)

(3.7)

Bên cạnh các doanh nghiệp dược phẩm được đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại, vẫn còn khá nhiều các doanh nghiệp dược phẩm sử dụng các thiết bị còn lạc hậu, và sử dụng nhân công là chủ yếu, như công ty cổ phần dược Hà Nam, công ty cổ phần dược Yên Bái, … Theo tác giả, tại các công ty này tiêu thức hợp lý để phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ lao động trực tiếp với phương pháp phân bổ giống như phân bổ theo số giờ máy hoạt động như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên khi các công ty này đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất dược phẩm, thì cần xem xét thay đổi tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho hợp lý.

3.3.4.2. Tính giá thành cho từng lô sản xuất

Việc tính giá thành sản phẩm theo từng lô sản xuất là sự vận dụng linh hoạt phương pháp xác định chi phí theo công việc. Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có qui trình công nghệ sản xuất theo lô và kết thúc hoàn toàn lô sản xuất này thì mới bắt đầu một lô sản xuất mới. Hơn nữa mỗi lô sản xuất đòi hỏi sự theo dõi nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như định mức nguyên vật liệu. Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần tính giá thành sản phẩm theo từng lô sản xuất.

Với đối tượng tính giá thành là từng lô sản xuất, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ sẽ là tổng chi phí tập hợp được cho các lô sản xuất còn đang làm dở.


Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo lô sản xuất, kế toán tiến hành lập phiếu tính giá thành lô sản xuất (bảng 3.2). Phiếu tính giá thành lô sản xuất sẽ tổng hợp và cung cấp các thông tin chi tiết về các chi phí sản xuất trực tiếp cũng như chi phí chung phân bổ cho từng lô sản xuất.

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất từng lô, bộ phận chuẩn bị sản xuất kết hợp với kế toán sẽ lập phiếu dự toán chi phí cho lô sản xuất (bảng 3.3) căn cứ từ các định mức kinh tế - kỹ thuật. Trên cơ sở dự toán này, bộ phận sản xuất sẽ gửi tới bộ phận cung ứng các phiếu đề nghị xuất kho nguyên vật liệu cho từng lô sản xuất. Bộ phận cung ứng sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định cho từng lô trên cơ sở các phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho từng lô, nên trên tất cả các phiếu xuất kho nguyên vật liệu phải ghi rõ mã số của lô sản xuất có liên quan.

Chi phí nhân công trực tiếp được xác định cho từng lô sản xuất trên cơ sở thời gian lao động trực tiếp cho từng lô sản xuất đó. Thời gian lao động trực tiếp được theo dõi cho từng lô sản xuất thông qua các phiếu theo dõi thời gian lao động (phụ lục 20). Phiếu theo dõi thời gian lao động được giao cho từng công nhân để tự ghi chép về thời gian họ đã tham gia vào từng lô sản xuất.

Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng lô sản xuất trên cơ sở chia tách giữa chi phí kiểm nghiệm dược phẩm và các chi phí sản xuất chung khác như đã trình bày trong mục 3.3.4.1. Để có thể phân bổ được chi phí sản xuất chung cho từng lô sản xuất theo số giờ máy hoạt động, cần phiếu theo dõi giờ máy cho từng lô sản xuất (phụ lục 21). Phiếu theo dõi này sẽ do từng tổ trưởng vận hành máy ghi chép.


Bảng 3.2: Phiếu tính giá thành lô sản xuất


Mã số: Ngày bắt đầu:

Tên sản phẩm: Ngày hoàn thành:

Số lượng sản phẩm thực tế:

Nguyên vật liệu trực tiếp

Nhân công trực tiếp

Sản xuất chung

Phiếu xuất kho

Tên NVL

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

Công nhân

Số giờ lao động

Đơn giá

Thành tiền

Chi phí kiểm nghiệm

Chi phí sản xuất chung khác

Tổng

số

ngày

Số giờ máy (số giờ LĐ)

Tỷ lệ phân bổ CPSX

chung biến đổi

CPSX

chung biến đổi

Tỷ lệ phân bổ CPSX

chung cố định

CPSX

chung cố định

































Tổng


Tổng


Tổng


Tổng hợp chi phí lô sản xuất


Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Chi phí kiểm nghiệm

Chi phí sản xuất chung biến đổi Chi phí sản xuất chung cố định



Tổng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam - 18



Bảng 3.3: Phiếu dự toán chi phí lô sản xuất


Mã số: Ngày bắt đầu:

Tên sản phẩm: Ngày hoàn thành:

Số lượng sản phẩm dự kiến:

Nguyên vật liệu trực tiếp

Nhân công trực tiếp

Sản xuất chung

Tên NVL

Khối lượng định mức

Đơn giá

Thành tiền

Số giờ lao động định mức

Đơn giá

Thành tiền

Chi phí kiểm nghiệm

Chi phí sản xuất chung khác

Tổng

Số giờ máy (số giờ lao động) định mức

Tỷ lệ phân bổ CPSX chung biến đổi

CPSX

chung biến đổi

Tỷ lệ phân bổ CPSX chung cố định

CPSX

chung cố định



























Tổng


Tổng


Tổng


Tổng hợp chi phí dự toán lô sản xuất


Tổng giá thành dự toán

Giá thành đơn vị dự toán

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Chi phí kiểm nghiệm

Chi phí sản xuất chung biến đổi Chi phí sản xuất chung cố định



Tổng




3.3.4.3. Tính giá thành theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp


Đối với từng loại sản dược phẩm, ngoài việc tính giá thành sản xuất toàn bộ theo từng lô sản xuất như trình bày ở trên, việc tính giá thành theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng loại sản phẩm và ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn. Giá thành sản xuất phẩm theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp được xác định trên cơ sở dự toán các chi phí sản xuất thành các chi phí biến đổi và chi phí cố định. Giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp chỉ bao gồm các chi phí sản xuất biến đổi, đó là các chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung biến đổi (chi phí nhân viên gián tiếp, chi phí điện nước...) như đã trình bày trong phần phân loại chi phí. Giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp sẽ là căn cứ để đánh giá hiệu quả của từng loại sản phẩm (sẽ được trình bày trong mục 3.3.5.2).

3.3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận


3.3.5.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất


Với mục tiêu xem xét về hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất, theo tác giả các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nên lập các báo cáo giá thành sản xuất cho từng loại sản phẩm để so sánh giữa các lô sản xuất, so sánh giữa các kỳ cũng như so sánh với dự toán để phát hiện các chênh lệch giữa dự toán và thực tế, biến động giữa các lô sản xuất và giữa các kỳ, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp để sử dụng chi phí ngày càng có hiệu quả. Báo cáo giá thành sản xuất có thể lập theo bảng 3.4.

Bên cạnh báo cáo giá thành sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nên tiến hành phân tích biến động giữa dự toán và thực tế chi phí của từng lô khi thấy có sự biến động đáng kể giữa dự toán và thực tế. Phần phân tích biến động này được thực hiện cho từng lô theo 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, còn khoản mục chi phí sản xuất chung được phân tích biến động theo từng kỳ và theo nơi phát sinh chi phí.


Bảng 3.4 Báo cáo giá thành sản xuất Tháng (quí):

Phân xưởng: Sản phẩm:


Khoản mục

Lô 01

(Số lượng…)

Lô 02

(Số lượng…)

Tổng giá thành

Tổng giá

thành

Giá thành

đơn vị

Tổng giá

thành

Giá thành

đơn vị

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp







Chi phí nhân công trực tiếp







Chi phí sản xuất chung







Chi phí kiểm nghiệm







CPSX chung biến đổi







CPSX chung cố định







Tổng








Phân tích biến động về khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh của lô sản xuất với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế. Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tách thành biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu và biến động giá nguyên vật liệu (sơ đồ 3.1).


Biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu

MUV = (AQ – BQ) x BP

Biến động giá nguyên vật liệu

MPV = (AP – BP) x AQ

Tổng biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp MV = AP x AQ – BP x BQ


Sơ đồ 3.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Trong đó:

MV (Material Variance): Tổng mức biến động chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp


MUV (Material Usage Variance):

MPV (Material Price Variance):

Biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu Biến động giá nguyên vật liệu

AP (Actual Price): Đơn giá thực tế của vật liệu

BP (Budgeted Price): Đơn giá dự toán vật liệu

AQ (Actual Quantity): Khối lượng vật liệu sử dụng thực tế

BQ (Budgeted Quantity): Khối lượng vật liệu theo định mức cho số

lượng sản phẩm sản xuất thực tế

Biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu là chênh lệch giữa thực tế và dự toán mức tiêu hao nguyên vật liệu cho khối lượng sản xuất thực tế, tính theo đơn giá dự toán vật liệu. Nếu biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu dương (+) thể hiện khối lượng nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng nhiều quá mức so với dự toán, làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên nhân có thể do chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo, máy móc thiết bị hoạt động không tốt hoặc do không kiểm soát tốt quá trình sản xuất. Ngược lại nếu biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu âm (-) thể hiện khối lượng nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng ít hơn so với dự toán, làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên nhân có thể do chất lượng nguyên vật liệu tốt hơn, máy móc thiết bị hoạt động tốt hoặc do kiểm soát tốt quá trình sản xuất.

Biến động giá nguyên vật liệu là chênh lệch giữa giữa thực tế và dự toán giá nguyên vật liệu, tính cho khối lượng vật liệu thực tế sử dụng. Nếu biến động giá nguyên vật liệu dương (+) thể hiện giá nguyên vật liệu thực tế cao hơn so với dự toán, làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên nhân có thể do giá vật liệu trên thị trường tăng, chất lượng nguyên vật liệu tăng, hoặc mua nguyên vật liệu không cẩn thận. Ngược lại, nếu biến động giá nguyên vật liệu âm (-) thể hiện giá nguyên vật liệu thực tế thấp hơn so với dự toán, làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên nhân có thể do giá vật liệu trên thị trường giảm, mua nguyên vật liệu cẩn thận hơn, hoặc được hưởng những khoản chiết khấu, giảm giá ngoài dự tính.


Phân tích biến động về khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

Biến động chi phí nhân công trực tiếp là chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh của lô sản xuất với chi phí nhân công dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế. Biến động chi phí nhân công trực tiếp được tách thành biến động hiệu quả lao động và biến động giá nhân công (sơ đồ 3.2).

Biến động hiệu quả lao động

LEV = (AH – BH) x BR

Biến động giá nhân công


LRV = (AR – BR) x AH

Tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp

LV = AP x AQ – BP x BQ


Sơ đồ 3.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Trong đó:

LV (Labour Variance): Tổng mức biến động chi phí nhân công

trực tiếp


LEV (Labour Efficiency Variance):

Biến động hiệu quả lao động

LRV (Labour Rate Variance): Biến động giá nhân công AR (Actual Rate): Đơn giá nhân công thực tế

BR (Budgeted Rate): Đơn giá nhân công dự toán

AH (Actual Hours): Số giờ lao động thực tế

BH (Budgeted Hours): Số giờ lao động theo định mức cho số

lượng sản phẩm sản xuất thực tế

Biến động hiệu quả lao động là chênh lệch giữa số giờ lao động thực tế và số giờ lao động dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế, tính theo đơn giá nhân công dự toán. Biến động hiệu quả lao động thể hiện năng suất của thời gian lao động. Nếu biến động hiệu quả lao động dương (+) thể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng nhiều quá mức so với dự toán, làm tăng chi phí nhân công trực tiếp. Nguyên nhân có thể do công nhân được đào tạo kém, thiết bị sản xuất hỏng làm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023