Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 13

- Kết nối mạng lới điểm quan trắc môi trường do Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam thực hiện với mạng lưới điểm quan trắc môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện; từng bước mở rộng kết nối với các ngành kinh tế khác, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ thông tin về tài nguyên và môi trường trên toàn tỉnh.

KẾT LUẬN


Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, Hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than phát triển một mặt đã làm thay đổi đáng kể diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và Thành phố Cẩm Phả nói riêng, đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đóng góp xây dựng đô thị của Thành phố ngày càng khang trang và phát triển. Khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - Quảng Ninh đã có quá trình trên 100 năm, các công đoạn khai thác than đều gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, bao gồm: Gây ô nhiễm môi trường không khí; Gây ô nhiễm nước mặt và nước biển ven bờ; Tác động mạnh đến cảnh quan và đa dạng sịnh học trong quá trình đổ thải..., Hoạt động khai thác than nhất là khai thác than lộ thiên đã tác động mạnh đến cảnh quan tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đã làm gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi trên lưu vực, gây bồi lắng sông suối, tạo nên nguy cơ làm suy giảm lợi thế về điều kiện tự nhiên và hạn chế hiệu quả của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác nhất là kinh tế du lịch, cảng biển và là một trong các nguyên nhân làm bồi lắng và suy giảm chất lượng môi trường nước ven bờ vịnh Hạ Long (Kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới) và vịnh Bái Tử Long. Khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh là một trong những khu mỏ vừa có những tồn tại do hoạt động khai thác từ thời Pháp vừa có hoạt động khai thác trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động khai thác mỏ sau từng công đoạn đều có tác động xấu đến môi trường do vậy việc cải tạo phục hồi sau khai thác ở đây không có nghĩa là kết thúc khai thúc khai thác mỏ mà phải phục hồi ngay sau từng công đoạn khai thác. Các giải pháp cải tạo và phục hồi môi trường phải xây dựng trước khi khai thác để các hoạt động khai thác đều phù hợp và có lợi cho quá trình phục hồi cả về mặt kỹ thuật và về kinh tế. Chính vì vậy luận văn với đề tài “Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh" nhằm xây dựng các giải pháp cải tạo và phục hồi môi trường đạt được các mục đích trên đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động khai thác hiện nay và kể cả hoạt động khai thác trước đây để lại, góp phần cho ngành than phát

triển bền vững và bảo vệ môi trường ổn định trong sự phát triển của ngành mỏ.

Trên cơ sở các biện pháp BVMT đã thực hiện, Luận văn đã đi sâu phân tích những tồn tại cần khắc phục, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường như sau:

- Giảm phát thải bụi (nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển, chế biến than);

- Quy hoạch và thiết kế sơ bộ tuyến đường giao thông;

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (Quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước moong, tạo hồ cảnh quan);

- San lấp, cải tạo moong khai thác và ổn định bãi thải (đập chắn đất đá thải);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Các giải pháp khác (Trồng cây tạo cảnh quan chống sạt lở, xây dựng bộ máy về quản lý môi trường tại Công ty, quan trắc môi trường, tuyên truyền giáo dục...).

Với các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh được xây dựng, rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn có thể ứng dụng trong thực tế.

Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 13

Em xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]- Áp lực tường chắn đất - Nhà xuất bản Đại học xây dựng - Xuất bản năm 1987 [2]- Báo cáo quan kết quả trắc môi trường của Tổng công ty Đông bắc năm 2012 [3]-Báo cáo đánh giá tác động môi trường thành phố Uông Bí năm 2010 và có định hướng đến năm 2020

[4]-Các đơn vị thành viên Vinacomin, Dự án cải tạo phục hồi môi trường mỏ than Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai, Núi Béo. Năm 2012

[5]-Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030. [6]- Sổ tay kỹ thuật cầu đường nhà xuất bản KHKT năm 1985

[7]- Thiết kế cơ sở dự án cải tạo phục hồi khu mỏ Khe Sim - LộTrí - Đèo Nai

[8]-Tiêu chuẩn ngành 22TCN 220 - 95, ban hành kèm theo Quyết định số 759/KHKT ngày 11- 3- 1995.

[9]-Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5326 : 2008 Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên - Năm 2008

[10] -TCVN 4054 : 2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.

[11]- Xây dựng chương trình phục hồi môi trường vùng khai thác than tại Việt Nam - Năm 2005 [12]-22TCN - 223- 95 Thiết kế áo đường cứng.

[13]- QCVN 05: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

[14]- QCVN06: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

[15]-QCVN26: 2010/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. [16]-QCVN40: 2011/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải. [17]- Tiêu chuẩn phân loại TCVN 5747: 1993.

[18]- Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 - 2020.

[19]- Quy hoạch Bảo vệ môi trường thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[20]-Quy hoạch hệ thống cấp nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

[21]-Quy hoạch Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí