Bảng 3.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá cấp độ văn hóa thứ nhất theo số năm kinh nghiệm làm việc của nhân viên 121
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ hai theo giới tính 124
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ hai theo trình độ học vấn 124
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ hai theo khu vực 125
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ hai theo độ tuổi 126
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ hai theo kinh nghiệm làm việc 127
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ ba theo giới tính 128
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ ba theo trình độ học vấn 128
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ ba theo khu vực 129
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ ba theo độ tuổi 130
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích trường hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - 1
- Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích trường hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - 3
- Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích trường hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - 4
- Mô Hình Nghiên Cứu Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Bảng 3.21: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ ba theo kinh nghiệm làm việc 132
Bảng 3.22: Đánh giá mô hình văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 133
Bảng 3.23: Điểm đánh giá các thuộc tính văn hóa gia đình tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 135
Bảng 3.24: Điểm đánh giá các thuộc tính văn hóa sáng tạo tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 136
Bảng 3.25: Điểm đánh giá các thuộc tính văn hóa thị trường tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 137
Bảng 3.26: Điểm đánh giá các thuộc tính văn hóa thứ bậc tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 138
Bảng 3.27: Kết quả kiểm định sự thay đổi trong mô hình văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 139
Bảng 3.28: Xu hướng thay đổi mô hình VHDN của các NHTM Nhà nước ở Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 141
Bảng 3.29: Kết quả kiểm định sự thay đổi trong mô hình VHDN tại các NHTM Nhà nước ở Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 143
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Ảnh hưởng của việc chậm thay đổi văn hóa doanh nghiệp tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp 29
Hình 1.2: Khung giá trị cạnh tranh 38
Hình 1.3: Bốn loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Cameron và Quinn 38
Hình 1.4: Tác động của môi trường bên trong và bên ngoài tới văn hóa doanh nghiệp .. 42 Hình 1.5: Các thành phần văn hóa doanh nghiệp theo Johnson 44
Hình 1.6: Mô hình 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của H. Schein 48
Hình 1.7: Mô hình văn hóa 6 lớp của Đỗ Minh Cương 49
Hình 1.8: Mô hình văn hóa doanh nghiệp trong các tổ chứctài chính, ngân hàng, bảo hiểm tại Hà Lan năm 2009 51
Hình 1.9: Mô hình khảo sát văn hóa doanh nghiệp DOCS của Denison 55
Hình 1.10: Mô hình văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Henkel, Đức, khảo sát theo mô hình Denison, năm 2003 và 2004 56
Hình 1.11: Quá trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Apple giai đoạn 1976 – 1997 64
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 86
Hình 2.2: Mô tả khung phân tích mô hình văn hóa doanh nghiệp của các NHTM Nhà nước ở Việt Nam 86
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu 88
Hình 3.1: Mô hình văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 134
Hình 3.2: Mô hình văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM Nhà nước ở Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 142
Hình 4.1: Mô hình văn hóa doanh nghiệp của các NHTM Nhà nước ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế theo đề xuất của tác giả 162
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đánh giá các khía cạnh cấu trúc văn hóa hữu hình tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 104
Biểu đồ 3.2: Đánh giá các khía cạnh hệ thống những giá trị chung được thống nhất tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 106
Biểu đồ 3.3: Đánh giá các khía cạnh những ngầm định cơ bản tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 109
Biểu đồ 3.4: Đánh giá các khía cạnh cấu trúc văn hóa hữu hình tại các NHTM Nhà nước ở Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 111
Biểu đồ 3.5: Đánh giá các khía cạnh hệ thống những giá trị chung được thống nhất tại các NHTM Nhà nước ở Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 112
Biểu đồ 3.6: Đánh giá các khía cạnh những ngầm định cơ bản tại các NHTM Nhà nước ở Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 113
Biểu đồ 3.7: Kết quả kiểm định sự thay đổi trong mô hình văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 140
Biểu đồ 3.8: Kết quả kiểm định sự thay đổi trong mô hình văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM Nhà nước ở Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 143
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
ATM Automated Teller Machine Máy giao dịch tự động
OCAI Organizational Culture Assessment Instrument
DOCS Denison Organizational Culture
Survey
Bộ công cụ chẩn đoán văn hóa doanh nghiệp
Bảng khảo sát văn hóa doanh nghiệp của Denison
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VHDN Văn hóa doanh nghiệp
VHTC Văn hóa tổ chức
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho môi trường kinh doanh thay đổi một cách nhanh chóng với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các doanh nghiệp. Để thành công, các doanh nghiệp phải thích ứng được với sự biến đổi của thị trường và tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh bền vững. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) như một thứ tài sản vô hình nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy VHDN có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp (Ojo, 2009; Shahzad vào cộng sự, 2012), tăng cường tính đồng thuận của tổ chức, nâng cao năng suất làm việc, tăng cường tính tự giác của nhân viên (Nguyễn Mạnh Quân, 2004), đồng thời, là nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (Dương Thị Liễu, 2008). Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế ngày nay, VHDN đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tầm nhìn, chiến lược, sứ mệnh và xây dựng thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Dịch vụ ngân hàng thuộc loại hình dịch vụ cao cấp và phức tạp, vì vậy những yêu cầu, đòi hỏi đối với nhân tố con người phải ở mức độ cao hơn. Nói cách khác, việc xây dựng phát triển văn hóa vốn gắn liền với yếu tố con người thuộc các ngân hàng thương mại (NHTM) dường như khó khăn hơn, vừa phải đảm bảo có tính chung của văn hóa quốc gia, dân tộc, vùng miền, vừa có những đặc điểm riêng trong văn hóa ngành ngân hàng và bản sắc riêng của từng đơn vị.
So với hệ thống NHTM trên thế giới, hệ thống NHTM của Việt Nam còn khá non trẻ. Tuy nhiên, hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986, đánh dấu bằng việc chuyển từ hệ thống ngân hàng đơn cấp sang cơ chế ngân hàng hai cấp với sự phân tách riêng rẽ trong hoạt động của các NHTM với Ngân hàng Nhà nước.
Dựa vào hình thức sở hữu, hệ thống NHTM ở Việt Nam được chia thành: NHTM Nhà nước (NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần
do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ), NHTM cổ phần tư nhân (NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần và Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ); NHTM liên doanh (NHTM được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh); Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chi nhánh mở tại Việt Nam của NHTM được thành lập theo pháp luật nước ngoài) và NHTM 100% vốn nước ngoài (NHTM được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ).
Số lượng các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam đã tăng từ 4 ngân hàng năm 1988 lên đến 43 ngân hàng tính đến tháng 6 năm 2016, bao gồm 7 NHTM Nhà nước, 28 NHTM cổ phần tư nhân, 6 NHTM 100% vốn nước ngoài, 2 NHTM liên doanh, ngoài ra còn có 51 chi nhánh NHTM nước ngoài cũng đang hoạt động tại Việt Nam.
Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam thể hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm. Xét về tổng tài sản có, tính đến tháng 6/2016, đứng đầu là các NHTM Nhà nước (chiếm 44.7% toàn hệ thống), tiếp theo là các NHTM tư nhân (chiếm 40.1% toàn hệ thống), phần còn lại thuộc về các loại hình NHTM khác.
Bên cạnh sự khác biệt về tỷ lệ sở hữu vốn, các NHTM Nhà nước và NHTM tư nhân, NHTM liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài còn khác biệt ở môt số yếu tố như: truyền thống và kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam; mức độ chịu ảnh hưởng, tác động về nhân sự, quyết định quản trị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM; mức độ tham gia của các tổ chức chính trị (tổ chức Đảng) và các tổ chức chính trị xã hội (Công Đoàn, Đoàn Thanh niên) trong hoạt động quản trị của các NHTM. Những khác biệt nêu trên cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể về cấu trúc quản trị và đặc điểm VHDN của các NHTM Nhà nước với những loại hình NHTM khác.
Mặc dù hạn chế về số lượng, nhưng phạm vi hoạt động của các NHTM Nhà nước ở Việt Nam ngày càng được mở rộng, quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản ngày càng tăng lên nhanh chóng. Với nhu cầu tăng vốn, tạo lợi thế cạnh tranh, 3 NHTM Nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Các NHTM Nhà nước ở Việt Nam cũng đã thể hiện nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, mở rộng đầu tư sang một số lĩnh vực có liên quan đến ngành kinh doanh lõi là tài chính ngân hàng như bảo hiểm, chứng khoán. Năng lực quản trị của các NHTM Nhà nước cũng ngày càng được cải thiện. Điều này được minh chứng qua việc các NHTM Nhà nước đã nhận được nhiều giải thưởng do nhiều tổ chức, tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bình chọn. Với những bước phát triển nêu trên, tỷ lệ lợi nhuận ròng của các NHTM Nhà nước cũng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Các NHTM Nhà nước ở Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO (1/2007). Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được đánh giá là khá rộng rãi. Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngay từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng, các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cho phép cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Việc thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các TCTD nước ngoài vào thị trường Việt Nam chắc chắn gây ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ tới các NHTM nói chung và các NHTM Nhà nước ở Việt Nam nói riêng.
Bản thân các NHTM Nhà nước cũng còn tồn tại khá nhiều hạn chế trong quá trình quản trị, triển khai hoạt động kinh doanh như: quy mô vốn nhỏ, hệ số an toàn