Văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ trong phát triển du lịch - Trường hợp tỉnh Vĩnh Long - 20

cải tiến, sáng tạo thêm để làm phong phú nền ẩm thực của dân tộc mình. Sự dung hợp này trước hết xuất phát từ nhu cầu sinh tồn, nhưng nó còn ý nghĩa lớn lao hơn chính là dung hợp để các dân tộc cùng tồn tại. Do vậy, ẩm thực của người Việt thể hiện rất rò tinh thần cộng cảm với các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

5. Văn hóa ẩm thực của một dân tộc hay một vùng đất được nhận diện thông qua đặc điểm, vai trò và giá trị của nó. Trên một vùng sông nước và nông nghiệp phát triển, các loại động vật, thực vật có sẵn trong tự nhiên hay được đầu tư nuôi trồng đã là nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào dùng chế biến các món ẩm thực. Do có lợi thế trong việc sở hữu hệ thống kênh rạch chằn chịt so với các vùng khác trong cả nước, do đó tính sông nước đã dần được định hình trong văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng của người Việt ở tỉnh Vĩnh Long. Người Việt đã tận dụng tất cả thực – động vật vùng sông nước mà thiên nhiên ban tặng trong việc chế biến ẩm thực. Để có được kết quả này, các vị tiền nhân đã phải chắt lọc kinh nghiệm ăn uống trong suốt quá trình khai hoang lập ấp. Chính thái độ tận dụng sản vật thiên nhiên của người Việt đã tạo một sắc thái văn hóa ẩm thực độc đáo vùng đất Tây Nam Bộ, trong đó có tỉnh Vĩnh Long.

6. Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Vĩnh Long biểu hiện một cách cụ thể, sinh động qua cách khai thác nguồn nguyên liệu ẩm thực; qua những kỹ thuật chế biến, bảo quản hoặc bí quyết được bảo lưu trong gia đình và cộng đồng; tạo ra một danh mục phong phú các món ăn – thức uống dùng trong đời sống hàng ngày cho đến những dịp lễ tết quan trọng. Người Việt Tây Nam Bộ có khẩu vị riêng được hình thành qua nhu cầu hoạt động thực tiễn và sự dung hợp văn hóa với các dân tộc khác tạo nên tính đặc trưng và độc đáo của ẩm thực. Cách khai thác nguồn nguyên liệu, cách chế biến tác động rất lớn đến địa điểm thưởng thức thích hợp. Tất cả tạo nên một không gian văn hóa, trong đó đội ngũ khai thác, chế biến, thưởng thức đều là chủ thể quyết định sự tồn tại hoặc mất đi của văn hóa ẩm thực.

7. Ngày nay, du lịch trở thành một ngành “công nghiệp không khói”, một ngành “kinh tế mũi nhọn” của quốc gia và địa phương. Tây Nam Bộ nói chung và Vĩnh Long trong xây dựng chiến lược phát triển một cách bền vững luôn đặt du lịch vào vị trí quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Do đó, các giá trị văn hóa dân gian, truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang chú trọng trong việc khai thác đưa vào hoạt động du lịch. Bất kể loại hình

du lịch nào thì ẩm thực cũng có vai trò thiết yếu, vừa biểu hiện bản sắc độc đáo của dân tộc, vừa thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ cái ngon, cái đẹp của con người. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự gắn kết giữa chăn nuôi, trồng trọt; qua đó quảng bá, tuyên truyền về nét đẹp văn hóa vật chất và tinh thần của một dân tộc; đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc Việt gắn với lịch sử khai khẩn và phát triển Tây Nam Bộ, thiết nghĩ không gì cụ thể, sống động, hấp dẫn như văn hóa ẩm thực. Hay nói kiểu khác, xây dựng loại hình du lịch văn hóa ẩm thực Việt ở Vĩnh Long chính là hướng đến những mục đích tốt đẹp và hữu ích đó.

8. Văn hóa ẩm thực từ trước đến nay được cộng đồng làm du lịch tiếp nhận như một hoạt động hỗ trợ, chưa xem đây là một sản phẩm du lịch. Điều này thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm về phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và Tây Nam Bộ, tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Thực tế cho thấy, du lịch văn hóa ẩm thực kém phát triển so với nhiều nước trên thế giới từ chiến lược đến hành động. Để đẩy mạnh du lịch văn hóa ẩm thực, cần có sự phối hợp chặt chẽ của doanh nghiệp tư nhân, của hệ thống nhà hàng và các hiệp hội nghề nghiệp là rất quan trọng, vai trò Nhà nước trong quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương. Trên cơ sở thực tiễn và căn cứ các văn bản có tính pháp quy, tác giả đề xuất và khuyến nghị, xoay quanh các vấn đề: bảo tồn vùng sản xuất nguyên liệu chế biến đặc sản; lưu giữ cách chế biến và bảo quản ẩm thực truyền thống; bảo tồn không gian văn hóa ẩm thực, đào tạo ngồn nhân lực và tạo ra sản phẩm mới trên nguồn nguyên liệu và đặc sản ẩm thực sẵn có. Hay việc sử dụng các phương tiện truyền thông; ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động du lịch và xây dựng sản phẩm Du lịch văn hóa ẩm thực đặc thù tỉnh Vĩnh Long. Bản chất của những đề xuất, khuyến nghị nhằm đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản phẩm du lịch, định ra tiêu chí cốt lòi nhằm từng bước phát triển bền vững du lịch tỉnh Vĩnh Long trong tương lai; giảm thiểu tối đa ảnh hưởng, hệ quả giữa du lịch và văn hóa ẩm thực theo xu hướng du lịch toàn cầu hóa hiện nay. Đây là vấn đề chưa được đề cập từ các công trình nghiên cứu trước đây.

9. Xây dựng một sản phẩm du lịch hay một loại hình du lịch mới cần có một lộ trình thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Tây Nam Bộ và Vĩnh Long để làm rò đối tượng nghiên cứu là văn hóa ẩm thực người Việt trong phát triển du lịch tác giả càng lúc càng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề: cần có những bước đi thích hợp, tạo nên tính bền vững trên lộ trình hướng tới hoàn thiện loại hình Du lịch văn hóa

ẩm thực Việt ở tỉnh Vĩnh Long. Đó là những kiến giải dựa trên các điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Tây Nam Bộ và Vĩnh Long. Đó là sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành hữu quan (Văn hóa, Nông nghiệp, Du lịch, Kinh tế, Đầu tư) ở góc độ quản lý nhà nước để sự vận hành của mỗi ngành (mang chức năng riêng) đều hướng đến một mục tiêu chung: Du lịch văn hóa ẩm thực. Đó là những cách thể nghiệm một số hoạt động từ thấp đến cao; từ việc đào tạo đội ngũ hành nghề (hướng dẫn, đầu bếp, thiết kế tour...) đến việc thiết lập mạng lưới kết nối chặt chẽ giữa các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, điểm tham quan để sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu du khách một cách tốt nhất.

10. Xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu, nạn ô nhiễm môi trường, hiện tượng di dân cơ học đã xáo trộn cơ cấu dân số ở nông thôn, tình trạng bất ổn do dịch bệnh đang ảnh hưởng không nhỏ đến Tây Nam Bộ. Là vùng có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, chiếm tỉ trọng cao trong kinh tế quốc dân, việc phát triển du lịch ẩm thực nơi đây có một nền tảng vững chắc. Sự phát triển kinh tế nông nghiệp song hành cùng phát triển du lịch văn hóa, trong đó Du lịch văn hóa ẩm thực Việt là giải pháp có tính trước mắt và lâu dài trong việc tạo ra một vùng sinh thái – nhân văn bền vững; giải quyết được những bài toán đặt ra về quản lý xã hội; giải quyết vấn đề lao động, việc làm; xây dựng cảnh quan, môi trường nông nghiệp xanh sạch đẹp; tạo được điểm đến thân thiện và bổ ích trên phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần cho những ai đến Tây Nam Bộ và Vĩnh Long.

Cuối cùng, với kết quả nghiên cứu luận án người viết hy vọng sẽ đóng góp thiết thực vào việc nâng cao vị thế ngành du lịch ở Tây Nam Bộ và tỉnh Vĩnh Long trong tương lai. Tiềm ẩn trong nội dung luận án là khát vọng hướng đến một đời sống sung túc và ổn định của cộng đồng người Việt ở Vĩnh Long khi tham gia vào xây dựng mô hình Du lịch văn hóa ẩm thực. Điều đó cũng chính là tâm nguyện của người viết với tư cách là một nghiên cứu sinh được đào tạo từ Trường Đại học Trà Vinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ trong phát triển du lịch - Trường hợp tỉnh Vĩnh Long - 20

Các văn bản pháp quy

[1] Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08/NQ-TW về việc Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

[2] Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

[3] Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (2016), Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

[4] Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (2016), Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

[5] Quốc hội (2017), Luật du lịch, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

[6] Quốc hội (2009), Luật Di sản văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7] Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Long (2017), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long.

[8] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long (2013 – 2017), Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017, Hà Nội.

[9] Thủ tướng chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

[10] Thủ tướng chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

[11] Tổng cục du lịch (2016), Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Việt

[12] Dương Thu Ái – Nguyễn Kim Hạnh (2014), Lễ nghi ẩm thực, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[13] Trần Văn An (2002), Văn hóa ẩm thực ở phố cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[14] Phan An – Chủ biên (2016), Người Việt Nam bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[15] Phan An – Chủ biên (1994), Những vấn dân tộc, tôn giáo ở miền Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

[16] Ngô Thị Diệu An – Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Đà Nẵng.

[17] Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

[18] Trần Thúy Anh – Chủ biên (2014), Giáo trình du lịch văn hóa (Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19] Vũ Bằng – Chủ biên (2001), Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[20] Vũ Bằng (1989), Món lạ Miền Nam, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai.

[21] Bộ môn dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (1996), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nxb Y học, Hà Nội.

[22] Bộ môn Nhân học (2014), Nhập môn lý thuyết nhân học, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[23] Phạm Văn Búa (2010), “Tìm hiểu đặc điểm cư dân và tâm lý cư dân đồng bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện có hiệu quả đại đoàn kết dân tộc”, Tạp chí khoa học 13, Trường Đại học Cần Thơ.

[24] Nguyễn Nguyệt Cầm (2008), Giáo trình Văn hóa ẩm thực, Nxb Hà Nội.

[25] Sông Lam Châu (2014), Sản vật miền Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[26] Viết Chi (2005), Ẩm thực dưỡng sinh phòng trị bệnh tim mạch và cao huyết áp, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[27] Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 397 tr.

[28] Huỳnh Tịnh Của (1895), Đại Nam quấc âm tự vị, Imprimene Rey, Sài Gòn.

[29] Nguyễn Hùng Cường (2012), “Đặc điểm về cái ăn người Khmer Tây Nam bộ”, Tạp chí khoa học số 4, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[30] Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

[31] Trần Phỏng Diều (2012), “Tính sông nước – Nét nổi bật của văn hóa đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 5 (6), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh.

[32] Trần Phỏng Diều (2014), “Ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long – những thích nghi và biến đổi”, Tạp chí Văn nghệ Dân gian số 1/2014, Hà Nội.

[33] Trần Phỏng Diều (2014), Văn hóa ẩm thực người Việt đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[34] Phạm Đức Dương (2007), Có một vùng văn hóa Mekong, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[35] Phan Thị Anh Đào, Lê Trọng Cúc, Hoàng Văn Thắng (2017), “Bàn về sinh thái nhân văn và phát triển bền vững”, Tạp chí Môi trường số 2/2017, Hà Nội.

[36] Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

[37] Phạm Minh Đức (2011), Văn hóa ẩm thực Thái Bình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

[38] Nguyễn Văn Đức (2006), Món ăn chữa bệnh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[39] Mạc Đường, (1990), Lịch sử tổ chức vùng môi sinh và xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[40] Mạc Đường (2003), Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[41] Mạc Đường (2003), “Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4, Hà Nội.

[42] Đỗ Danh Gia (2011), Tục ngữ ca dao về ẩm thực Ninh Bình, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[43] Ninh Viết Giao (2012), Văn hóa dân gian xứ Nghệ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[44] Hà Giao – Nguyễn Phúc Liêm (2005), Văn hóa ẩm thực Bình Định, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

[45] Vũ Minh Giang – Chủ biên (2019), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[46] Trần Văn Giàu – Chủ biên (1998), Nam Bộ xưa và Nay, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

[47] Đoàn Thị Mỹ Hạnh (2017), “Thiết kế và thử nghiệm sản phẩm du lịch ẩm thực xứ dừa”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[48] Phan Thị Thu Hiền (2016), “Du lịch ẩm thực – loại hình du lịch tăng trưởng nhanh trong thế kỷ XXI và tiềm năng, phương hướng phát triển ở Việt Nam”, Kỷ yếu

Hội thảo khoa học quốc tế, Các loại hình du lịch hiện đại, Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.

[49] Lê Thị Hiền (2015), “Khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của các nước tiểu vùng sông Mekong trong phát triển du lịch hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Phát triển nguồn nhân lực du lịch tiểu vùng sông Mekong, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

[50] Nguyễn Văn Hiền (2002), Văn hóa ẩm thực huyện Đồng Xuân (Phú Yên), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[51] Như Hoa (2014), Ẩm thực - Cẩm nang ẩm thực và du lịch Việt Nam, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.

[52] Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Giáo trình du lịch bền vững, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

[53] Ngô Tất Hổ (2000), Phát triển và quản lý du lịch địa phương, Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch, Nxb Khoa học Bắc Kinh, Trung Hoa.

[54] Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh (2002), Nam Bộ Đất và Người, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

[55] Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (2012), Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Dự án Công bố và phổ biến tài sản văn hóa – văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội.

[56] Lư Hội (2005), Bến Tre với văn hóa ẩm thực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[57] Phạm Thị Huệ (2015), “Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa vùng đất Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần C – Khoa học Xã hội Nhân văn và Giáo dục, số 41, Hà Nội.

[58] Đào Hùng (2012), Câu chuyện ẩm thực dưới góc nhìn lịch sử, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

[59] Trương Thanh Hùng (2003), Văn hóa ẩm thực Kiên Giang, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[60] Xuân Huy (2004), Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

[61] Nguyễn Thị Hương (2015), “Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 1(5), tr 55 – 60.

[62] Nguyễn Việt Hương (2007), Văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống người Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[63] Nguyễn Thừa Hỷ (2014), “Tiếp biến văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (82) – 2014, tr 93-100.

[64] Cao Mỹ Khanh và Nguyễn Đức Toàn (2016), “Khai thác di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 43, tr 10-18.

[65] Vũ Ngọc Khánh và các cộng sự (2002), Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

[66] Khoa Nhân học (2013), Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[67] Mai Khôi (2001), Văn hóa ẩm thực Việt Nam – các món miền Trung, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

[68] Mai Khôi (2001), Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn Miền Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[69] Thiên Kim (2009), Những phương thuốc làm đẹp từ rau củ quả, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.

[70] Ngô Thị Phương Lan (2016), “Thuyết sinh thái văn hóa và ứng dụng nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội số 6 (214) 2016, tr 57-73, Hà Nội..

[71] Trang Lê (2018), “Đưa ẩm thực Việt trở thành sản phẩm du lịch độc đáo”, Tạp chí Du lịch số 4/2018, Tổng cục Du lịch, Hà Nội.

[72] Phan Huy Lê – Chủ nhiệm (2011), Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu, Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

[73] Nguyễn Quang Lê (2012), Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

[74] Ngô Văn Lệ (2014), “Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long - Nét đặc trưng văn hóa của người Việt Nam bộ”, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ, số 17, Thành phố Hồ Chí Minh.

[75] Phan Nguyễn Phong Luân (2018), Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực từ sen trong hoạt động du lịch tại Đồng Tháp, Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022