Phương Pháp Chế Biến Ẩm Thực Truyền Thống

đậu cô-ve) hoặc dùng để tăng vị cho món chay (gỏi bắp chuối đậu phộng, tương đậu phộng chấm gỏi cuốn chay) hoặc xay nấu thành loại nước uống giàu dinh dưỡng (sữa đậu nành, sữa đậu xanh, đậu phộng) hay dùng làm nguyên liệu chính cho các món ngọt (chè đậu, chè hạt sen).

Trái (quả): bao gồm trái của các loại thân cây và dây như: bắp, cà chua, dưa leo, bầu, bí xanh, bí đỏ, mướp, khổ qua… hoặc các loại trái dùng làm món ngọt như: chuối, ổi, khóm, dưa hấu, thanh long, bưởi, nhãn, chôm chôm, xoài, đu đủ, dừa, mận, chanh, cam, quýt, táo, thanh trà... Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng, giàu vitamin, hỗ trợ sức đề kháng cho cơ thể, luôn hiện diện từ các bữa ăn sang trọng cho đến bình dân.

Vĩnh Long là vùng đất nông nghiệp, rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái. Hiện nay, tỉnh có có 3 cù lao (An Bình, Mây và Dài) chuyên canh cây ăn trái như: bưởi Năm roi, sầu riêng, cam sành, sơ ri, chôm chôm, mít, ổi, xoài, chuối, thanh trà, bắp… Có thể nói, hầu hết các loại cây ăn trái ở Nam Bộ đều trồng được trên đất Vĩnh Long. Ngoài các cù lao, khắp các huyện thị trong tỉnh, nông dân còn lên liếp làm vườn xen lẫn với ruộng lúa. Hiện nay, nông dân áp dụng kỹ thuật cho ra trái nghịch mùa hoặc ra trái hàng loạt. Do đó, trái cây Vĩnh Long không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài: Mỹ, Hà Lan, Pháp, Nga…

Bông (hoa): là bộ phận chứa cơ quan sinh sản của thực vật tạo ra trái và hạt. Ngoài chức năng cơ quan sinh sản, bông còn được dùng chế biến các món ăn: bông mướp xào lòng gà, bông bí xào tỏi, bông chuối (bắp chuối) trộn gỏi gà, bông điên điển xào tép ruộng, bông so đũa nấu canh chua, bông lục bình ăn với mắm kho, bông cải xào thịt bò, bông thiên lý nấu cua đồng... Một số loại bông được ngâm với rượu tạo nên hương vị đặc biệt, do các gia đình làm ra để uống hoặc bán ra thị trường như: rượu Hoàng mai (bông mai vàng), rượu Sâm cúc (bông cúc ngâm với nhân sâm), rượu Bông sứ đại (hoa trắng).

Do nhu cầu tiêu thụ lớn, một số cây ra bông trên cạn lẫn dưới nước trong tự nhiên như: điên điển, lá cách, lục bình, tai tượng, so đũa, bông bí, bông mướp… cùng với những loại bông trước kia chỉ trồng được ở vùng khác (bông kim châm, bông thiên lý, bông cải) đang được nông dân thuần hóa, trồng xen với ruộng lúa, cung cấp hàng ngày cho các nhà hàng, quán ăn ở Vĩnh Long.

Nguồn nguyên liệu từ động vật

Môi trường sông nước với hệ thống sông rạch, kinh đào, ao, mương, bưng, đầm… và đất đai dùng để chăn nuôi, trồng trọt là điều kiện lý tưởng cho hàng trăm loài động vật được sinh tồn và phát triển. Đây là nguồn thực phẩm quan trọng để tạo ra các món ăn và hình thành danh mục ẩm thực phong phú của người Việt tỉnh Vĩnh Long. Nguồn nguyên liệu từ động vật được phân loại nhiều cách. Theo Sinh vật học, phân loại phải dựa trên đặc điểm, tập tính và cách thức để tồn tại trong môi trường sống của động vật. Tuy nhiên, người dân địa phương nơi đây phân chia nguồn nguyên liệu chế biến ẩm thực thành 2 loại: dưới nước và trên cạn. Mặc dù có những loài lưỡng thê sống ở 2 môi trường nói trên nhưng sự phân loại chi tiết là không cần thiết đối với việc nghiên cứu ẩm thực. Mặt khác, do dân số gia tăng, xã hội không ngừng phát triển, những động vật trong tự nhiên không đủ cung ứng cho đời sống; cho nên rất nhiều loài đã được thuần dưỡng, nhân giống để đáp ứng nhu cầu ăn uống ngày càng lớn của con người.

Trên cơ sở nghiên cứu nguồn nguyên liệu động vật ở Vĩnh Long, tác giả liệt kê một số được đưa vào chế biến món ăn như:

Các loại dưới nước: bao gồm các loại cá (lòng tong, sặc, bống, ngát, trê trắng, trê vàng, chạch, linh, he, heo, ét mọi, mè vinh, lăng, chốt, cóc, chèn, cháy, hô, tra, basa, chẽm, lóc, rô, bống tượng, điêu hồng, chạch lấu, chình, trê phi, mè, chép, rô phi, sặc rằn, hú…), tôm tép (tôm càng xanh, sú, thẻ; tép trấu, bạc đất); cua (đồng, biển) và những loại khác: rùa, ba ba, vịt, le le, lươn, các loại sò ốc (đắng, lác, bươu, hến, chem chép).

Như đã nêu trên, Vĩnh Long có địa thế nằm giữa hai dòng sông lớn (Tiền và Hậu) nên nguồn nguyên liệu chế biến từ các loài thủy sản nước ngọt rất phong phú, đa dạng. Mặt khác, tuy địa giới của Vĩnh Long không giáp biển, nhưng hai tỉnh liền kề là Bến Tre và Trà Vinh có vùng duyên hải. Do đó, nguồn hải sản cung ứng cho người Việt chế biến các món ăn cũng rất dồi dào. Hiện nay, trên 2 dòng sông Tiền và sông Hậu thuộc địa phận Vĩnh Long, có trên 1.500 lồng bè, sản lượng nuôi cá lồng bè ước đạt 17.521 tấn/năm [150]. Bao gồm các loại cá: điêu hồng, chim trắng, chim đen, rô phi đen, bông lau, cá hô, cá trắm cỏ, cá chép… Ngoài ra, khu vực giáp 2 tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre nông dân nuôi các loại ốc (bươu, lác, đắng, gạo) nhằm cung cấp cho các chợ đầu mối và những quán ăn, nhà hàng ở Vĩnh Long.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Các động vật trên cạn: cũng là nguồn thực phẩm chủ yếu trong bữa cơm hàng ngày và trong các dịp lễ tiệc. Người Việt nơi đây sử dụng thịt từ gia súc, gia cầm chăn nuôi: heo, bò, trâu, dê, gà, vịt… và nguồn động vật tự nhiên: chim, rắn, chuột đồng... Đây là tập quán ăn uống có tính truyền thống của người Việt ở Vĩnh Long. Với sự gia tăng dân số hiện nay, nhu cầu cung ứng thực phẩm ngày càng lớn đã tác động đến việc nghiên cứu lai tạo, nhân giống các loại gia súc, gia cầm và mở rộng kinh tế chăn nuôi từ nhỏ lẻ ở các hộ gia đình đến việc hình thành các trang trại. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long), toàn tỉnh hiện có 110 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, trong đó có 76 trang trại ứng dụng cơ giới hóa với quy trình chăn nuôi tiên tiến [164]. Ngoài ra, nông dân Vĩnh Long đã ứng dụng và nhân rộng mô hình chăn nuôi thỏ New Zealand để cung cấp vaccine cho ngành Dược; đồng thời nhân giống và lấy thịt cung cấp cho các nhà hàng kinh doanh ẩm thực. Từ thịt thỏ, các nhà hàng ở Vĩnh Long đã làm ra hàng chục món khác nhau: Thỏ sốt vang, Thỏ nướng chao, Thỏ nướng thanh trà, Thỏ nướng sả ớt, Thỏ nướng mù tạt, Thỏ quay, Thỏ nấu cà ri, Thỏ hầm củ sen, Thỏ giả cầy, Thỏ hấp lá chanh…

Các loại gia vị và thảo mộc tạo màu cho ẩm thực

Văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ trong phát triển du lịch - Trường hợp tỉnh Vĩnh Long - 11

Gia vị được xem là nguyên liệu phụ được sử dụng để chế biến món ăn. Nhờ có gia vị mà món ăn kích thích giác quan, thêm phần hấp dẫn và đậm đà hương vị đặc trưng. Trong ẩm thực, người Việt tỉnh Vĩnh Long sử dụng các loại gia vị: gừng, riềng, hành, hẹ, nghệ, sả, tiêu, ớt, tỏi, ngò rí, ngò gai, húng cây, húng quế, lá lốt, ngò om, rau răm, tía tô, chanh, tắc, lá chanh, nước mắm, các loại mắm đã sơ chế, muối, đường, giấm, cơm mẻ, hèm, nước cốt dừa, tương nước, tương hột, chao… Gia vị còn là thành phần quan trọng nhất để tạo ra các loại nước chấm, nước sốt (sauce) kết hợp với thức ăn của người Việt. Riêng chế biến món nước chấm ăn kèm với món chính rất đa dạng và phong phú.

Món Canh chua cá bông lau dùng với nước mắm nhĩ nguyên chất dầm ớt;

Món Cá tai tượng chiên xù dùng với nước mắm tỏi ớt (pha đường, chanh) hoặc mắm nêm;

Món Heo giả cầy dùng với nước chấm làm bằng chao, đậu phộng, tương hột giã nhuyễn trộn với nước cốt dừa (còn gọi là nước thấm);

Món Rau luộc hỗn hợp dùng với kho quẹt, chao;

Món Gỏi cuốn chấm tương xay (gồm: chè đậu trắng + tương hột + đậu phộng).

Màu sắc, mùi vị của món ăn, thức uống tạo lực hấp dẫn cho thị giác, kích thích vị giác, tạo tâm lý ham muốn thưởng thức ở con người. Để tạo cho món ăn được “bắt mắt” người Việt có tập quán sử dụng các loại thảo mộc tạo màu để chế biến món ăn, đặc biệt là các món ngọt. Ngày nay, xu hướng sử dụng thảo mộc làm dược liệu, chế biến thực phẩm thay cho sử dụng hóa chất đang trở thành nhu cầu và thị hiếu về ăn uống của nhiều người. Người Việt sử dụng lá dứa thơm, lá bù ngót tạo ra màu xanh lá cây; lá cẩm tạo màu tím; nhụy bông nghệ tây tạo màu vàng; bông đậu biếc tạo màu xanh dương; cơm trái gấc, hạt điều tạo màu đỏ; củ dền tạo màu tím… Các loại cây tạo màu nói trên đều trồng được trên đất Vĩnh Long và được người Việt sử dụng phổ biến trong các loại bánh ngọt, xôi, chè.

Sự phối hợp hài hòa giữa nguyên liệu chính, các loại gia vị và chất tạo màu trong từng món ăn là sự đúc kết một quá trình trải nghiệm thực tế, không ngừng sáng tạo trong hoạt động chế biến ẩm thực từ khi người Việt đặt chân lên vùng đất này cho đến ngày nay. Đây không chỉ là sự kết hợp để làm ngon miệng mà cao hơn, thể hiện một nguyên lý “tương sinh, âm dương phối triển” tạo nên tính chất đặc trưng trong ẩm thực của dân tộc, vùng miền. Đây là một trong những biểu hiện sinh động, linh hoạt của văn hóa ẩm thực người Việt ở Vĩnh Long.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng: nguyên liệu chế biến ẩm thực của người Việt ở đất Vĩnh Long vô cùng phong phú. Để có được kết quả này, các vị tiền nhân đã phải chắt lọc kinh nghiệm ăn uống trong suốt quá trình khai phá vùng đất Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Nhà văn Sơn Nam đã mô tả rất “hồn nhiên” khi nói về tập quán ăn uống của người Miền Nam: “Ông cha ta ba bốn thế kỷ trước vào vùng đất Nam Bộ, gặp cái gì, con gì ăn được mà không chết thì cứ ăn. Họ ăn tất cả các loại thảo mộc trước là ăn thử rồi sau trở thành thói quen” [101, tr 66]. Chính thái độ tận dụng sản phẩm thiên nhiên từ các loài động - thực vật hoang dã của người Việt đã tạo nên nét văn hóa độc đáo của Tây Nam Bộ, không lẫn lộn với các vùng miền khác. Chính vì lẽ đó, khi viết về ẩm thực các vùng miền trên đất nước Việt Nam, nhà văn Vũ Bằng đã sử dụng cụm từ “Món lạ miền Nam” khi mô tả ẩm thực đặc trưng của vùng này.

3.1.2 Phương pháp chế biến ẩm thực truyền thống

Tính dung hợp văn hóa trong ẩm thực tạo nên sự đa dạng trong phương thức chế biến. Tính chất này được xem xét trên 2 góc độ: dung hợp bị động nảy sinh do

quá trình cộng cư, hôn nhân ngoại tộc giữa các dân tộc; dung hợp chủ động do quá trình tiếp nhận có chọn lọc. Quá trình cộng cư với các tộc người Hoa, Khmer, người Việt đã tiếp thu các món ăn cùng phương thức chế biến cải tiến lại cho phù hợp với điều kiện và khẩu vị của mình. Qua khảo sát hoạt động chế biến ở 3 cơ sở hoạt động du lịch, 4 nhà hàng, 4 quán ăn nổi tiếng ở thành phố Vĩnh Long và 5 gia đình có truyền thống chế biến món ăn (được mời nấu ăn cho các dịp lễ tiệc), tác giả phân loại món ăn thành 6 cách chế biến cơ bản sau đây:

Món nấu

Nấu là cách đun các loại thực phẩm trong nước cho tới khi chín mà không sử dụng gia vị tạo màu. Món nấu có hai loại: canh (nấu chín) và hầm (nấu mềm). Hầm: thích hợp khi nấu thực phẩm dai, cứng, thường là động vật hoặc một số loại củ. Cách này đòi hỏi một lượng nước tương ứng, sử dụng lửa nhỏ (lửa liu riu) và tiến hành trong một thời gian tương đối dài để thực phẩm chín mềm. Với cách chế biến này, món hầm có thể chia làm 2 loại: hầm ít nước (sền sệt) và hầm nhiều nước (giống như canh). Các món hầm ít nước như: Bò kho, Cà ri vịt xiêm, La gu, Gà nấu đậu, Bao tử heo nấu tiêu xanh, Gà rô ti... Các món hầm nhiều nước như: Gà nòi hầm sả, Dựng bò hầm đu đủ, Khổ qua hầm, Giò heo hầm măng, Xương bò hầm củ sen, Gà tiềm thuốc bắc, Vịt nấu chao, Bí đỏ hầm nước cốt dừa…

Trong số các món nấu thì canh là món nấu tiêu biểu nhất, vì thích hợp nấu những loại thực phẩm dễ chín, không tốn nhiều thời gian; thậm chí có một số canh chỉ nấu nguyên liệu vừa chín tới là có thể dùng được. Cụ thể trong danh mục ẩm thực của người Việt ở Vĩnh Long có các món: canh rau tập tàng nấu cua đồng, canh thịt ba rọi cải bẹ xanh, canh chua các loại (canh cá linh bông điên điển – bông so đũa, canh bông súng cá lóc, canh rô đồng lá me non, canh chua cá hú khóm, bạc hà, canh gà lá giang).

Ngoài ra còn có luộc là cách chế biến món ăn đơn giản, làm chín thực phẩm thông qua môi trường truyền nhiệt là nước. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại nguyên liệu là động vật hay thực vật. Tùy theo sở thích ăn uống của mỗi người, mỗi gia đình mà luộc chín mềm hay vừa chín tới. Sau khi vớt thực phẩm ra, nước luộc có thể dùng thay canh. Một số món luộc phổ biến như: rau củ luộc các loại chấm kho quẹt, gà luộc rắc lá chanh, vịt luộc gỏi bắp chuối, thịt heo luộc chấm mắm còng lột, lòng bò luộc chấm mắm nêm…

Không chỉ có món mặn, trong các món ngọt như chè, bánh của người Việt được chế biến theo phương thức nấu mềm khá nhiều: Chè đậu các loại (đậu đen, trắng, xanh, ngự), chuối chưng, chè thưng, chè bà ba; hay các loại bánh: bánh tét, bánh lá dừa, bánh cúng, bánh nước tro…

Món hấp – chưng

Hấp – chưng là cách làm chín thức ăn bằng hơi nóng của nước đun sôi, còn gọi là chưng cách thủy. Món hấp giữ được hương vị đặc trưng của thực phẩm và bảo đảm chất dinh dưỡng không bị giảm do quá trình chế biến. Trong danh mục các món ăn của người Việt ở Vĩnh Long, món hấp chiếm tỉ lệ khá cao. Từ nguyên liệu động vật đến nguyên liệu chế biến từ thực vật đều có thể áp dụng cách chế biến này.

Món hấp phổ biến nhất là các loại xôi, bánh: xôi vò, xôi đậu đen, xôi lá cẩm, xôi nếp than; bánh chuối hấp, bánh ú, bánh ít (để trần hoặc gói lá), bánh quy, bánh bò, bánh tằm khoai mỳ, khoai hấp các loại. Các món hấp làm từ nguồn nguyên liệu động vật: gà hấp hành, cá chẽm hấp gừng, cá lóc hấp mỡ hành, tôm hấp nước dừa, bí đỏ nhồi thịt hấp, bắp cải cuốn thịt hấp, ốc bươu hấp lá gừng, ốc đắng hấp sả, mắm chưng hột vịt, cua hấp bia…

Hiện nay, Vĩnh Long là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc, song cư trú lâu đời là người Việt, Hoa và Khmer. Các món ăn chế biến từ cách hấp cả 3 dân tộc đều có, nhưng riêng người Việt và người Hoa thì món hấp chiếm số lượng lớn trong danh mục ẩm thực. Tuy nhiên, món bánh hấp của người Việt đều sử dụng bột từ cây lương thực trồng ở địa phương như: bột gạo nếp, gạo tẻ, mì tinh; trong khi các món bánh hấp của người Hoa ngoài bột gạo còn dùng bột lúa mì. Có thể nói, với phương thức chế biến này thể hiện rất rò sự khai thác nguồn nguyên liệu địa phương cùng với tinh thần gắn kết văn hóa ẩm thực một cách sinh động trong đời sống của các dân tộc ở Tây Nam Bộ và Vĩnh Long.

Món nướng

So với các kiểu chế biến khác thì nướng được con người sử dụng từ rất xa xưa. Nướng là cách chế biến món ăn trên lửa (cây khô, than đước, rơm rạ, lá cây khô, gáo dừa …) hoặc đặt nguyên liệu vào lò nướng hay vùi trong tro nóng. Ngày nay có nhiều sản phẩm gia dụng, nhiều loại chất đốt tiện dụng cho việc chế biến món nướng. Tuy nhiên, theo một đầu bếp có nhiều thành tích (giải thưởng) qua các cuộc thi nấu ăn thì: “Dù bây giờ đã có lò nướng bằng điện đủ kiểu nhưng vẫn không qua được cách nướng

bằng lửa than hoặc lửa rơm. Chính những loại chất đốt tự nhiên này tạo cho món nướng có hương vị đặc biệt mà các đồ gia dụng kỹ thuật cao không có được” [BBPV số 8].

Nướng thực phẩm để tạo ra món ăn trên thực tế có 3 cách cơ bản: rang, quay, thui. Rang là dùng chảo nóng đặt lên bếp lửa và cho nguyên liệu vào rồi dùng tay đảo đều. Một số món ăn người ta cho muối (hoặc muối ớt) vào chảo để rang, làm cho vị món ăn đậm đà, mùi thơm hấp dẫn, như: gà rang muối ớt, cua - ghẹ rang muối, thịt heo rừng rang sả ớt… Chỉ riêng món muối rang, người Việt ở Vĩnh Long đã có nhiều mặt hàng: muối ớt hột, muối tôm, muối mè, muối đậu phộng, muối tiêu, muối sả... Rang còn là cách dùng để chế biến các loại hạt như: các loại đậu, mè, hạt dẻ, hạt điều; hoặc rang bột gạo, bột mì tinh rồi nhào với nước đường, nước cốt dừa để làm bánh in, bánh phục linh.

Quay là từ có nhiều nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt. Một trong 6 nghĩa thuộc động từ là: “Làm chín vàng cả khối thịt bằng cách xoay đều trên lửa” [88, tr 803]. Thông thường các món làm từ thịt động vật đều có thể áp dụng cách chế biến này, chẳng hạn món: Thịt heo quay, Gà quay, Ngỗng quay, Vịt quay. Quay có nguồn gốc từ người Hoa được người Việt tiếp thu để làm phong phú thêm thực đơn của mình. So với các món nướng sử dụng bếp lộ thiên thì đa số nguyên liệu làm món quay được tẩm ướp nhiều loại gia vị và thực hiện trong lò nướng. Để có món Thỏ quay chao đầu bếp phải ướp các loại gia vị như: chao, tỏi, sả, đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn. Đồng thời tạo ra nước sốt chấm thịt nướng gồm các loại gia vị: rượu vang đỏ, nước cốt gà, đường, lá rosemary và dùng mè rang để rắc lên bề mặt của đĩa thịt.

Thui là nướng trên lửa ngọn làm cháy xém bề mặt của loại nguyên liệu dùng để chế biến. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Thui (động từ) là đốt cho cháy hết lông và cho chín ngoài da súc vật đã giết thịt” [88, tr 963]. Khảo sát thực đơn ở một số điểm được chọn (xem Phụ lục), tác giả nhận thấy cách chế biến này ở động vật chỉ dừng ở mức độ sơ chế. Chẳng hạn món Heo giả cầy, Dê nấu ca ry, Gà nòi hầm sả, Chim se sẻ khìa nước dừa... thì các nguyên liệu chính (dê, gà nòi, chân heo) đều được thui qua lửa ngọn. Như vậy, thui là cách sơ chế đối với các loại nguyên liệu là gia súc, gia cầm. Song, đối với các loại cá đồng đem nướng người ta gọi là nướng trui. Món cá lóc nướng trui (nướng trên lửa rơm và ăn với rau sống, mắm me, mắm nêm) đã có từ thời khẩn hoang lập ấp được cư dân Việt sử dụng cho đến ngày nay, trở thành món ăn dân

dã mà rất độc đáo. Đặc biệt, trong tục cúng việc lề của một số dòng họ người Việt (Trần, Hồ Đắc, Mai, Đoàn, Vò Đăng…) ở Tây Nam Bộ đều có món cá lóc nướng trui bày trên mâm cúng một cách trang trọng, mang hàm ý tưởng nhớ lại tổ tiên vào thời khai hoang còn nhiều thiếu thốn, gian khổ, không có dụng cụ để chế biến.

Món xào

“Xào là làm chín thức ăn bằng cách đảo đều với dầu mỡ và mắm muối trên bếp lửa” [88, tr 1142]. Như vậy một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi thực hiện các món xào là dầu ăn hoặc mỡ động vật.

Món xào chiếm số lượng khá nhiều trong danh mục các món mặn và chay. Có hai loại món xào phổ biến: xào các loại rau củ với tỏi và xào rau củ với các loại thịt. Như các món sau: Cải ngồng xào tỏi, Bông thiên lý xào tỏi, Rau muống xào tỏi, Thịt bò xào khổ qua, Lòng gà xào mướp, Lòng heo xào thập cẩm, Mì xào hải sản, Sườn xào chua ngọt, Khổ qua xào trứng, Đọt choại xào thịt bò, Thịt heo xào bí ngòi… Những món xào này dùng kèm với nước chấm được pha từ nước tương hoặc nước mắm. Tuy nhiên, có một số thức ăn chế biến theo phương pháp xào nhưng nêm mặn hơn, rất ít nước, khi dùng không kèm nước chấm và luôn có 2 thứ gia vị kèm theo: sả và ớt, như: Trâu xào sả ớt, Ếch xào lăn, Nấm rơm xào sả ớt, Lươn xào lăn…

Món chiên (rán)

Thông thường khi nói đến phương pháp chế biến này người ta nghĩ ngay đến các chất béo sử dụng để làm ra các món chiên như dầu, mỡ. Theo cách làm truyền thống đó nên theo chế độ ăn kiêng các món chiên bị xếp hàng đầu. Nắm bắt nhu cầu dưỡng sinh và làm đẹp (đặc biệt là giới nữ) các nhà kỹ thuật đã chế ra loại nồi chiên không dầu dùng để hạn chế những chất gây hại cho sức khỏe. Nồi chiên không dầu “sử dụng nguyên lý chiên bằng chân không với cơ chế làm nóng thanh nhiệt (dây mayso), trong đó nguồn nhiệt từ điện và kết hợp với quạt tản nhiệt đối lưu, luân chuyển nhanh khắp bề mặt thực phẩm, giúp thực phẩm được chín bằng môi trường khí nóng đồng nhất, thay cho dầu (mỡ).

Đối với các món chiên dùng mỡ, dầu ăn thì có thể chia làm 2 loại: chiên tráng dầu và chiên ngập dầu. Chiên tráng dầu cốt để giảm chất béo, thường thấy ở các món chiên chín 2 mặt thực phẩm: Trứng chiên, Cá chiên, Bánh xèo… (trong nồi không dầu nhưng phải trộn một ít dầu lên bề mặt của thực phẩm). Chiên ngập dầu (mỡ) là cách chiên làm thực phẩm chín đều và đồng màu. Như món Cá tai

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí